Nhổ răng cho bệnh nhân đang bị viêm nhiễm

Download

I - NGUY CƠ KHI NHỔ RĂNG CHO BỆNH NHÂN ĐANG BỊ VIÊM NHIỄM
Nhổ răng trong khi có tai biến viêm nhiễm là một vấn đề được đặt ra và có nhiều ý kiến khác
nhau.
1. Viêm nhiễm tại chỗ do răng nguyên nhân
Răng đang gây tai biến viêm nhiễm cấp tính hoặc mạn tính như viêm khớp răng, viêm xương
hàm, viêm mô tế bào,... không thể điều trị bảo tồn mà phải nhổ, khi nhổ răng nóng (đang trong cơn
viêm cấp tính) gây không ít những khó khăn trong lúc nhổ răng như: gây tê sẽ kém hiệu quả, bệnh
nhân đau dễ ngất,... Bên cạnh đó, việc nhổ răng nóng với mục đích để loại trừ nguyên nhân và dẫn
lưu mủ qua ổ răng có thể gây ra những nguy cơ khác như nguy cơ nhiễm khuẩn lan xa: vi khuẩn theo
đường máu và mạch bạch huyết đến các cơ quan khác gây một số biến chứng nghiêm trọng như
nhiễm trùng máu, viêm nội tâm mạc, viêm tiểu cầu thận,… nguy cơ thuốc co mạch tại chỗ gây gia
tăng mức độ viêm nhiễm do làm giảm nuôi dưỡng.
Tuy nhiên, một số tác giả cho rằng có thể loại trừ được dễ dàng số vi khuẩn xâm nhập vào máu
lúc nhổ răng nên việc nhổ răng nguyên nhân là cần thiết vì ổ nhiễm trùng còn tồn tại chính là nguyên
nhân thật sự của nhiễm trùng máu và những biến chứng nhiễm trùng toàn thân khác.
2. Viêm nhiễm không do răng cần nhổ
Một số viêm nhiễm nguyên nhân do vi khuẩn, virus, vi nấm, và tình trạng vệ sinh răng miệng
kém,... gây ra những viêm nhiễm cấp tính trong miệng như: viêm nướu Vincent, viêm miệng do nấm,
bệnh herpes simplex,… Trong những trường hợp này, bác sĩ nha khoa vẫn có thể can thiệp nhổ răng
cho bệnh nhân nếu thấy cần thiết, cần lưu ý rằng những bệnh lý viêm nhiễm trong miệng là yếu tố
thuận lợi cho sự nhiễm khuẩn khi nhổ răng, tăng sự khó chịu và biến chứng sau nhổ răng.
Một số viêm nhiễm toàn thân như sởi, thủy đậu, quai bị, bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm
khuẩn,... có những biểu hiện sớm ở miệng đôi khi bị nhầm lẫn là do răng, nhất là khi ở giai đoạn
khởi phát. Khi bệnh nhân mắc phải những bệnh trên, rất hiếm khi xuất hiện tại một cơ sở điều trị nha
khoa để xin nhổ răng. Tuy nhiên, trường hợp bệnh nhân hiện diện ở phòng nha với tình trạng bệnh lý
như trên và có răng cần nhổ, vấn đề đặt ra là bác sĩ nha khoa có nên nhổ răng cho bệnh nhân không?
ở đây, nhiệm vụ của bác sĩ nha khoa là phải nhận diện ra bệnh lý toàn thân và tốt nhất nên yêu cầu
bệnh nhân điều trị bệnh toàn thân trước khi nhổ răng, vì lúc này tổng trạng bệnh nhân giảm, hàng rào
bảo vệ của cơ thể kém hiệu quả. Ngoài ra, cũng nên đặt ra vấn đề ngăn chặn sự lây lan những bệnh
lý nhiễm.
II - CÁCH XỬ TRÍ NHỔ RĂNG CHO BỆNH NHÂN ĐANG VIÊM NHIỄM
Khi quyết định nhổ răng cho bệnh nhân đang có viêm nhiễm tại chỗ hoặc toàn thân, phải dự kiến
những khó khăn có thể xảy ra, xem lại chỉ định có cần thiết không, áp dụng những biện pháp dự
phòng để tránh nguy cơ, khi nhổ răng phải đúng kỹ thuật, cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh những chấn
thương.
1. Trước nhổ răng
Khám dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân: nhiệt độ, mạch, huyết áp,... để xác định tình trạng viêm
nhiễm của bệnh nhân và xem xét tổng trạng bệnh nhân có cho phép nhổ răng được không? Khám lại
răng cần nhổ có đúng chỉ định không? Xử trí tốt nhất là hoãn nhổ răng, chỉ định điều trị nội khoa từ
1 – 3 ngày để viêm nhiễm tại chỗ, toàn thân giảm, hoặc khỏi hẳn sau đó mới nhổ răng.
Nếu phải nhổ răng, cần sử dụng kháng sinh phòng ngừa trước nhổ răng, tốt nhất nên có kháng
sinh đồ. Trường hợp không có kháng sinh đồ nên cho kháng sinh phổ rộng, kháng sinh chích như
gentamycin, lincocin.
2. Khi nhổ răng
Áp dụng đầy đủ các biện pháp vô trùng đối với bệnh nhân, thầy thuốc và dụng cụ. Khi nhổ răng
không nên gây tê ngay tại vị trí ổ viêm nhiễm vì có thể nguy hiểm, kém hiệu quả vì mô viêm lỏng
lẻo, có sự xung huyết tại chỗ, gia tốc máu tăng làm giảm nồng độ thuốc tê, đặc biệt độ pH thấp (toan
hóa) ở mô viêm nên làm giảm tiềm lực của thuốc tê. Gây tê mà chích ngay vào vùng viêm nhiễm
không chỉ giảm hiệu quả tê mà có thể làm khuếch tán các mầm bệnh sang mô lành xung quanh biểu
hiện thường nhất và nặng nhất trong trường hợp này là gây viêm mô tế bào lan tỏa sàn miệng. Ở hàm
dưới, nên gây tê gai Spix cho vùng răng cối, gây tê lỗ cằm cho răng cối nhỏ và răng cửa. Kết hợp
gây tê tại chỗ nhưng cách xa ổ nhiễm trùng. Ở hàm trên, gây tê vùng hoặc gây tê cận chóp nơi lành
mạnh cách xa vùng viêm nhiễm.
Động tác nhổ răng phải nhẹ nhàng, chấn thương ở mức tối thiểu, tránh các động tác đè ép vào
trong đáy ổ răng, để không gây đau, khó chịu vì vùng này khó tê do pH thấp. Trường hợp áp xe có
túi mủ nên đặt mèche dẫn lưu sau khi nhổ răng.
3. Sau nhổ răng
Bệnh nhân cần được sử dụng kháng sinh, kháng viêm, giảm đau liều cao thời gian dài (khoảng 7
ngày). Theo dõi phù, nhất là nơi sàn miệng để phòng ngừa dạng viêm tấy lan tỏa ở sàn miệng
(Angine de Lugwid). Nên hẹn tái khám 1 ngày sau khi nhổ răng, giữ vệ sinh răng miệng, nên cho

thuốc súc miệng có betadin, dặn dò bệnh nhân phải cho bác sĩ biết hoặc đến ngay bác sĩ khi có
triệu chứng sốt cao quá 2 ngày, hoặc những biến chứng khó chịu khác.
Tóm lại: khi có tai biến viêm nhiễm mà cần thiết phải nhổ răng thì bác sĩ nha khoa vẫn có thể
can thiệp nhưng phải luôn luôn tuân theo đúng những bước xử trí trước, trong và sau khi nhổ răng

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San