GIẢI PHẪU CÁC CƠ VÙNG HÀM MẶT

Download
GIẢI PHẪU CÁC CƠ VÙNG HÀM MẶT
 
Các cơ vùng hàm mặt chủ yếu gồm cơ bám da và cơ xương. Các cơ bám da có một đầu bám xương và đầu kia tỏa vào cấu trúc da. Nhiệm vụ chính của các cơ này là diễn cảm. Các cơ xương còn lại đóng vai trò vận động xương hàm dưới. Ngoài ra còn có các cơ khác như cơ khẩu cái mềm, cơ lưỡi ít có vai trò trong chấn thương nên không được trình bày ở đây.
 
CÁC CƠ BÁM DA
 
Mặc dù các cơ bám da ít có ảnh hưởng đến sự di lệch của xương, nhưng những trường hợp chấn thương hàm mặt trầm trọng hoặc một số đường vào phẫu thuật trong điều trị cũng có tác động các cơ bám da mặt. Việc hiểu rõ các cơ bám da mặt sẽ giúp chúng ta đạt được những kết quả mong muốn về phương diện thẩm mỹ.
 
Các cơ bám da nằm ở nông và ảnh hưởng chủ yếu đến da. Ngoài chức năng
 
diễn cảm, chúng còn thực hiện một số chức năng trong hoạt động của môi, hay mi mắt. Tất cả các cơ bám da đều do thần kinh VII chi phối và chúng có thể chia thành các nhóm như sau (hình 1 - 34):
 
Cơ vùng da đầu và tai
 
Cơ vùng mắt
 
Cơ vùng mũi
 
Cơ vùng môi
 
Cơ bám da cổ
 
về phương diện giải phẫu, các cơ này đan xen với nhau ở rất nhiều vị trí do đó khó mà phẫu tích thành từng cơ riêng biệt tại một điểm nào đó, nhất là tại điểm modiolus gần góc miệng, là điểm hội tụ của 6 cơ khác nhau.
 
CÁC CƠ NHAI
 
Các cơ nhai là nhóm cơ quan trọng nhất trong sự di lệch của xương hàm dưới. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự di lệch của xương hàm dưới trong chấn thương mà còn ảnh hưởng trong toàn bộ quá trình điều trị. Các cơ nhai gồm cơ cắn, cơ chân bướm trong, cơ chân bướm ngoài, cơ thái dương. Các cơ này đều do thần kinh v3, nhánh của thần kinh V chi phối.
 
Cơ cắn
 
Cơ cắn có hình chữ nhật, nguyên ủy bám vào cung gò má và đi xuống bám tận vào phần ngoài bờ dưới ngành lên xương hàm dưới (hình 1 - 35). Nơi bám của cơ này vào xương hàm dưới kéo dài từ bờ dưới xương hàm dưới vùng răng cối lớn thứ 2 ra
 
phía sau đến góc hàm. Cơ cắn có thể chia làm 2 phần : phần nông gồm các sợi có hướng xuống dưới và hơi ra sau; phần sâu gồm các sợi đi theo hướng thẳng đứng.
 
Khi cơ cắn co, hàm dưới được nâng lên và các răng dưới tiếp xúc với răng hàm trên. Cơ cắn là cơ mạnh nhất trong các cơ nhai. Bó nông của cơ cũng có tác dụng đưa hàm ra trước. Khi đưa hàm dưới ra trước và đồng thời cắn lại, các sợi của bó sâu sẽ giữ lồi cầu tựa vào lồi khớp.
 
Cơ thái dương:
 
Cơ thái dương là một cơ rộng có hình quạt có nguyên ủy ở hố thái dương và mặt ngoài sọ (hình 1 - 36). Các sợi của cơ này kết hợp lại với nhau và chúng kéo dài xuống giữa ở đoạn giữa cung gò má và mặt ngoài sọ để tạo thành một gân đến bám vào mỏm vẹt và bờ trước của ngành lên hàm dưới. Dựa vào hướng và chức năng cơ bản của cơ, có thể chia cơ này thành 3 bó. Bó trước có các sợi cơ có hướng gần như thẳng đứng. Bó giữa gồm các sợi chạy theo hướng chéo ra phía ngoài sọ (hơi ra trước khi đi xuống dưới). Bó sau có các sợi cơ gần như nằm ngang đi ra trước phía trên tai đến nối với các sợi thái dương khi đi qua phần dưới cung gò má.
 
Khi cơ thái dương co sẽ có tác dụng nâng hàm dưới lên và đưa đến tình trạng tiếp xúc nhai. Nếu chỉ có 1 số sợi co thì hàm dưới sẽ cử động theo hướng hoạt động của các sợi này. Vì các sợi của cơ thái dương có các hướng khác nhau nên cơ thái dương có khả năng phối hợp các cử động đóng hàm.
 
Trong gãy cung tiếp, cơ thái dương bị chèn ép cũng gây nên dấu há miệng hạn
 
chế.
 
Cơ chân bướm trong:
 
Nguyên ủy cơ chân bướm trong gồm hai đầu: đầu sâu lớn, bám ở mặt trong mảnh chân bướm ngoài và mỏm tháp xương khẩu cái; đầu nông bám ở mỏm tháp xương khẩu cái và lồi củ xương hàm trên. Hai đầu hợp nhất, đi xuống dưới, ra sau và ra ngoài đến bám dọc theo mặt trong góc hàm (hình 1 - 37). Đi song song với cơ cắn, cơ này cùng với cơ cắn tạo nên võng cơ cắn - chân bướm trong, giống như 1 dây treo nâng đỡ hàm dưới ở vị trí góc hàm. Cơ chân bướm trong co làm nâng hàm dưới lên. Cơ này cũng giúp đưa hàm dưới ra trước. Nếu cơ chỉ co ở 1 bên, hàm dưới đưa ra trước nhưng lệch sang bên.
 
Cơ chân bướm ngoài :
 
về phương diện giải phẩu cơ chân bướm ngoài được mô tả như một cơ có hai bó riêng biệt là bó dưới và bó trên. Tuy nhiên hiện nay, nhiều tác giả cho rằng hai bó cơ chân bướm ngoài hoàn toàn khác nhau về phương diện giải phẫu cũng như chức năng và có thể xem là hai cơ khác biệt nhau : cơ chân bướm dưới ngoài và cơ chân bướm trên ngoài (hình 1 - 38).
 
Cơ chân bướm dưới ngoài có nguyên ủy ở mặt ngoài mảnh chân bướm ngoài, cơ đi ra sau, lên trên và ra ngoài đến khi bám tận vào cổ lồi cầu. Khi cả 2 cơ chân bướm dưới ngoài hai bên đồng thời co lại thì lồi cầu bị kéo xuống phía dưới lồi khớp và hàm dưới đưa ra trước. Nếu chỉ 1 bên co, hàm dưới sẽ đưa ra trước nhưng lệch sang bên đối diện.
 
Cơ chân bướm trên ngoài nhỏ hơn nhiều so với cơ chân bướm dưới ngoài, và có nguyên ủy ở mặt dưới xuơng thái dương của cánh lớn xương bướm, cơ trải rộng theo
 
chiều ngang, ra phía sau và phía ngoài đến bám tận vào bao khớp, đĩa khớp và cổ lồi
 
cầu. Đa số các sợi của cơ chân bướm trên ngoài ( 60-70%) bám vào cổ lồi cầu và chỉ có khoảng 30-40% các sợi bám vào đĩa khớp, chủ yếu ở mặt trong.
 
Trong khi cơ chân bướm dưới ngoài có vai trò trong lúc há miệng, thì cơ chân bướm trên ngoài lại không hoạt động; cơ này chỉ hoạt động khi có liên kết với các cơ nâng hàm. Cơ chân bướm trên ngoài hoạt động mạnh khi hàm dưới chịu 1 lực tác động mạnh ( như khi bị đánh) và khi răng cắn chặt lại với nhau. Khi chịu những lực này
 
hàm dưới thực hiện vận động đóng hàm để chống lại phản lực chẳng hạn như trong lúc nhai hay khi nghiến răng.
 
CÁC CƠ TRÊN MÓNG
 
Các cơ trên móng gồm các cơ nhị thân, cơ hàm móng, cơ trâm móng và cơ cằm móng (hình 1 - 39). Các cơ này liên kết xương móng với khối sọ mặt phía trên.
 
Chức năng cơ bản của nhóm cơ trên móng là nâng xương móng và hạ xương hàm dưới tùy thuộc sự phối hợp hoạt động chúng cùng với các cơ dưới móng.
 
Cơ nhị thân:
 
Cơ nhị thân có 2 bụng . Bụng sau có nguyên ủy ở khuyết chũm xương thái dương. Các sợi cơ của bụng sau chạy ra phía trước, xuống dưới và vào trong đến gân trung gian rồi bám vào xương móng. Bụng trước có nguyên ủy là hố nhị thân ngay mặt trong bờ dưới xương hàm dưới gần vùng cằm. Các sợi của bụng trước đi xuống dưới và ra sau cùng đến bám tận vào gân trung gian như bụng sau.
 
Khi các cơ nhị thân cùng co và xương móng bị các cơ trên móng và dưới móng giữ lại, hàm dưới sẽ bị kéo ra sau và xuống dưới. Khi hàm dưới cố định, cơ nhị thân cùng với các cơ trên móng và dưới móng có tác dụng nâng xương móng (là hoạt động chức năng cần thiết khi nuốt).
 
Thần kinh chi phối bụng sau cơ nhị thân là nhánh của thần kinh VII, còn bụng trước là nhánh hàm móng của thần kinh V3.
 
Cơ hàm móng
 
Cơ hàm móng nằm ngay trên bụng trước cơ nhị thân, nguyên ủy từ đường hàm móng xương hàm dưới đi vào giữa, bám vào xương móng và vách giữa từ cằm đến xương móng. Cơ hàm móng góp phần chính tạo thành sàn miệng. Ở phía sau cơ hàm móng là bờ tự do. Thần kinh lưỡi, mỏm sâu tuyến dưới hàm và thần kinh hạ thiệt đi
 
qua khe giữa bờ sau cơ hàm móng và cơ móng lưỡi. Thần kinh chi phối là nhánh hàm móng của thần kinh răng dưới và mạch máu cung cấp xuất phát từ động mạch dưới cằm, nhánh của động mạch mặt. Chức năng chính của cơ hàm móng là kéo xương
 
móng và đáy lưỡi lên trên.
 
Cơ cằm móng
 
Cơ cằm móng nằm trên cơ hàm móng, có nguyên ủy từ hai gai cằm phía dưới mặt sau mỏm cằm xương hàm dưới và bám tận mặt trước thân xương móng. Hai cơ cằm móng có thể hòa lẫn vào nhau thành một. Thần kinh chi phối thuộc nhánh cổ C1 và C2 mượn đường thần kinh hạ thiệt. Chức năng của cơ cằm móng là kéo xương
 
móng lên trên, ra trước và kéo xương hàm dưới xuống dưới, ra sau.
 
Cơ trâm móng
 
Cơ trâm móng là một cơ mảnh, có nguyên ủy từ mặt dưới ngoài mỏm trâm và bám tận ở vùng nối thân và sừng lớn xương móng. Gân trung gian cơ nhị thân chia chẻ đôi cơ trâm móng gần vị trí bám tận. Thần kinh chi phối là nhánh trâm móng của thần kinh VII. Chức năng của cơ kéo là xương móng lên trên, hoặc nhằm on định xương móng trong khi các cơ khác hoạt động.
 
CÁC CƠ DƯỚI MÓNG
 
Các cơ dưới móng gồm các cơ ức móng, cơ vai móng, cơ ức giáp và cơ giáp móng (hình 1 - 40). Chúng có tác dụng cố định xương móng vào xương ức, xương đòn và xương vai bên dưới. Chức năng chính của chúng là kéo xương móng và thanh quản xuống dưới hoặc cố định xương móng trong khi các cơ trên móng hoạt động. Thần kinh chi phối các cơ dưới móng đều xuất phát từ quai cổ.
 
Cơ ức móng
 
Cơ ức móng có nguyên ủy từ mặt sau cán ức, dây chằng ức đòn sau và đầu trong xương đòn. Các sợi cơ của cơ ức móng chạy lên trên, hội tụ và bám tận tại phần trong bờ dưới thân xương móng. Chức năng chính của nó là kéo xương móng và thanh quản xuống dưới, nâng đỡ xương móng.
 
Cơ ức giáp
 
Cơ ức giáp nằm dưới cơ ức móng, có nguyên ủy từ mặt sau cán ức, sụn sướn thứ nhất và bám tận tại đường chéo của mặt ngoài sụn giáp. Chức năng chính của nó là kéo sụn giáp và thanh quản xuống dưới.
 
Cơ giáp móng
 
Cơ giáp móng có nguyên ủy từ đường chéo của mặt ngoài sụn giáp, do vậy có thể xem đây là sự tiếp nối của cơ ức giáp. Bám tận của cơ ức móng là bờ dưới thân và sừng lớn xương móng. Chức năng chính của nó là kéo xương móng và thanh quản xuống dưới, kéo sụn giáp lên trên.
 
Cơ vai móng
 
Cơ vai móng có hai bụng nối nhau bởi một gân trung gian. Bụng dưới có nguyên ủy là bờ trên xương vai và dây chằng ngang vai trên. Nó chạy lên trên, ra trước dưới cơ ức đòn chũm và tận cùng là gân trung gian nằm dưới cơ ức đòn chũm. Bụng trên từ gân trung gian lên phía trên bám vào bờ dưới thân xương móng. Gân trung gian được treo vào cán ức và sụn sườn thứ nhất bởi một võng mặt (facial sling)

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San