Khớp cắn
Vị trí tham chiếu và vận động tham chiếu của hàm dưới là những vị trí và vậnđộng mà người ta có thể dùng nó để so sánh, đối chiếu với những vị trí và vận động kháccủa hàm dưới. 1. Các vị trí tham chiếu:- Các vị trí trên đường vận động bản lề (vị trí tham chiếu theo chiều ngang),- Vị trí nghỉ (vị trí tham chiếu theo chiều đứng).2. Các vận động tham chiếu:- Vận động bản lề,- Vận động há-ngậm thông thường (theo thói quen, tự động),- Vận động biên sang bên từ vị trí lui sau ở một độ mở nào đó của hàm…
Vị trí cơ bản và vận động cơ bản của hàm dưới là những vị trí và vận động thườnggặp, lặp đi lặp lại trong các hoạt động chức năng.2.1. Các vị trí cơ bản:1. Vị trí nghỉ,2. Vị trí lồng múi tối đa,3. Vị trí tiếp xúc lui sau.2.2. Các vận động cơ bản:1. Các vận động há-ngậm,2. Vận động tiếp xúc ra trước từ lồng múi tối đa (đến đối đầu) và ngược lại,3. Vận động tiếp xúc lui sau từ lồng múi tối đa và ngược lại,4. Vận động tiếp xúc sang bên và trước bên từ lồng múi tối đa và ngược lại.
Vận động của hàm dưới có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau.1.1. Phân loại theo hướng vận độngHàm dưới có thể vận động theo nhiều hướng khác nhau. Phân loại theo hướng vậnđộng thường được dùng trong khám lâm sàng vận động của hàm dưới:- Há (hạ, mở)- Ngậm (nâng, đóng)- Ra trước (tới)- Ra sau (lui)- Sang bên (phải và trái)- Ra trước bên1.2. Phân loại theo tính chất của vận độngVận động của hàm dưới có thể là vận động đối xứng hoặc không đối xứng. Phânloại theo tính chất này thường dùng trong…
1. ĐOẠN HÁ-LUI SAUNếu thầy thuốc (hoặc bệnh nhân) giữ hàm dưới được ra sau và hướng dẫn thựchiện động tác mở-đóng, một vận động bản lề có thể được thực hiện, điểm răng cửa vạchđoạn S – B (đoạn này dài khoảng 16 – 20 mm) (Hình 4-2). Trục quay của vận động bản lềlà một trục ngang cố định qua hai lồi cầu (Hình 4-3), tức đi qua hai khớp thái dương hàm.Vận động của hàm dưới trong vị trí này được gọi là vận động bản lề tận cùng. Lúc này,lồi cầu ở vị trí sau nhất, cao nhất, tựa vào đĩa khớp ở đáy của…
Hai khớp thái dương hàm là những khớp động duy nhất của sọ. Các mô tả về khớp tháidương hàm đã được trình bày trong nhiều sách giải phẫu. Trong phần này, những vấn đề chi tiếthơn về hình thái liên hệ đến chức năng các thành phần của khớp được chú trọng trình bày.Cũng như nhiều bộ phận khác trong cơ thể, sau khi ra đời, khớp thái dương hàm chưa cóhình thể điển hình như ở người trưởng thành, ở 12 tuổi, các lồi khớp phát triển đầy đủ, ở khoảng20-25 tuổi, các khớp mới đạt đến sự phát triển đầy đủ.1.…
1. Năng lượngMọi hoạt động chức năng của hàm dưới đều tiêu hao năng lượng. Việc cung cấp nănglượng chủ yếu được thực hiện bởi các cơ hàm và các cơ của hệ thống môi-má-lưỡi để nhai, nuốt,nói, các hoạt động cận chức năng cũng như các vận động khác của hệ thống nhai.Phí tổn năng lượng cơ đem lại (1) vận động, thí dụ: sự thay đổi vị trí của hàm dưới, (2)thay đổi hình dáng của một thân cơ, thí dụ: thay đổi hình dáng lưỡi trong động tác nuốt, và (3)giải phóng lực khi cần nghiền thức ăn cứng. Cấu tạo của…
1. SỌ VÀ KHỐI XƯƠNG MẶTCó hai thành phần chính về xương tạo nên hệ thống nhai: sọ và xương hàm dưới.Sọ là phần cố định, gồm sọ não và sọ mặt. Sọ mặt với 13 xương (trừ xương hàmdưới) tạo nên khối xương hàm trên liên quan nhiều đến chức năng hệ thống nhai. Cáckhớp bất động ở sọ liên kết chặt chẽ các xương, tạo nên một sọ toàn bộ cứng rắn và bềnvững đối với các lực làm biến dạng và/hoặc làm gãy (Hình 2-1) Các xương của khối sọ mặt liên kết với nhau và cùng với sọ não, hình thành hốcmắt, hốc mũi, hốc…
I) VẬN ĐỘNG BIÊN SANG BÊN 1. Đồ hình Gysi (cung Gothic)Trong vận động sang bên, người ta qui ước phía hàm dưới di chuyển tới gọi làbên làm việc và lồi cầu bên đó gọi là lồi cầu làm việc. Bên đối diện được gọi tươngứng là bên không làm việc và lồi cầu không làm việc.Về mặt động học, người ta chia vận động sang bên của hàm dưới thành: vậnđộng sang bên li tâm và vận động sang bên hướng tâm:1.1. Vận động sang bên li tâm:Trong vận động sang bên li tâm, lồi cầu bên làm việc dịch chuyển nhẹ rangoài và…
Bộ răng sữa sau khi đã mọc đầy đủ và đạt được tiếp xúc cắn khớp không phải ởtrạng thái cố định mà luôn thay đổi trong suốt quá trình thực hiện chức năng. Những thayđổi diễn ra trong tương quan giữa các răng trên cung hàm và giữa hai cung hàm với nhaudo các yếu tố tác động bên trong và bên ngoài cơ thể, cũng như do quá trình tiếp tục tăngtrưởng và phát triển đa hướng của hệ thống sọ mặt.3.1. Mòn mặt nhai và bờ cắn của các răng sữaSự mòn mặt nhai diễn ra nhiều và nhanh là một đặc điểm nổi bật của…
1. Quan hệ giữa các răng của hai cung hàmCác tác giả: Chapman (1935), Friel (1953), Graber (1966), Walther (1967), Foster(1982) …đã mô tả một “ khớp cắn lý tưởng” của bộ răng sữa bao gồm bốn đặc điểm(hình 3-4):(1) Có khe hở giữa các răng cửa sữa.(2) Có khe hở linh trưởng (ở phía gần răng nanh trên và phía xa răng nanh dưới),răng nanh hàm dưới liên hệ với khe hở linh trưởng hàm trên.(3) Các răng cửa sữa có trục gần như thẳng đứng, răng cửa dưới chạm vàocingulum của răng cửa trên (răng cửa trên phủ…
1. Sự hình thành bộ răng sữa1.1. Nhắc lại trình tự mọc răngRăng sữa bắt đầu mọc khoảng 6 tháng tuổi và khớp cắn của bộ răng sữa đượcthiết lập hoàn chỉnh khoảng 3 tuổi.Răng sữa đầu tiên mọc thường là răng cửa giữa hàm dưới (từ tháng thứ 4 đếntháng thứ 6). Tiếp theo là các răng cửa giữa và các răng cửa bên hàm trên; hai đến batháng sau, răng cửa bên hàm dưới mọc (từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 9). Sau khoảng 3đến 4 tháng (tháng thứ 12-13), răng cối sữa I hàm trên và dưới mọc và đi vào ăn khớp vớinhau.…
“Khớp cắn thăng bằng”, cả về sự phát triển quan niệm lẫn ứng dụng thực hành cólẽ là một trang bi tráng nhất trong lịch sử cắn khớp học nói riêng và nha khoaphục hồi nói chung. Quan niệm về khớp cắn thăng bằng, vì vậy, sẽ được trìnhbày theo lịch sử phát triển của vấn đề.1. Định nghĩaKhớp cắn thăng bằng là khớp cắn có sự tiếp xúc đều và đồng thời ở tất cả mặtchức năng của hai hàm và trong mọi vận động trượt của hàm dưới. Trong khớp cắnthăng bằng, có sự tiếp xúc đồng thời bên làm việc và bên không…
Hầu hết mọi người đều có khớp cắn lệch lạc so với khớp cắn lý tưởng. Tuy vậy,đa số cũng đều có khả năng thích ứng với sự lệch lạc và thực hiện chức năng tốt màkhông bị những dấu hiệu hay triệu chứng nào của loạn chức năng.Những dấu hiệu và triệu chứng của lọan năng hệ thống nhai chủ yếu thể hiện trênba thành phần: hệ thống cơ-thần kinh, các khớp thái dương hàm, răng và cấu trúc nângđỡ. Loạn chức năng ở răng và nha chu thể hiện khá phong phú, tùy thuộc vào nguyênnhân gây ra, sẽ được đề cập trong…
1. Không có mối liên hệ trực tiếp giữa tình trạng khớp cắn và chức năngTrên thực tế, chỉ một số rất ít người có khớp cắn lý tưởng, hầu hết đều có mộtkhớp cắn “xấu” (malocclusion) về một phương diện nào đó, nhưng có chức năng tốt.Khả năng thích ứng ở đa số người đủ để những lệch lạc so với lý tưởng vẫn có thể là bìnhthường, ổn định và hài hòa.Pullinger và cộng sự đã nghiên cứu trên 120 nam và 102 nữ khỏe mạnh, tuổitrung bình là 29. Lồng múi tối đa và tiếp xúc lui sau trùng nhau chiếm 29%. Trong số…
1. Định nghĩaKhớp cắn lý tưởng là khớp cắn có tương quan răng-răng đúng theo mô tả lýthuyết, bộ răng có quan hệ giải phẫu và chức năng hài hòa với các cấu trúc khác của hệthống nhai, tất cả trong tình trạng lý tưởng.Trước đây, khớp cắn thường được gọi là là lý tưởng khi về mặt giải phẫu, nó cótương quan răng-răng, múi trũng đúng theo mô tả lý tưởng (xem Đặc điểm sự ăn khớp lýtưởng của bộ răng sữa - trang 40 và bộ răng vĩnh viễn - trang 48) (Hình 3-17). Nhưngnhư vậy, mới chỉ dựa trên những quan niệm…