Lành thương sau nhổ răng

Download
QUÁ TRÌNH LÀNH THƯƠNG
1. Đại cương về quá trình lành thương và các yếu tố ảnh hưởng
– Sau khi can thiệp, vấn đề lành thương phải diễn ra dễ dàng với việc tái tạo lại được sự liên tục
của mô, giảm tối đa kích thước sẹo và phục hồi lại chức năng. Cần lưu ý rằng, vết thương ở da, niêm
mạc, cơ tim đều có tạo sẹo, phẫu thuật viên phải tôn trọng quá trình tạo sẹo và cố gắng làm hạn chế
kích thước sẹo đến mức tối đa có thể để tránh ảnh hưởng đến chức năng và tạo thẩm mỹ.
– Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành thương:
+ Dị vật tại vết thương: thường gặp là vi trùng, chỉ khâu,... Thường gây kích thích phản ứng
miễn dịch của cơ thể và làm phát sinh các vấn đề sau:
* Vi khuẩn sẽ tăng sinh và gây nhiễm trùng trong đó prôtêin của vi khuẩn sẽ gây phá hủy mô vừa
tân tạo.
Dị vật không phải vi khuẩn sẽ làm nơi trú ngụ cho vi khuẩn và gia tăng nhiễm trùng.
* Các dị vật có tác động như những kháng nguyên sẽ kích thích quá trình viêm mạn tính, từ đó
làm suy giảm quá trình tăng sản sợi.
+ Hiện tượng hoại tử: mô hoại tử tại vết thương sẽ có ảnh hưởng:
* Làm nơi trú ngụ cho vi khuẩn, từ đó ngăn cản sự phát triển của các tế bào tái tạo. Quá trình
viêm kéo dài do các bạch cầu phải thực hiện quá trình thực bào các mô hoại tử này.
+ Là nguồn thức ăn giúp vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
+ Thiếu máu: giảm lượng máu nuôi dưỡng vết thương sẽ ảnh hưởng đến vấn đề lành thương do
làm gia tăng lượng mô hoại tử tại vết thương, giảm vận chuyển kháng thể, các tế bào bạch cầu và
kháng sinh, tạo thuận lợi cho phát triển nhiễm trùng, giảm cung cấp oxy cần thiết cho việc nuôi
dưỡng vết thương.
Thiếu máu tại vết thương có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tạo vạt không đúng quy
cách, mũi khâu quá căng hay không đúng vị trí, áp lực quá mức lên vết thương (ví dụ: bọc máu chèn
ép vết thương), giảm huyết áp hay bệnh mạch máu ngoại biên, thiếu máu,...
+ Áp lực: khi mũi khâu vết thương bị siết chặt quá mức, mô xung quanh sẽ bị kẹp chặt gây ra
tình trạng thiếu máu ảnh hưởng đến lành thương.
2. Lành thương nguyên phát và thứ phát
Có hai quá trình lành thương cơ bản: lành thương nguyên phát và thứ phát.
– Lành thương nguyên phát: các bờ vết thương được đặt khít sát với nhau, trở lại tình trạng ban
đầu theo đúng cấu trúc giải phẫu học và không có hiện thượng mất mô. Sự lành thương theo cách
này diễn ra nhanh hơn, ít có nguy cơ nhiễm trùng và ít tạo sẹo hơn so với lành thương thứ phát. Ví
dụ: các mép rạch được đặt sát trở lại, các đầu xương gãy tiếp xúc khít với nhau.
– Lành thương thứ phát: có sự hiện diện của khoảng trống giữa hai bờ vết thương do bị mất mô.
Quá trình lành thương diễn ra chậm hơn, tạo sẹo nhiều hơn so với lành thương nguyên phát. Ví dụ:
lành thương sau nhổ răng, gãy xương có di lệch nhiều, tổn thương dập nát mô mềm, loét mất chất,...
Một số tác giả còn mô tả cách lành thương khi sử dụng mô ghép rời che phủ bề mặt vết thương
bị mất chất rộng.
3. Lành thương sau nhổ răng
Sự lành thương sau nhổ răng là quá trình lành thương thứ phát, tiến hành qua 3 giai đoạn sau
đây:
3.1. Giai đoạn hình thành cục máu đông
Sau khi nhổ răng, trong ổ răng sẽ còn lại lớp vỏ xương (lamina dura, phiến cứng) được phủ bởi
các sợi dây chằng nha chu đã bị đứt, viền biểu mô quanh phần cổ răng. Trong những giờ đầu tiên,
cục máu đông sẽ thành hình tiếp theo giai đoạn chảy máu, lấp kín ổ răng, đảm bảo sự cầm máu và
bảo vệ vết thương, đây chính là điểm xuất phát của quá trình hồi phục tại chỗ.
3.2. Giai đoạn tổ chức mô liên kết mạch máu
Trong những giờ kế tiếp, cục máu đông mất đi dạng đồng đều lúc ban đầu. Hồng cầu ngưng tụ
thành những đốm lớn nhỏ không đều nhau, bạch cầu với nhiệm vụ bảo vệ thì xuyên mạch đến bề mặt
cũng như dọc theo các mảnh biểu mô của dây chằng còn sót lại, tại đây chúng bắt đầu thực hiện
nhiệm vụ thực bào các vi khuẩn và những mảnh vụn mô còn sót lại. Chẳng bao lâu trong cốt lưới
fibrine của cục máu đông, hồng cầu biến mất, nhường chỗ cho những sợi liên kết nhỏ, những nguyên
bào sợi và mao mạch tăng sinh. Tất cả những thành phần này xâm chiếm cục máu đông từ ngoại biên
ổ răng đến trung tâm. Trong lúc đó các tế bào biểu mô cũng sẽ tăng sinh từ bề mặt và di chuyển
xuống dưới cho đến khi gặp các tế bào ở trung tâm. Bình thường thì giai đoạn này đạt được sau vài
ngày.
3.3. Giai đoạn hóa xương
Từ đáy và vách ổ răng, tế bào tạo xương xuất hiện, tăng sinh và tạo ra mầm xương phục hồi,
xương tự hình thành bằng những bè xương lắng đọng dọc theo đỉnh xương ổ, và lớn dần, trong khi
đó lớp vỏ xương sẽ bị tiêu dần từ đỉnh xuống dọc theo vách. Tùy theo khả năng phục hồi của cá nhân
và tình trạng tại chỗ, xương sẽ từ từ phát triển và lấp được lỗ hở mà nhổ răng đã tạo ra. Cùng với quá
trình này, biểu mô sẽ phát triển từ đỉnh xương ổ bên này sang bên đối diện và lấp kín ổ răng.
Thời gian hóa xương này thay đổi từ nhiều tuần lễ đến vài tháng, khoảng sau vài tháng mới thấy
không có sự khác biệt giữa xương mới tân tạo và nền xương.

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San