ĐƯỜNG VÀO PHẪU THUẬT TIẾP CẬN XƯƠNG HÀM DƯỚI

Download
ĐƯỜNG VÀO TIẾP CẬN XƯƠNG HÀM DƯỚI
 
Các đường tiếp cận xương hàm dưới đều là tiếp cận trực tiếp. Tùy thuộc vị trí gãy, hình thái và mức độ di lệch cũng như các phương tiện can thiệp sẳn có, chúng ta có thể chọn đường trong miệng hay đường ngoài mặt.
 
1.ĐƯỜNG TRONG MIỆNG
 
Đường vào trong miệng có thể tiếp cận toàn bộ xương hàm dưới. Đường vào trong miệng có ưu điểm không để lại sẹo ảnh hưởng thẩm mỹ, không làm tổn thương thần kinh VII như đường vào ngoài mặt, đồng thời có thể vào ổ gãy một cách dễ dàng trong đa số trường hợp, ngoại trừ vùng lồi cầu.
 
Trong phẫu thuật kết hợp xương hàm dưới vùng cằm, đường trong miệng được chỉ định trong hầu hết các trường hợp. Phẫu trường trong miệng rộng rãi hơn nhiều so với đường vào ngoài mặt.
 
Trong phẫu thuật kết hợp xương hàm dưới từ vùng cành ngang đến góc hàm, đường trong miệng được chỉ định trong trường hợp kết hợp xương bằng nẹp ốc. Kết hợp xương chỉ thép có thể sử dụng trong một vài trường hợp thuận lợi, tuy nhiên, tốt hơn nên sử dụng đường ngoài mặt.
 
Trong gãy lồi cầu, đường vào trong miệng chỉ sử dụng trong gãy lồi cầu thấp, ít di lệch. Việc nắn chỉnh và kết hợp xương lồi cầu theo đường trong miệng thực sự rất khó khăn và ít phẫu thuật viên sử dụng đường này.
 
2.ĐƯỜNG NGOÀI MẶT
 
Đường vào tiếp cận xương hàm dưới ngoài mặt được phác hoạ cách bờ dưới xương hàm dưới khoảng 1,5 - 2cm trong mọi vị trí kết hợp xương từ vùng cằm đến lồi cầu. về phương diện giải phẫu, có thể chia đường vào ngoài mặt làm 2 nhóm :
 
Nhóm đường vào phía trước trong trường hợp kết hợp xương hàm dưới vùng cằm và trước vùng cành ngang. Trong trường hợp này, không có cấu trúc giải phẫu quan trọng nào cần lưu ý. Sau khi rạch da, chúng ta bóc tách qua lớp cơ bám da rồi rạch màng xương để bộc lộ ổ gãy.
 
Nhóm đường vào phía sau trong trường hợp kết hợp xương hàm dưới vùng ^ sau cành ngang, góc hàm, cành cao và lồi cầu. Trong trường hợp này, có những cấu giải phẫu quan trọng cần lưu ý như nhánh bờ hàm dưới thần kinh VII, động - tĩnh mạch mặt. Nhánh bờ hàm dưới thần kinh VII là cấu trúc thường bị tổn thương nhất trong phẫu thuật vùng góc hàm và sau cành ngang, Sau khi rạch da, chúng ta bóc tách qua lớp cơ bám da đến cân cổ nông. Nhánh bờ hàm dưới thần kinh VII thường đi
 
trên cân cổ nông dọc theo bờ dưới xương hàm dưới. Theo Dingman, nhánh bờ hàm dưới cách bờ dưới xương hàm dưới tối đa 1cm. Tuy nhiên, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy nhánh bờ hàm dưới có thể cách bờ dưới xương hàm dưới đến 3cm. Do tính chất đa dạng của giải phẫu nhánh bờ hàm dưới, trong mọi trường hợp nên cẩn thận khi sử dụng đường vào vùng này.
 
Động mạch mặt là cấu trúc thứ hai cần quan tâm trong trường hợp sử dụng
 
đường vào ngoài mặt. Trong mọi trường hợp phẫu thuật kết hợp xương góc hàm và V sau cành ngang, nên buộc động mạch mặt trước khi bộc lộ ổ gãy. Hạch dươi hàm là cấu trúc giúp định vị động mạch mặt dễ dàng, vì động mạch nằm ngay dưới hạch dưới hàm.
 
Trường hợp sử dụng đường vào trước tai để can thiệp phẫu thuật lồi cầu hay khớp thái dương hàm, các nhánh xuất phát từ thân chính trên là những nhánh cần quan tâm. Ngoài ra động mạch thái dương nông cũng cần được bảo vệ trong quá trình đi vào vùng lồi cầu hay khớp thái dương hàm.

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San