Mạch máu vùng hàm mặt

Download
MẠCH MÁU VÙNG HÀM MẶT
 
Động mạch cảnh ngoài là động mạch cấp máu chính cho vùng hàm mặt, ngoại trừ một phần tầng trên khối mặt và hốc mũi do nhánh của động mạch cảnh trong. Ở bên trái, động mạch cảnh chung có nguyên ủy từ cung động mạch chủ, và bên phải từ thân tay đầu.
 
Khi buộc động mạch cảnh, cần lưu ý tương quan vị trí giữa động mạch cảnh
 
ngoài và động mạch cảnh trong. Động mạch cảnh ngoài nằm hơi trước ngoài so với
 
động mạch cảnh trong và có nhánh bên.
 
1.ĐỘNG MẠCH CẢNH NGOÀI
 
Tại vị trí xuất phát, động mạch cảnh ngoài nằm khá nông, ngay dưới cân cổ sâu. Khi đi lên trên nó càng đi sâu dần. Sau khi đi xuyên qua tam giác dưới hàm nó đi vào tuyến mang tai và tận hết ngang khoảng cổ lồi cầu xương hàm dưới (hình 1 - 57). Tại đây, nó cho hai nhánh tận là động mạch thái dương nông và động mạch hàm trong.
 
Nhánh bên động mạch cảnh ngoài
 
Động mạch cảnh ngoài cho 6 nhánh bên là động mạch giáp trên, động mạch lưỡi, động mạch mặt, động mạch chẩm, động mạch tai sau và động mạch hầu lên.
 
Động mạch giáp trên
 
Động mạch giáp trên có thể xuất phát từ động mạch cảnh ngoài hoặc động
 
mạch cảnh chung. Vị trí xuất phát của nó dưới xương móng và nó đi vòng ra trước, xuống dưới đến đỉnh của thùy tuyến giáp. Tại đây, nó cho các nhánh dưới móng,
 
nhánh thanh quản trên, nhánh nhẫn giáp và các nhánh tuyến. Động mạch giáp trên thông nối với động mạch giáp dưới, nhánh của động mạch dưới đòn.
 
Động mạch lưỡi
 
Động mạch lưỡi xuất phát từ mặt trước của động mạch cảnh ngoài ngang
 
khoảng bờ trên xương móng. Nó có thể có thân chung với động mạch mặt hoặc riêng rẽ. Sau khi tách khỏi động mạch cảnh ngoài, động mạch lưỡi đi ngang ra trước đến bờ sau cơ móng lưỡi, rồi tiếp tục ra trước ngang qua cơ móng lưỡi dọc bờ trên xương móng và tựa vào cơ khít hầu giữa. Khi đến khoảng giữa cơ móng lưỡi và các cơ dọc lưỡi, nó đi ngoằn ngoèo dọc bờ dưới lưỡi đến đỉnh lưỡi. Động mạch lưỡi cho các nhánh bên: động mạch trên móng, động mạch lưng lưỡi, động mạch dưới lưỡi và động mạch lưỡi sâu.
 
Động mạch lưỡi rất ít khi tổn thương trong chấn thường hàm mặt trừ trường
 
hợp vết thương xuyên vùng dưới hàm. Trường hợp tổn thương động mạch lưỡi, sàn miệng sẽ phù nề rất nhiều có thể gây khó thở cho bệnh nhân.
 
Động mạch mặt
 
Động mạch mặt xuất phát ở mặt trước động mạch cảnh ngoài, ngay dưới bụng sau cơ nhị thân, sau đó đi lên vào tam giác cảnh và đến rãnh cực sau tuyến dưới hàm. Tại đây, động mạch mặt ôm lấy cực sau tuyến dưới hàm và đi vòng xuống dưới, ra trước giữa tuyến dưới hàm và cơ chân bướm trong. Khi đến bờ dưới xương hàm dưới, động mạch mặt quặt lên trên ngay trước bờ trước cơ cắn. Tại điểm này, động mạch mặt thường đi chung và nằm ngay phía trước tĩnh mạch mặt. Động mạch mặt tiếp tục đi lên trên, ra trước và tận cùng bằng động mạch góc tại vị trí góc mắt. Động mạch góc cho nhánh nối với động mạch mắt, nhánh của động mạch cảnh trong. Tại vùng cổ, động mạch mặt cho các nhánh bên : nhánh khấu cái lên, nhánh hạnh nhân, nhánh tuyến và nhánh dưới cằm. Tại vùng mặt, động mạch mặt cho các nhánh bên : nhánh môi dưới, nhánh môi trên, nhánh mũi ngoài và nhánh động mạch góc.
 
Trong chấn thương hàm mặt, động mạch mặt là nhánh thường tổn thương nhất. Trong trường hợp khối máu tụ nằm trên vị trí đường đi của động mạch mặt, cần phải chấn đoán phân biệt khối máu tụ với túi phình mạch máu do tổn thương mạch máu trước khi quyết định rạch lấy máu tụ. Khi phẫu thuật kết hợp xương vùng cành ngang hay góc hàm, thường nên buộc động - tĩnh mạch mặt trước khi bộc lộ ổ gãy.
 
Động mạch châm
 
Động mạch chấm xuất phát ở mặt sau động mạch cảnh ngoài, ngang mức vị trí xuất phát động mạch mặt. Sau khi xuất phát, động mạch chấm đi xuyên qua tam giác cảnh đến bờ sau bụng sau cơ nhị thân, rồi đi lên trên và ra sau, bắt chéo động- tĩnh mạch cảnh trong. Dưới cơ ức đòn chũm, động mạch chấm đi vào rãnh chấm trên
 
xương thái dương ra sau. Phía sau mỏm chũm, động mạch phân nhánh vào cơ thang và da đầu vùng chấm. Các nhánh bên của động mạch chấm bao gồm nhánh ức đòn chũm, nhánh chũm và nhánh lên thông nối với phía đối bên. Sự thông nối này có vai trò khá quan trọng khi buộc động mạch cảnh ngoài. Động mạch chấm còn cho các nhánh màng não đi xuyên sọ cấp máu cho màng não vùng chấm.
 
Động mạch tai sau
 
Động mạch tai sau xuất phát ở mặt sau động mạch cảnh ngoài, ngay trên bụng sau cơ nhị thân. Động mạch đi cùng cơ trâm móng lên trên và tận cùng giữa mỏm chũm và bình tai. Động mạch tai sau cho các nhánh bên : nhánh trâm móng, nhánh nhĩ sau và nhánh chấm.
 
Động mạch hầu lên
 
Đây là một nhánh nhỏ, xuất phát từ mặt trong động mạch cảnh ngoài, ngay trên vị trí phân nhánh của động mạch cảnh chung. Động mạch hầu lên đi lên giữa động mạch cảnh trong và thành hầu đến nền sọ. Động mạch hầu lên cho các nhánh bên vào thành hầu và các cơ lân cận. Động mạch hầu lên thông nối với động mạch chân bướm, nhánh của động mạch hàm.
 
2.NHÁNH TẬN ĐỘNG MẠCH CẢNH NGOÀI
 
Động mạch hàm
 
Động mạch hàm là nhánh tận thứ nhất của động mạch cảnh ngoài, tách ra trong tuyến mang tai ngang khoảng cổ lồi cầu. Tại đây, động mạch quặt về phía trước đi trong hố dưới thái dương, tiếp xúc với mặt trong cổ lồi cầu. Sau đó, động mạch hàm đi theo một đường khúc khuỷu ngang qua mặt ngoài hoặc mặt trong cơ chân bướm ngoài để vào hố chân bướm khẩu cái và cho các nhánh bên cung cấp máu cho hàm dưới và hàm trên (hình 1 - 58). Động mạch hàm tận cùng bởi hai nhánh : động mạch khẩu cái xuống và động mạch bướm khẩu.
 
Dựa vào cơ chân bướm ngoài, có thể chia các nhánh bên của động mạch hàm làm 3 đoạn :
 
Đoạn trước cơ chân bướm ngoài :
 
Đoạn này chủ yếu cấp máu cho hàm dưới. Các nhánh bên bao gồm :
 
-Động mạch tai sâu cấp máu cho tai giữa và màng nhĩ.
 
-Động mạch nhĩ trước cấp máu cho màng nhĩ.
 
-Động mạch màng não giữa đi lên trên, giữa dây chằng bướm hàm và cơ chân bướm ngoài rồi chui qua lỗ gai ở phần cánh lớn xương bướm để vào hộp sọ. Ở đoạn ngoài sọ, động mạch màng não giữa đi xuyên giữa hai nhánh của thần kinh tai thái dương (hình 1 - 59). Vì đi sát mặt trong cổ lồi cầu nên nhánh này có thể tổn thương trực tiếp bởi xương gãy trong trường hợp gãy lồi cầu di lệch nhiều, đồng thời nó cũng dễ bị tổn thương trong phẫu thuật nắn hở lồi cầu.
 
-Động mạch huyệt răng dưới đi xuống dưới giữa dây chằng bướm hàm và ngành lên xương hàm dưới sau khi tách ra khỏi động mạch hàm. Động mạch huyệt răng dưới cùng với thần kinh răng dưới chui vào kênh răng dưới qua lỗ hàm dưới. Trước khi chui vào động mạch răng dưới cho các nhánh bên : nhánh lưỡi và nhánh hàm móng. Trong kênh răng dưới, động mạch cho các nhánh cấp máu cho răng, mô nha chu. Động mạch cho nhánh cằm thoát ra khỏi xương hàm dưới qua lỗ cằm cấp máu cho phần mềm vùng cằm và tận cùng bởi nhánh răng cửa dưới thông nối với nhánh răng cửa dưới đối bên.
 
Đoạn bắt ngang cơ chân bướm ngoài :
 
-Các nhánh bên trong đoạn này cấp máu chủ yếu cho các cơ nhai, gồm có :
 
-Động mạch thái dương sâu trước và sâu sau cấp máu cho cơ thái dương.
 
-Động mạch cơ cắn cấp máu cho cơ cắn và bao khớp thái dương hàm.
 
-Các nhánh động mạch chân bướm cấp máu cho cơ chân bướm trong và cơ chân bướm ngoài.
 
-Động mạch má đi cùng thần kinh miệng cấp máu cho cơ mút, da và niêm mạc vùng má.
 
Đoạn sau cơ chân bướm ngoài :
 
Đoạn này cấp máu cho vùng hàm trên, gồm các nhánh:
 
-Động mạch huyệt răng trên sau đi vòng xuống dưới trong hố dưới thái dương đến mặt sau xương hàm trên. Tại đây, động mạch huyệt răng trên sau cho các nhánh nướu răng và nhánh răng. Các nhánh răng cùng với thần kinh răng trên sau chui qua các lỗ vùng lồi củ xương hàm trên để cấp máu cho các răng cối hàm trên và phần dưới niêm mạc xoang hàm.
 
-Động mạch dưới ổ mắt tách khỏi động mạch hàm tại lỗ chân bướm khấu cái và đi vào ổ mắt qua khe ổ mắt dưới. Sau khi đi vào ổ mắt, động mạch đi trong rãnh dưới ổ mắt và chui ra mặt trước xương hàm trên qua lỗ dưới ổ mắt với thần kinh cùng tên. Trước khi rời khỏi ổ mắt, động mạch cho các nhánh động mạch răng trên trước.
 
Nhánh tận động mạch hàm :
 
-Động mạch khau cái xuống là nhánh tận thứ nhất của động mạch hàm. Sau khi đi qua ống chân bướm khấu, nó cho nhánh khấu cái lớn và khấu cái nhỏ đi trong các ống cùng tên. Động mạch khấu cái lớn cấp máu cho phần khấu cái cứng và động mạch khấu cái nhỏ cấp máu cho phần khấu cái mềm. Ngoài ra động mạch còn có nhánh động mạch ống chân bướm xuất phát từ khấu cái xuống hoặc động mạch khấu cái lớn.
 
-Động mạch bướm khau là nhánh tận thứ hai của động mạch hàm. Nhánh này đi vào xoang mũi qua lỗ bướm khấu và cho các nhánh mũi sau ngoài đến ngách mũi giữa, xương xoăn mũi dưới và xoang cận mũi.
 
Động mạch thái dương nông
 
Động mạch thái dương nông là nhánh tận nhỏ hơn của động mạch cảnh ngoài, bắt đầu từ trong tuyến mang tai, ngang vị trí cổ lồi cầu xương hàm dưới. Động mạch thái dương nông đi lên bắt ngang cung tiếp và phân chia thành 2 nhánh : nhánh trán và nhánh đỉnh. Thần kinh tai thái dương chạy dọc phía sau động mạch thái dương nông (hình 1 - 60). Động mạch ngang mặt là nhánh bên quan trọng của động mạch thái dương nông. Động mạch ngang mặt tách khỏi động mạch thái dương nông ngay trong tuyến mang tai và đi ra trước qua cơ cắn, giữa cung tiếp bên trên và ống tuyến mang tai bên dưới. Động mạch ngang mặt thường đi kèm nhánh gò má thần kinh mặt. Cũng như động mạch mặt, động mạch thái dương nông là nhánh dễ tổn thương nhất trong chấn thương hàm mặt do vị trí nông của chúng.
 
Trong phẫu thuật can thiệp vào lồi cầu hoặc khớp thái dương hàm, cần lưu ý việc bảo vệ động mạch thái dương nông. Đường rạch da nằm sau động mạch và khi bóc tách, động mạch phải nằm trong vạt phía trước. Trong đường rạch vùng thái
 
dương để tiếp cận gián tiếp xương gò má, cần lưu ý đường rạch phải nằm giữa hai
 
nhánh tận của động mạch thái dương nông: nhánh trán và nhánh đỉnh(hình 1 - 61).
 
3.ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG
 
Động mạch cảnh trong phân nhánh từ động mạch cảnh chung ngang mức sụn giáp. Tại vị trí này, động mạch cảnh trong nằm trong và trước so với động mạch cảnh ngoài. Động mạch cảnh trong đi lên trên và vào hố sọ giữa qua ống cảnh. Sau khi vào hố sọ giữa, động mạch cảnh trong đi qua tĩnh mạch xoang hang và phân chia thành 2 nhánh : động mạch não giữa và động mạch não trước. Nhánh bên quan trọng nhất sau khi xuyên qua tĩnh mạch xoang hang là động mạch mắt. Động mạch mắt xuyên qua khe ổ mắt trên cung cấp máu cho nhãn cầu, các cơ vận nhãn, tuyến lệ và mi mắt. Động mạch mắt cho các nhánh động mạch võng mạc trung tâm, động mạch sàng trước, động mạch sàng sau, động mạch mi trong, động mạch mi ngoài và động mạch trên ổ mắt. Động mạch mắt còn cho nhánh nối với động mạch góc, nhánh của động mạch mặt.
 
Trong chấn thương hàm mặt, những trường hợp xuất huyết hậu nhãn cầu thường do tổn thương các nhánh của động mạch mắt. Trong trường hợp này sẽ có dấu hiệu lồi mắt nhanh sau chấn thương. Khi can thiệp phẫu thuật xương gò má cũng vậy, nếu có dấu hiệu lồi mắt xuất hiện cần lưu ý tình trạng xuất huyết hậu nhãn cầu. Can thiệp giải áp bằng cách buộc động mạch sàng trước là một thủ thuật cần thiết. Ngoài ra, lồi mắt còn có thể do dò động tĩnh mạch xoang hang. Tuy nhiên, trong dò động tĩnh mạch xoang hang sẽ có tiếng thổi tâm thu khi đặt ống nghe trên nhãn cầu và dấu hiệu rung miu khi sờ nhãn cầu.
 
4.TĨNH MẠCH
 
Hệ thống tĩnh mạch vùng đầu cổ có thể chia làm hai hệ thống : hệ thống tĩnh
 
mạch nông và hệ thống tĩnh mạch sâu (hình 1 - 62). Hệ thống tĩnh mạch nông dẫn lưu về tĩnh mạch cảnh ngoài và cảnh trước, còn hệ thống tĩnh mạch sâu dẫn lưu về tĩnh mạch cảnh trong. Tuy nhiên, giữa hai hệ thống này đều có sự thông nối nhau. Sự thông nối giữa tất cả các tĩnh mạch vùng mặt có vai trò quan trọng trong sự lan rộng nhiễm trùng hoặc chảy máu trong chấn thương hàm mặt.
 
Tĩnh mạch cảnh trong
 
Tĩnh mạch cảnh trong bắt đầu từ lỗ cảnh, phía sau trong động mạch cảnh. Tĩnh mạch có liên quan mật thiết không chỉ với động mạch cảnh trong mà còn với thần kinh X trên đường đi xuống. Tất cả các tĩnh mạch sâu đều dẫn lưu về tĩnh mạch cảnh trong. Đổ vào tĩnh mạch cảnh trong còn có tĩnh mạch mặt chung, tĩnh mạch lưỡi và tĩnh mạch dưới lưỡi.
 
Tĩnh mạch mặt chung
 
Tĩnh mạch mặt chung bắt đầu tại vị trí gần góc hàm, do tĩnh mạch mặt và tĩnh mạch sau hàm nối nhau tạo thành. Như vậy, tĩnh mạch mặt chung dẫn lưu hầu hết các cấu trúc vùng hàm mặt. Tĩnh mạch mặt chung đổ vào tĩnh mạch cảnh trong ngang khoảng vị trí xương móng. Trong chấn thương hàm mặt hoặc trong can thiệp phẫu thuật vùng hàm mặt, tĩnh mạch mặt chung thường tổn thương nhất. Tĩnh mạch mặt chung còn là mốc giải phẫu để tìm nhánh bờ hàm dưới thần kinh mặt trong phẫu thuật vùng góc hàm hay vùng mang tai.
 
Tĩnh mạch mặt trước
 
Tĩnh mạch mặt trước tiếp nối tĩnh mạch góc, đi từ trên khoảng gốc mũi xuống và ra sau. Tại vị trí bờ hàm dưới, tĩnh mạch mặt trước đi cùng động mạch mặt và thường nằm phía sau động mạch mặt. Trong các phẫu thuật vùng dưới hàm hay cành ngang, thường phải cắt và cột tĩnh mạch này.
 
Tĩnh mạch sau hàm
 
Tĩnh mạch sau hàm tạo thành bởi tĩnh mạch thái dương nông và tĩnh mạch hàm tại vị trí cổ lồi cầu xương hàm dưới. Tĩnh mạch sau hàm đi trong tuyến mang tai và rời khỏi nhu mô tuyến ở cực dưới. Tại vị trí khởi phát, tĩnh mạch sau hàm nằm sát động mạch cảnh ngoài, nhưng càng xuống dưới tĩnh mạch sau hàm càng xa dần động mạch cảnh ngoài. Hầu hết các dẫn lưu vùng mặt đều đổ vào đám rối chân bướm rồi đến tĩnh mạch hàm. Đây là nơi dễ tổn thương trong các trường hợp gãy xương hàm trên kiểu
 
Lefort do đường gãy đi qua mảnh chân bướm. Chảy máu từ vùng này chỉ có thể cầm bằng biện pháp đặt mèche mũi trước hoặc mũi sau.
 
Tĩnh mạch cảnh ngoài
 
Tĩnh mạch cảnh ngoài hình thành bởi tĩnh mạch nhĩ sau và tĩnh mạch chấm, ngay dưới tai. Sau đó, tĩnh mạch chạy xuống băng ngang cơ ức đòn chũm và đổ vào tĩnh mạch cảnh trong.
 
Tĩnh mạch cảnh trước
 
Tĩnh mạch cảnh trước là một tĩnh mạch nhỏ nằm ở vùng cổ trước và đôi khi tĩnh mạch này không hiện diện. Tĩnh mạch cảnh trước đổ vào tĩnh mạch cảnh trong ngang khoảng bờ trước cơ ức đòn chũm.

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San