Tài liệu tiếng việt

Tài liệu tiếng việt
Sắp xếp theo:

Đau, nhạy cảm khi gây tê3.1. Nguyên nhânĐau khi gây tê có thể phòng ngừa được nếu tôn trọng các nguyên tắc và kỹ thuật gây tê, cảm giácnày hay gặp ở những bệnh nhân lo lắng và thường gây cho bệnh nhân những cử động bất thường làmtăng nguy cơ gãy kim, các nguyên nhân gây đau có thể là:– Bơm thuốc quá mạnh hay quá nhanh làm chấn thương mô.– Đầu kim không còn bén hay bị xước do chích nhiều lần trước đó.– Dung dịch thuốc tê ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể.– Chích trúng đầu dây thần kinh mặc dù rất…

QUÁ TRÌNH LÀNH THƯƠNG 1. Đại cương về quá trình lành thương và các yếu tố ảnh hưởng – Sau khi can thiệp, vấn đề lành thương phải diễn ra dễ dàng với việc tái tạo lại được sự liên tục của mô, giảm tối đa kích thước sẹo và phục hồi lại chức năng. Cần lưu ý rằng, vết thương ở da, niêm mạc, cơ tim đều có tạo sẹo, phẫu thuật viên phải tôn trọng quá trình tạo sẹo và cố gắng làm hạn chế kích thước sẹo đến mức tối đa có thể để tránh ảnh hưởng đến chức năng và tạo thẩm mỹ. – Các yếu tố ảnh hưởng đến quá…

– Tìm một khe hở giữa chân và xương ổ phía gần hay phía xa, len mũi nạy vào khe sao cho mặt lõm của nạy áp sát vào chân răng, hướng nạy nghiêng 45o so với trục răng. – Xoay mũi nạy qua lại, đồng thời len mũi sâu hơn về phía chóp răng, cử động nhẹ nhàng với biên độ tăng dần, không được đẩy mạnh nạy hay đẩy tới từng hồi. – Khi nạy đã được đặt khá sâu, răng có cảm giác lung lay, lấy điểm tựa trên bờ xương ổ phía gần hay xa, tránh không tựa lên răng bên cạnh, hướng mũi nạy về phía bờ nướu bằng động…

Răng cối lớn– Có hai chân răng gần và xa phân kỳ, cứng chắc, dài, vách xương ngoài và trong đều dày hơncác vùng răng khác nên thường là răng khó nhổ nhất trên cung hàm.– Kìm có mấu nhọn đối xứng hai bên, mấu phải bấu vào vùng chẽ giữa hai chân, có thể dùng kìmsừng bò khi chân răng quá phân kỳ.– Cử động lung lay ngoài - trong, không được xoay, đối với răng cối lớn thứ nhì có thể lung laynhiều vào trong do vách xương phía trong thường mỏng hơn.Răng khôn do có chân chụm, thân tròn nên mỏ kìm không…

Răng cối nhỏ– Chân răng hình chóp, thẳng, đôi khi cong nhẹ ở phần chóp, vách xương trong đôi khi khá dày.Mỏ kìm tương tự như trên nhưng lớn hơn, cử động lung lay theo chiều ngoài trong và xoay tròn,động tác xoay rất hiệu quả nhưng hạn chế khi phát hiện chân răng cong trên phim X quang

Răng cửa – nanh– Chân răng mảnh, thuôn dài, thiết diện hình bầu dục. Vách xương ngoài và trong tương đốibằng nhau, chân răng nanh thường dài hơn và có thể có vách xương trong dày hơn.– Mỏ kìm tròn, nhỏ, đối xứng.– Cử động lung lay theo chiều ngoài – trong với cùng biên độ, xoay tròn nhẹ.

Răng cối lớn – Thường có ba chân răng, hai chân răng ngoài thường hội tụ và một chân răng trong hướng phân kỳ, nếu hai chân ngoài cũng phân kỳ nên tách rời các chân trước và nhổ riêng rẽ từng chân. Răng cối lớn thứ nhì thường dễ nhổ hơn do chân răng ngắn và thường hội tụ nhiều hơn. – Mỏ kìm có kích thước to hơn, không đối xứng hai bên: bên tròn ôm sát lấy chân răng trong, bên nhọn ôm lấy vùng chẽ của hai chân ngoài, mỏ hơi cong so với cán. Có thể dùng kìm sừng bò trên để nhổ khi thân răng có miếng…

– Thường có hai chân răng ngoài và trong, các chân răng thường phân kỳ ở khoảng giữa hay 1/3 chóp chân răng. Có nguy cơ gãy chân răng cao nhất là ở người lớn tuổi do xương có độ vôi hóa cao và kém đàn hồi, nguy cơ này giảm ở răng cối nhỏ thứ hai do chân răng thường hội tụ hơn. – Kìm có mỏ đối xứng, mỏ tròn, nhỏ, hơi cong nhẹ góc độ giữa mỏ và cán khi nhìn nghiêng để không làm chấn thương môi khi khép cán kìm. – Lung lay răng nhẹ nhàng theo chiều ngoài – trong, về phía ngoài nhiều hơn, không được…

– Chân răng cửa thường có hình chóp, thẳng, đôi khi hơi cong nhẹ về xa và vào trong đối với răng cửa bên. Vách xương ngoài mỏng hơn so với vách xương trong, đây là đặc điểm chung cho tất cả các răng hàm trên. – Kìm có mỏ tròn, thẳng trục với cán, mỏ kìm đối xứng hai bên. – Lung lay răng theo chiều ngoài – trong và hơi ra ngoài nhiều do vách xương ngoài mỏng, có thể thêm cử động xoay tròn, hạn chế cử động xoay hay chỉ xoay thật nhẹ đối với răng cửa bên. – Răng nanh là răng tương đối khó nhổ mặc dù…

Các giai đoạn của quá trình nhổ răng bằng kìm – Khi nhổ răng, cần đòi hỏi phải tuân theo một số nguyên tắc sau: + Cần phải quan sát rõ phẫu trường làm việc. + Tạo được đường giải phóng cho răng cần nhổ. + Sử dụng lực có kiểm soát và hợp lý. – Việc sử dụng kìm để nhổ răng sẽ tạo ra các chuyển động chính như sau: + Chuyển động di chuyển răng về phía chóp chân răng, cử động này tuy không nhiều nhưng cũng giúp giãn nở phần đỉnh xương ổ và di chuyển tâm xoay về phía chóp, vị trí của tâm xoay phải luôn…

Tư thế bàn tay trái   Khi nhổ răng, bàn tay trái của bác sĩ có vai trò hỗ trợ cho can thiệp của tay phải, chức năng của bàn tay trái khi nhổ răng như sau: – Giữ chặt phần hàm và đầu bệnh nhân để động tác lung lay được hiệu quả và chính xác, tránh – Banh môi, má, lưỡi để soi sáng phẫu trường. – Nâng đỡ, bảo vệ phần xương ổ, mô mềm và các răng xung quanh vùng răng nhổ. – Đánh giá độ lung lay của răng qua cảm giác xúc giác của các ngón tay đặt tại vùng răng cần nhổ. 1. Hàm trên Có 3 tư thế: – Tư thế…

1. Tư thế bệnh nhân Tư thế bệnh nhân, ghế nha khoa, bác sĩ góp phần quan trọng trong thành công của kỹ thuật nhổ răng, tư thế tốt nhất là tư thế tạo được sự thoải mái cho cả hai. – Hàm trên: đầu, cổ, mình thẳng trục, lưng ghế tạo một góc 45o so với sàn nhà. Điều chỉnh chiều cao của ghế để hàm trên của bệnh nhân ngang với ngực hay khuỷu tay của thầy thuốc. Khi can thiệp, bệnh nhân có thể nhìn thẳng hay hơi xoay nhẹ đầu về phía bác sĩ để giúp họ có thể quan sát rõ phẫu trường. – Hàm dưới: đầu, cổ,…

Thao tác nhổ răng dựa theo các nguyên tắc cơ học để tạo ra các loại lực như: lực đòn bẩy, lực chêm và lực xoay. Lực đòn bẩy được tạo ra khi sử dụng nạy, nhất là nạy thẳng hay nạy khuỷu khi đã tạo được điểm tựa trên răng. Lực chêm có thể được tạo ra khi sử dụng kìm ở giai đoạn len mỏ kìm vào rãnh nướu làm giãn nở phần đỉnh xương ổ, lực này càng hiệu quả nếu mỏ kìm càng đưa sâu về phía chóp chân răng. Ngoài ra, dùng nạy để làm lung lay răng cũng tạo ra lực chêm. Lực xoay chỉ được tạo ra khi dùng nạy…

1. Chống chỉ định tạm thời Tất cả những tình trạng bệnh lý mà khi nhổ răng sẽ khó thực hiện hay có thể gây ra các tai biến toàn thân hay tại chỗ, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. 1.1. Tại chỗ – Viêm nướu hay viêm miệng cấp tính làm hạn chế cử động há miệng và khó can thiệp. – Viêm quanh thân răng cấp tính, thường gặp đối với răng khôn hàm dưới mọc lệch, việc nhổ răng sẽ được hoãn lại sau khi tình trạng viêm quanh thân răng được cải thiện. – Viêm xương ổ răng cấp tính, việc nhổ răng sẽ giúp…

1. Chỉ định có liên hệ đến tình trạng răng – Răng có thân và chân răng bị phá hủy lớn, mất hết giá trị chức năng và không thể tái tạo được, đây là chỉ định thông thường và rộng rãi nhất được cả bệnh nhân và thầy thuốc cùng chấp nhận – Răng bị thối tủy, tủy viêm cấp tính hay mạn tính không phục hồi mà không điều trị nội nha được, trường hợp này bao gồm cả những răng bị thất bại trong điều trị nội nha do có cấu trúc chân răng bất thường. – Răng bị gãy quá sâu dưới nướu không thể phục hồi được. – Răng…

-Lỗ cằm thường nằm dưới khoảng 1-2mm giữa hai chóp răng cối nhỏ, có thể định vị trí lỗ ở khoảng giữa từ bờ xương ổ răng tự do đến bờ dưới xương hàm dưới hay gần bời dưới hơn. Lỗ cằm mở vào một ống ngắn là ống cằm, ống mở ra bề mặt xương hàm dưới theo hướng ra ngoài, ra sau và lên trên, trong ống chứa nhánh TK răn cửa -CĐ:        + Phẫu thuật trên môi dưới hay niêm mạc phía dưới lỗ cằm khi không có chỉ định gây tê dây thần kinh răng dưới       +Gây tê phần xương hàm dưới và các răng từ răng cối nhỏ…

_Chỉ định:      Phẫu thuật hay can thiệp trên niêm mạc mặt ngoài vùng răng cối lớn hàm dưới và để bổ sung gây tê dây thần kinh răng dưới khi nhổ răng cối lớn dưới -CCĐ: nhiễm trùng hay viêm cấp tính tại vùng chích -Vùng tê: niêm mạc và màng xương mặt ngoài vùng răng cối lớn, niêm mạc má bên chích -Kỹ thuật: có 2 cách     + gây tê chặn đoạn dây TK miệng bằng cách chích vào niêm mạc ngoài nơi mặt xa răng khôn dưới, hướng ống kim song song với mặt phẳng nhai, mặt vát kim áp sát vào mô, đẩy nhẹ kim…

Dây thần kinh lưỡi có thể được gây tê ở vị trí gai spix, tại đây TK đi phía trước và trong so với thần kinh răng dưới -Chỉ định: phẫu thuật phần trước lưỡi, phẫu thuật sàn miệng, phẫu thuật niêm mạc mặt trong hàm dưới -Vùng tê: 2/3 trước lưỡi và sàn miệng, niêm mạc và màng xương mặt trong hàm dưới -Kỹ thuật: giống như kỹ thuật gây tê dây TK xương ổ dưới, chỉ cần chích nông hơn cũng đủ làm tê TK lưỡi

Gây tê tủy răng -Chỉ định: bổ sung cho các kĩ thuật khác khi gây tê không hiệu quả sâu trên mô tủy, chỉ áp dụng khi buồng tủy lộ do can thiệp hay bệnh lý -CCĐ: không có -Kỹ thuật:        +Đặt kim ngay vị trí hở của buồng tủy, có thể đưa kim sâu vào ống tủy chân răng, bơm chậm 0.2-0.3ml thuốc tê. Khi chích bệnh nhân có cảm giác đau nhói nhưng sẽ nhanh chóng biến mất        +Nếu kim không đưa lọt vào trong ống tủy sẽ chỉ có hiệu quả tê do tác động dược lý của thuốc tê -Ưu điểm: không bị tê mô mềm,…

Gây tê dây chằng -Chỉ định:     +Thay thế hay bổ sung cho kĩ thuật cận chóp khi thất bại, thay thế cho gây tê vùng khi không cần thiết hay khi có CCĐ     +Vùng tê bao gồm: xương, tủy răng, mô quanh chóp và mô mềm tại vị trí tiêm -Chống chỉ định:      +Nhiễm trùng hay viêm cấp tại vị trí tiêm      +Răng đang bị viêm khớp cấp      +Răng sữa có mầm răng phía dưới gây nguy cơ gây thiểu sản men và giảm khoáng hóa ở răng vĩnh viễn -Kỹ thuật:      +Gây tê dây chằng vòng: đâm kim theo hướng ngang vuông…

Gây tê cận chóp (gây tê trên màng xương) Thuốc tê được bơm khi kim tiếp xúc với màng xương, thuốc sẽ khuếch tán qua màng xương vào mô xương bên dưới  quan những ống Haver rồi vào các nhánh tận của đám rối thần kinh răng, tác dụng tê sẽ giảm dần ở những vùng xương dày, đặc như vùng răng cối lớn hay ở người già do số lượng ống Haver giảm. Không nên đâm kim qua lớp màng xương=> làm rách màng xương gây đau và tụ máu sau khi chích -Chỉ định:              + Răng phía trước hàm trên và hàm dưới, răng sau…

1. Gây tê dưới niêm mạc -Chỉ định: tê niêm mạc và mô liên kết, áp dụng khi can thiệp ngoài xương -Kỹ thuật:        Đâm kim qua niêm mạc đến mô liên kết bên dưới, chích chậm và khối lượng ít sẽ giảm đau.        Không cần chích nhiều mũi mà nên đổi hướng mũi kim xung quanh điểm đâm đầu tiên để thuốc khuếch tán rông ra xung quanh       Chú ý tránh đâm trúng mạch máu nhỏ phía dưới gây tụ máu. 2.Gây tê cận chóp (gây tê trên màng xương) Thuốc tê được bơm khi kim tiếp xúc với màng xương, thuốc sẽ khuếch…

Tất cả thuốc tê chích có hằng số phân ly từ 7,6-8,9 và dung dịch thuốc tê chích có độ pH từ 3.5 đến 6.0. Khi chích vào mô, nhờ khả năng đệm của mô, thuốc tê sẽ phân ly ra hai dạng: dạng không ion hóa và dạng ion hóa. Dạng không ion hóa sẽ xuyên qua màng đến vị trí tác động, tại đó dạng ion hóa se cố định vào mặt trong màng tạo ra tác động ức chế dẫn truyền, tỷ lệ giữa hai dạng này tùy thuộc vào pH môi trường và pKa của dung dịch thuốc tê. Theo công thức của Henderson-Hasselbalch         pKa = pH…

-Hiệu quả tê: thuốc tê có hệ số hòa tan trong mỡ càng có thì hiệu quả tê càng mạnh hơn những thuốc có hệ số hòa tan trong mỡ thấp, các thuốc có hệ số hòa tan trong mỡ càng thấp thì cần phải dùng nồng độ thuốc càng cao hơn khi gây tê -Thời gian tác dụng:      Được tính từ khi bắt đầu có hiệu quả tê ( mất cảm giác) cho đến khi chấm dứt hiệu quả tê( xuất hiện cảm giác trở lại). Thuốc tê có ái lực càng cao với cấu trúc lipoprotein của màng tế bào thì có thời gian tác dụng càng dài. Ngoài ra thời gian…

Nồng độ phân tử thuốc tê tiếp xúc với dây TK quan trọng hơn là nồng độ % của thuốc, tuy nhiên thuốc có nồng độ % càng cao thì thuốc khuếch tán nhanh hơn thuốc có nồng độ thấp. Nồng độ phân tử của thuốc sẽ giảm dần khi càng cách xa nơi chích vì thế nên chích thuốc càng gần dây TK thì hiệu quả tê càng mạnh hơn Liều tối đa của thuốc thay đổi tùy theo từng cá thể và phụ thuốc vào cân nặng, tình trạng bệnh lý toàn thân, tuần hoàn máu tại nơi chích, thông thường khoảng 500mg ở người trưởng thành (nặng…

Hình ảnh ma Đặc điểm của hình ảnh ma: -Nằm bên đối diện( tức là vật nằm bên phải thì hình ảnh sẽ nằm bên trái) -Cùng hình dạng -Phóng to hơn -Nằm cao hơn -Mờ hơn

Gồm 3 loại: -Hình ảnh đơn: chỉ có một hình ảnh duy nhất của một cấu trúc giải phẫu. Hầu hết các hình ảnh trên phim toàn cảnh thuộc loại này( răng, xoang,....) -Hình ảnh kép: có hai hình ảnh của một cấu trúc giải phẫu nằm ở đường giữa. Những cấu trúc có hình ảnh kép như vòm miệng cứng và mềm, xương móng và cột sống -Hình ảnh ma: Thường là hình ảnh của các vật thể ngoại lai ( khuyên tai, khuyên mũi, kính mắt, nẹp xương,...) nhưng cũng có thể là hình ảnh của cấu trúc giải phẫu nào đặc như cấu trúc…
Hiển thị 541 đến 570 của 796 (27 trang)
© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San