GIẢI PHẪU KHỐI XƯƠNG MẶT-Tầng mặt dưới

Download
TẦNG MẶT DƯỚI
 
Xương hàm dưới
 
Tầng mặt dưới cấu tạo bởi một xương duy nhất, đó là xương hàm dưới (hình 1 - 25). Mặc dù xương hàm dưới là xương lớn nhất và khỏe nhất trong toàn bộ khối xương mặt, nhưng do vị trí nhô trên khối mặt, gãy xương hàm dưới rất thường xảy ra. Trên thực nghiệm, lực cần thiết gây gãy xương hàm dưới lớn gấp 4 lần so với xương hàm trên. Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, gãy xương hàm dưới nhiều gấp đôi gãy xương hàm trên (theo Dingman và Converse). Tại viện Răng Hàm Mặt TP. HCM, gãy xuơng hàm duới chiếm tỉ lệ 43, 12% trong tổng số ca chấn thương hàm mặt (kỷ yếu
 
công trình khoa học Viện Răng Hàm Mặt 1975 -1993).
 
về phương diện cấu trúc, xương hàm dưới có những vùng yếu và gãy xương thường xảy ra ở những vùng yếu này. Những yếu tố góp phần tạo thành các vùng yếu bao gồm mật độ xương, các răng và vị trí bám các cơ nhai. Theo Huekle (1961), gãy xương hàm dưới xảy ra ở những vị trí chịu lực căng (hình 1 - 26). Huekle cũng ghi lại sự phân bố lực căng trên xương hàm dưới khi tác động lực từ vùng cằm hoặc cành ngang (hình 1 - 27).
 
Xương hàm dưới bao gồm thân xương nằm ngang, uốn cong hình móng ngựa, và mỗi đầu có ngành hàm đi lên trên (hình 1 - 28). Ngành hàm hợp với thân xương một góc khoảng 1100 - 1400, trung bình 1250.
 
Thân xương hàm dưới giới hạn sau bởi góc hàm, trước là vùng cằm. Ở bờ trên từ giới hạn sau thân xương có hai gờ xương chạy từ sau ra trước, từ trên xuống dưới. Gờ trong là đường chéo trong hay còn gọi là đường hàm móng vì là nguyên ủy cơ hàm móng. Gờ ngoài gọi là đường chéo ngoài. Đường chéo ngoài tạo thành đáy của máng cơ mút. Hai gờ này hội tụ bờ trước ngành hàm, nơi tiếp giáp thân xương, tạo thành tam giác hậu hàm. Hai gờ này cũng nhằm mục đích tăng cường lực cho xương hàm dưới. Champy và Loddle (1976) nghiên cứu vị trí kết hợp xương tối ưu dựa trên cơ sở
 
moment lực tác động lên xương hàm dưới trong hoạt động nhai và cấu trúc giải phẫu xương hàm dưới đã đề xuất vị trí kết hợp xương tối ưu cho nẹp ốc. Đường này ở phía sau trùng với đường chéo ngoài xương hàm dưới (hình 1 - 29).
 
Ở phía trước xương hàm dưới không có đường tăng cường lực, bù lại xương hàm dưới rất dày, nhất là vùng cằm. Kênh răng dưới đi trong thân xương từ lưỡi hàm đến lỗ cằm theo một đường cong lõm phía trên. Vị trí thấp nhất của kênh răng dưới cách bờ dưới xương hàm dưới khoảng 8-10mm. Đường kết hợp xương nẹp ốc nằm phía trên kênh răng dưới và dưới các gốc răng. Tương quan về vị trí kênh răng dưới, bờ dưới xương hàm dưới và chóp răng được trình bày trong bảng 1 - 1. Tuy nhiên khi kết hợp xương, tốt nhất chúng ta nên đối chiếu vị trí kênh răng dưới trên phim toàn cảnh, nhằm tránh bắt ốc hoặc xỏ chỉ thép vào kênh răng dưới gây tổn thương thần kinh răng dưới.
 
Mặt trong xương hàm dưới có 4 gai cằm, là nơi bám của cơ cằm móng và cơ cằm lưỡi (hình 1 - 30). Trong gãy xương hàm dưới, cơ này góp phần gây di lệch thứ phát nhất là trong trường hợp gãy cằm hai đoạn. Trong trường hợp này, đoạn gãy sẽ bị kéo ra sau và xuống dưới, có thể gây tụt lưỡi. Những trường hợp gãy vụn xương hàm dưới, mảnh xương bản trong sẽ bị kéo ra sau (hình 1 - 31), do đó trong phẫu thuật cần phải tìm cho được mảnh này khi kết hợp xương.
 
Góc hàm là vị trí tiếp nối giữa thân xương và ngành lên xương hàm dưới. Đây là vị trí yếu của xương hàm dưới và thường bị gãy.
 
Ngành lên xương hàm tiếp tục thân xương và hướng lên trên. Phía trên là
 
khuyết xương hàm dưới, chia làm hai phần: phía trước là mỏm vẹt và phía sau là cổ lồi cầu và đầu lồi cầu xương hàm dưới. Mặt trong ngành hàm, ở khoảng giữa là nơi thần kinh răng dưới đi vào kênh răng dưới, ngay lỗ vào có một mảnh xương gọi là lưỡi hàm, hay còn gọi là gai Spix. Ngành lên được bảo vệ bởi cơ cắn bên ngoài và cơ chân bướm trong bên trong, do đó rất ít khi bị gãy.
 
Cổ lồi cầu là vị trí eo thắt giữa đầu lồi cầu và ngành lên. Lồi cầu xương hàm dưới hướng ra trước và hợp với diện khớp xương thái dương tạo thành khớp thái
 
dương hàm. Cấu trúc giải phẫu vùng lồi cầu nhằm thích nghi lực nhai theo hướng từ dưới lên trên và ra trước. Hướng này không phù hợp hướng lực trong chấn thương hàm mặt. Lực tác động từ vùng cằm có khuynh hướng thoát lực ra tại vị trí cổ lồi cầu, do đó dễ gây gãy cổ lồi cầu (hình 1 - 32).
 
Khớp thái dương hàm
 
Khớp thái dương hàm là khớp động duy nhất vùng sọ mặt và cũng là khớp có
 
cấu trúc và hoạt động phức tạp nhất trong cơ thể. Khớp bao gồm hai diện khớp xương: diện khớp xương hàm dưới và diện khớp xương thái dương, đĩa khớp, bao khớp, các dây chằng và một cấu trúc quan trọng đó là mô sau đĩa khớp (hình 1 - 33).
 
Diện khớp đầu lồi cầu xương hàm dưới hướng ra trước và lên trên, do đó nhìn nghiêng, cổ lồi cầu hơi cong về phía trước. Ở phía trước cổ lồi cầu là vị trí bám của cơ chân bướm ngoài. Cơ này có hướng ra trước và vào trong nên trong gãy cổ lồi cầu, lồi cầu thường bị kéo ra trước và vào trong. Khi gãy cổ lồi cầu, lực sẽ được giải phóng, do đó khớp thái dương hàm ít bị tổn thương. Ngược lại, nếu cổ lồi cầu không bị gãy, lực không được giải phóng sẽ gây tổn thương các cấu trúc khác của khớp, nhất là mô sau
 
đĩa khớp. Mô sau đĩa khớp là một cấu trúc rất quan trọng. Nó cấu tạo bởi một phiến
 
trên có tính đàn hồi và phiến dưới không đàn hồi. Giữa hai phiến là mô liên kết giàu mạch máu. Khi phức hợp đĩa khớp-đầu lồi cầu vận động ra trước, phiến trên sẽ bị
 
căng. Khi căng ra phiến trên tác động như một bơm đẩy chất dinh dưỡng nuôi dưỡng vào các thành phần khác của khớp, đồng thời nó sẽ có tác dụng kéo phức hợp đĩa khớp-đầu lồi cầu về vị trí cũ khi cơ chân bướm ngoài hết co. Lúc này vùng sau đĩa đóng vai trò bơm hút các chất thải do chuyển hóa của khớp. Khi lực chấn thương không gây gãy cổ lồi cầu, toàn bộ lực hầu như tập trung tại mô sau đĩa và gây tổn thương mô sau đĩa. Như vậy trong những trường hợp này, khớp thái dương hàm sẽ tổn hại nhiều hơn.
 
Diện khớp xương thái dương chính là hõm khớp ở phía sau và lồi khớp ở phía trước. Trong nhiều trường hợp chấn thương, lồi cầu di chuyển ra trước lồi khớp gây trật khớp thái dương hàm. Trần hõm khớp rất mỏng ngăn cách với hố sọ giữa bên trên. Do hầu hết lực chấn thương đều hướng từ trước ra sau nên rất hiếm trường hợp gây vỡ trần hõm khớp và trật khớp thái dương hàm vào hố sọ giữa. Phía sau hõm khớp là ống tai ngoài. Lực chấn thương từ lồi cầu có thể gây vỡ ống tai ngoài với dấu hiệu lâm sàng phổ biến là chảy máu tai.

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San