ĐƯỜNG VÀO PHẪU THUẬT TIẾP CẬN XƯƠNG GÒ MÁ

Download
ĐƯỜNG VÀO TIẾP CẬN XƯƠNG GÒ MÁ
 
Các đường tiếp cận xương gò má có thể là tiếp cận gián tiếp hay tiếp cận trực tiếp,bao gồm :
 
-Đường trong miệng
 
-Đường thái dương
 
-Đường chân mày
 
-Đường bờ duới ổ mắt
 
-Đường vòng da đầu
 
-Đường trực tiếp ổ gãy
 
1.ĐƯỜNG TRONG MIỆNG
 
Đường trong miệng cho phép tiếp cận gián tiếp xương gò má qua xoang hàm hoặc mặt sau xương gò má. Đây là đường vào an toàn và không có cấu trúc giải phẫu quan trọng nào cần lưu ý. Sau khi rạch niêm mạc, dùng dao rạch sát màng xương và dùng cây bóc tách màng xương để bộc lộ thành trước xoang để vào xoang hàm (hình 1 -81) hoặc dùng dụng cụ nắn chỉnh xương đưa thẳng vào mặt sau xương gò má (hình 1-82).
 
2.ĐƯỜNG THÁI DƯƠNG
 
Đường thái dương có thể là đường tiếp cận trực tiếp hoặc gián tiếp.
 
Trường hợp tiếp cận gián tiếp, đường rạch nhỏ khoảng 1 - 2cm, nằm vùng thái dương, giữa 2 nhánh động mạch thái dương nông. Sau khi rạch da, nên bộc lộ cân nông cơ thái dương, sau đó mới rạch màng xương (hình 1 - 83) để đưa dụng cụ nắn chỉnh xương đưa thẳng vào mặt sau xương gò má (hình 1 - 84) hoặc mặt dưới cung tiếp (hình 1 - 85).
 
Trường hợp tiếp cận trực tiếp, đường rạch dài khoảng 5 - 8 cm, sau đó bóc tách trên cân thái dương nông để vào trực tiếp ổ gãy cần can thiệp nắn hở và kết hợp xương (hình 1 - 86). Khi sử dụng đường rạch này cần lưu ý biện pháp tránh gây tổn thương nhánh thái dương và nhánh gò má thần kinh VII.
 
3.ĐƯỜNG CHÂN MÀY
 
Tương tự đường thái dương, đường chân mày có thể có thể là đường tiếp cận trực tiếp hoặc gián tiếp.
 
Trường hợp tiếp cận gián tiếp, đường rạch đầu ngoài chân mày khoảng 0,8 - 1cm. Sau khi rạch da, có thể dùng kéo cong đầu tù đưa thẳng xuyên qua màng xương vào mặt sau xương gò má (hình 1 - 87) hoặc mặt dưới cung tiếp (hình 1 - 88). Sau đó đưa dụng cụ theo đường tạo sẳn bởi kéo đầu tù để đưa dụng cụ vào nắn chỉnh xương.
 
Khoảng cách từ vị trí vào đường chân mày đến vị trí đặt lực nắn chỉnh xương ngắn hơn so với đường thái dương, nên lực tạo ra mạnh hơn (hình 1 - 89).
 
4.ĐƯỜNG BỜ DUỚI Ổ MẮT
 
Đường bờ dưới ổ mắt là đường tiếp cận trực tiếp để can thiệp nắn chỉnh và cố định xương tại vị trí bờ dưới ổ mắt. Đường này có thể sử dụng trong gãy phức hợp gò má hoặc gãy Lefort II. Có nhiều kỹ thuật để vào bờ dưới ổ mắt : đường rạch dưới ổ mắt, đường rạch dưới bờ mi và đường rạch xuyên kết mạc (hình 1 - 90).
 
Yếu tố quan trọng khi sử dụng đường rạch này là không được là tổn thương vách ổ mắt trong quá trình bóc tách để bộc lộ bờ dưới ổ mắt.
 
5.ĐƯỜNG VÒNG DA ĐẦU
 
Đường rạch vòng da đầu (hình 1 - 91) là đường tiếp cận trực tiếp toàn bộ xương gò má và cung tiếp xương thái dương. Đây là đường tiếp cận cung cấp một phẫu trường tối ưu trong trường hợp can thiệp nắn hở và kết hợp xương gò má phức tạp. Sau khi rạch da đầu, bóc tách ra trước và xuống dưới trong lớp tổ chức liên kết lỏng lẻo da đầu để vào ổ gãy. Để tránh nhánh thái dương nên rạch cân thái dương nông dọc theo đường đi nhánh thái dương trên cân nông và đi dưới lớp cân này để đến ổ gãy. Đường rạch này theo Fonseca và Walker đề nghị tạo một góc 45o so với cung tiếp từ chân cung tiếp. Tuy nhiên, do tương quan vị trí bắt chéo giữa nhánh thái dương và cung tiếp có biên độ khá rộng, đường rạch cân nông lại cố định 45o nên không phải lúc nào đường rạch này cũng giúp tránh được tổn thương nhánh thái dương.
 
6.ĐƯỜNG TRỰC TIÉP Ổ GÃY
 
Đường vào trực tiếp ổ gãy chỉ sử dụng trong trường hợp gãy hở phức hợp gò má hoặc có sẹo ngoài da gần ổ gãy.

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2025 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San