Tài liệu tiếng việt

Tài liệu tiếng việt
Sắp xếp theo:

ĐƯỜNG VÀO TIẾP CẬN XƯƠNG HÀM DƯỚI   Các đường tiếp cận xương hàm dưới đều là tiếp cận trực tiếp. Tùy thuộc vị trí gãy, hình thái và mức độ di lệch cũng như các phương tiện can thiệp sẳn có, chúng ta có thể chọn đường trong miệng hay đường ngoài mặt.   1.ĐƯỜNG TRONG MIỆNG   Đường vào trong miệng có thể tiếp cận toàn bộ xương hàm dưới. Đường vào trong miệng có ưu điểm không để lại sẹo ảnh hưởng thẩm mỹ, không làm tổn thương thần kinh VII như đường vào ngoài mặt, đồng thời có thể vào ổ gãy một cách…

ĐƯỜNG VÀO TIÉP CẬN XƯƠNG MŨI   1.ĐƯỜNG NGÁCH TIỀN ĐÌNH MŨI   Đường ngách tiền đình mũi là đường tiếp cận gián tiếp sử dụng trong nắn kín xương chính mũi. Sau khi rạch niêm mạc tiền đình mũi (hình 1 - 93), dùng kéo đầu tù bóc tách sát mặt trong khung xương mũi đến ổ gãy để nắn chỉnh xương.   2.ĐƯỜNG “BẦU TRỜI RỘNG MỞ” ( “OPEN SKY”)   Đường “bầu trời rộng mở” là đường tiếp cận trực tiếp sử dụng trong nắn hở xương chính mũi (hình 1 - 94). Đường vào này chỉ sử dụng trong trường hợp gãy phức hợp mũi…

ĐƯỜNG VÀO TIÉP CẬN XƯƠNG HÀM TRÊN   1.ĐƯỜNG TRONG MIỆNG   Đa số những trường hợp gãy xương hàm trên đều có thể điều trị bằng phương pháp bảo tồn. Tuy nhiên một số trường hợp chống chỉ định cố định liên hàm cần phải can thiệp kết hợp xương hoặc cal lệch sau gãy xương hàm trên Lefort I, hay Lefort II hàm trên cần đục gãy lại. Trong những trường hợp này chúng ta sẽ tiếp cận xương hàm trên theo đường trong miệng. Đường tiếp cận này là đường rạch dọc ngách lợi trên từ phần khoảng răng cối lớn thứ hai…

ĐƯỜNG VÀO TIẾP CẬN XƯƠNG GÒ MÁ   Các đường tiếp cận xương gò má có thể là tiếp cận gián tiếp hay tiếp cận trực tiếp,bao gồm :   -Đường trong miệng   -Đường thái dương   -Đường chân mày   -Đường bờ duới ổ mắt   -Đường vòng da đầu   -Đường trực tiếp ổ gãy   1.ĐƯỜNG TRONG MIỆNG   Đường trong miệng cho phép tiếp cận gián tiếp xương gò má qua xoang hàm hoặc mặt sau xương gò má. Đây là đường vào an toàn và không có cấu trúc giải phẫu quan trọng nào cần lưu ý. Sau khi rạch niêm mạc, dùng dao rạch sát màng…

VÙNG SÀN MIỆNG   Vùng sàn miệng giới hạn bởi cơ hàm móng bên dưới và trên là niêm mạc sàn miệng. Trong sàn miệng, những cấu trúc giải phẫu cần lưu ý bao gồm : ống Wharton, thần kinh lưỡi, động mạch lưỡi, thần kinh hạ thiệt và tuyến dưới lưỡi (hình 1 - 80).   Õng Wharton xuất phát từ mặt trên tuyến chui vào sàn miệng từ bờ sau cơ hàm móng, đi ra trước giữa mặt trong xương hàm dưới và cơ móng lưỡi, cơ cằm lưỡi. Õng Wharton nằm ngoài thần kinh hạ thiệt và dưới thần kinh lưỡi. Trên đường đi ra trước,…

GIẢI PHẪU VÙNG DƯỚI HÀM   Vùng dưới hàm được chia làm hai khu :   -Vùng dưới hàm chính ở trước mặt phẳng đứng đi qua bờ sau cơ hàm móng chứa tuyến dưới hàm   -Ngách dưới hàm ở sau mặt phẳng đứng đi qua bờ sau cơ hàm móng, tương ứng phần sau nhất của sàn miệng, chứa mỏm kéo dài của tuyến dưới hàm.   1.VÙNG DƯỚI HÀM CHÍNH   Vùng dưới hàm chính (hình 1 - 79) được hình thành bởi :   Lớp nông : gồm da, tổ chức dưới da, cơ bám da, cân cổ nông, mạch máu và thần kinh. Mạch máu nông bao gồm nhánh của động…

GIẢI PHẪU VÙNG MANG TAI - THÁI DƯƠNG   về phương diện giải phẫu, vùng mang tai và vùng thái dương là những vùng riêng biệt. Tuy nhiên, về phương diện chấn thương, hai vùng này có những liên quan chặt chẽ nên được trình bày chung ở đây.   Vùng mang tai - thái dương có giới hạn dưới là góc hàm xương hàm dưới, giới hạn trước là bờ trước ngành hàm, giới hạn trên là đường thái dương trên, nơi bám của cân cơ thái dương.   Cấu trúc quan trọng cần quan tâm đầu tiên trong vùng này là thần kinh mặt, sau đó…

GIẢI PHẪU VÙNG MŨI   1.GIẢI PHẪU VÙNG MŨI NGOÀI   Cấu trúc mũi ngoài gồm khung xương sụn, lót bên trong là niêm mạc mũi, bên ngoài là cơ bám da và da. Gốc mũi nằm phía trên giữa hai mắt liên tục với đỉnh mũi qua sống mũi. Phía dưới đỉnh mũi là hai lỗ mũi trước ngăn cách nhau bởi phần di động của vách mũi. Bên ngoài hai lỗ mũi là hai cánh mũi tạo với má một rãnh gọi là rãnh mũi má.   Khung xương mũi cấu tạo bởi hai xương mũi là chủ yếu, ngoài ra còn có mỏm trán và gai mũi trước của xương hàm trên.…

GIẢI PHẪU VÙNG HỐC MẮT   Trong phần giải phẫu định khu hốc mắt này chỉ trình bày những đặc điểm giải phẫu liên quan trong chấn thương hàm mặt như cấu tạo hốc mắt xương, các cơ vận nhãn,   thần kinh và mạch máu. Nhãn cầu và bộ lệ mặc dù nằm trong hốc mắt nhưng là một cấu trúc đặc biệt thuộc phạm vi chuyên khoa mắt nên không được trình bày ở đây.   1.HỐC MẮT   Hốc mắt có dạng hình tháp, đáy phía trước, đỉnh hướng về phía sau và 4 thành: thành trên, thành dưới, thành trong và thành ngoài. Hốc mắt cấu…

MẠCH MÁU VÙNG HÀM MẶT   Động mạch cảnh ngoài là động mạch cấp máu chính cho vùng hàm mặt, ngoại trừ một phần tầng trên khối mặt và hốc mũi do nhánh của động mạch cảnh trong. Ở bên trái, động mạch cảnh chung có nguyên ủy từ cung động mạch chủ, và bên phải từ thân tay đầu.   Khi buộc động mạch cảnh, cần lưu ý tương quan vị trí giữa động mạch cảnh   ngoài và động mạch cảnh trong. Động mạch cảnh ngoài nằm hơi trước ngoài so với   động mạch cảnh trong và có nhánh bên.   1.ĐỘNG MẠCH CẢNH NGOÀI   Tại vị…

THẦN KINH VII   Thần kinh VII là thần kinh vận động, chi phối mọi hoạt động biểu cảm của khuôn mặt. Về phương diện giải phẫu, đường đi của thần kinh VII khá dài và liên quan nhiều chuyên khoa khác nhau: thần kinh, tai mũi họng và răng hàm mặt; trong đó, chuyên khoa răng hàm mặt liên quan trực tiếp đến đoạn ngoài sọ thần kinh VII.   Trong phẫu thuật hàm mặt, việc xác lập đường vào phẫu thuật hoặc các kỹ thuật phẫu thuật nhằm bảo tồn thần kinh VII là yếu tố luôn được đặt ra. Do đó giải phẫu thần kinh…

THẦN KINH SINH BA   Thần kinh sinh ba, hay thần kinh V gồm cả các sợi chi phối vận động và cảm giác. Các nhánh cảm giác thần kinh sinh ba chi phối hầu hết vùng mặt và một phần da đầu (hình 1 - 48), còn các nhánh vận động chi phối cho các cơ nhai. Nhánh vận động thần kinh sinh ba rời khỏi não ở mặt trước bên cầu não. Còn nguyên ủy thật của các nhánh cảm giác là hạch Gasser. Tại hạch Gasser, thần kinh V chia làm 3 nhánh : thần kinh mắt hay V1, thần kinh hàm trên hay V2 và thần kinh hàm dưới hay V3.…

GIẢI PHẪU CÁC CƠ VÙNG HÀM MẶT   Các cơ vùng hàm mặt chủ yếu gồm cơ bám da và cơ xương. Các cơ bám da có một đầu bám xương và đầu kia tỏa vào cấu trúc da. Nhiệm vụ chính của các cơ này là diễn cảm. Các cơ xương còn lại đóng vai trò vận động xương hàm dưới. Ngoài ra còn có các cơ khác như cơ khẩu cái mềm, cơ lưỡi ít có vai trò trong chấn thương nên không được trình bày ở đây.   CÁC CƠ BÁM DA   Mặc dù các cơ bám da ít có ảnh hưởng đến sự di lệch của xương, nhưng những trường hợp chấn thương hàm mặt…

TẦNG MẶT DƯỚI   Xương hàm dưới   Tầng mặt dưới cấu tạo bởi một xương duy nhất, đó là xương hàm dưới (hình 1 - 25). Mặc dù xương hàm dưới là xương lớn nhất và khỏe nhất trong toàn bộ khối xương mặt, nhưng do vị trí nhô trên khối mặt, gãy xương hàm dưới rất thường xảy ra. Trên thực nghiệm, lực cần thiết gây gãy xương hàm dưới lớn gấp 4 lần so với xương hàm trên. Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, gãy xương hàm dưới nhiều gấp đôi gãy xương hàm trên (theo Dingman và Converse). Tại viện Răng Hàm Mặt TP.…

GIẢI PHẪU KHỐI XƯƠNG MẶT   Toàn bộ khối sọ mặt có thể chia làm ba vùng: tầng trên, tầng giữa và tầng dưới. Vùng hàm mặt gồm tầng giữa và tầng dưới khối mặt (hình 1 - 4). Trong tầng trên khối mặt, xương trán có liên quan mật thiết với chấn thương hàm mặt, do đó sẽ được trình bày chung trong giải phẫu tầng mặt giữa.   về phương diện hình học, xương hàm dưới từ ngành lên đến mỏm vẹt lồi cầu sẽ nằm trong tầng mặt giữa. Schwenzer dựa trên cơ sở này để phân loại gãy tầng mặt giữa, trong đó gãy gò má -…

DA ĐẦU:   Da đầu cấu tạo bởi năm lớp, trong đó ba lớp đầu liên kết chặt chẽ với nhau   (hình 1 - 1 ) :   Da   Tổ chức liên kết dày đặc   Mạc trên sọ   Tổ chức liên kết lỏng lẻo   Màng xương   Thuật từ da đầu tiếng Anh (SCALP) là hình thức viết tắt các chữ cái đầu tiên của năm lớp cấu tạo thành da đầu :   S : Skin   C : Connective tissue   A : Aponeurosis   L : Loose connective tissue   P : Periosteum   Lớp đầu tiên là lớp da, chứa nhiều nang tóc và tuyến bã. Lơp da đầu dính chặt vào lớp thứ hai…

Khái niệm: Dính khớp răng là tình trạng bất thường của răng trong đó răng bị dính chắc do sự hợp nhất của chân răng và xương ổ.  Cơ chế:    Khi xảy ra sự dính khớp, một cầu nối hình thành giữa chân răng và xương ổ gọi là cementum  Hậu quả:   -răng sẽ ko mọc lên được, nếu răng dính khớp là răng sữa nó sẽ thay thế  chỗ của răng vv  -giảm khoảng trống cho răng vv mọc  -gây chen chúc răng  -biến dạng xương ở răng  -ảnh hưởng tới sự phát triển của xương hàm và khớp cắn    Cách xách định:  đánh giá bằng mắt: răng đính khớp có vẻ  như không mọc lên được or hơi chìm vào trong nướu or nướu che phủ hoàn toàn …

Tổng quan chương- Gãy cánh tay móc.- Gãy ổ tựa mặt nhai.- Biến dạng hoặc gãy vỡ các thành phần khác như thanh nối lớn và thanh nốinhỏ.- Mất thêm một hoặc nhiều răng không liên quan đến phục hình.- Mất răng trụ đòi hỏi phải thay thế hoặc là thực hiện một phần giữ trực tiếpmới.- Những sửa chữa khác.- Sửa chữa bằng phƣơng pháp hàn.Hàm giả tháo lắp bán phần sau khi thực hiện rất thƣờng xuyên cần đƣợcsửa chữa và bổ sung. Tuy nhiên, ta nên giảm thiểu tối đa tần suất việc nàybằng nhiều cách như: chẩn đoán…

Mesiodens là những răng thừa rất phổ biến; chúng xuấthiện khoảng 0.15%- 1.9% dân số. Thống kê cho thấy hiện tượngnày có tỉ lệ khá cao, do đó các bác sĩ nha khoa tổng quát cầnphải biết các triệu chứng cũng như hội chứng, các phương phápđiều trị phù hợp nhất. Chúng ta không biết rõ về nguyên nhâncủa mesiodens, ngay cả khi chúng ta biết rằng sự tăng sinh củalá cứng răng và các yếu tố di truyền có thể là nguyên nhân củahiện tượng này. Mesiodens có thể dẫn tới hiện tượng mọc răngmuộn hay lạc chỗ của…
Hiển thị 241 đến 270 của 796 (27 trang)
© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San