Bọc máu

Download

Bọc máu
1. Nguyên nhân
Thường do đầu kim làm rách các mạch máu khi gây tê, máu sẽ chảy vào các khoảng trống giữa
các mô tạo thành các bọc máu, nếu rách động mạch thì mức độ chảy máu sẽ nhiều hơn so với rách
tĩnh mạch do áp lực máu trong động mạch cao hơn tĩnh mạch, máu sẽ chảy đến khi áp lực của mô
xung quanh chèn ép hay thành lập cục máu đông làm ngừng chảy máu. Cấu trúc mô xung quanh có
ảnh hưởng đến việc thành lập bọc máu, những nơi có cấu trúc mô lỏng lẻo dễ hình thành bọc máu và
ngược lại. Ở khẩu cái, mô có cấu trúc cứng chắc và sát xương nên ít khi có tạo bọc máu. Tùy theo vị
trí, bọc máu có thể quan sát được ở trong miệng hay ngoài mặt. Thường các bọc máu ít gây các xáo
trộn đáng kể, chỉ tạo các đốm màu trên mặt hay trong miệng ảnh hưởng thẩm mỹ, có thể đi kèm với
triệu chứng sưng, đau và cứng khít hàm. Ngoài ra bọc máu còn dễ dàng được hình thành ở những
bệnh nhân có vấn đề bệnh lý đông máu.
2. Xử trí
a. Xử trí tức thời
Nếu thấy vùng mô bị chích trở nên sưng nề rõ rệt ngay sau khi gây tê, lập tức ấn tay ngay tại vị
trí chích để ngăn chặn chảy máu, ví dụ: ấn tay vào mặt trong cành cao khi gây tê thần kinh răng dưới,
vào lỗ dưới ổ mắt, lỗ cằm,... Khi gây tê thần kinh răng trên sau, bọc máu rất dễ thành lập do ở vị trí
chích có các mạch máu quan trọng (động mạch răng trên sau, động mạch mặt, đám rối chân bướm)
và hố thái dương là nơi dễ lắng đọng máu, bọc máu ở vị trí này rất khó nhận biết cho đến khi làm
sưng một bên mặt lan xuống xuống, ra trước, đến vùng má dưới và rất khó ấn tay lên ngay đúng vị trí
của động mạch do nằm sâu, có thể đặt ngón tay ở đáy hành lang vùng răng khôn trên càng về phía xa
càng tốt, ấn theo hướng vào trong và lên trên.
b. Xử trí hậu quả
Giải thích cho bệnh nhân tình trạng bọc máu và các triệu chứng có thể đi kèm như: đau, cứng
khít hàm, vết bầm ngoài mặt thay đổi màu sắc theo thời gian,... Bọc máu sẽ tự biến mất trong vòng
hai tuần mà không cần điều trị, cần theo dõi nguy cơ nhiễm trùng thứ phát, có thể phải sử dụng
kháng sinh phối hợp. Đắp nước đá ngay sau khi can thiệp và nước ấm trong những ngày sau sẽ làm
giảm kích thước và rút ngắn thời gian tồn tại của bọc máu.
7.3. Phòng ngừa
Nắm vững cấu trúc giải phẫu học vùng mô cần gây tê và kỹ thuật gây tê, đặc biệt là một số vị trí
có nguy cơ thành lập bọc máu như: thần kinh xương ổ trên sau, thần kinh xương ổ dưới, thần kinh
cằm. Giảm số lần đâm kim vào mô, không di chuyển kim dò dẫm trong mô, giảm độ sâu của kim
trong những trường hợp đặc biệt như ở những vùng giải phẫu quan trọng có nhiều mạch máu lớn

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San