Phẫu thuật trong miệng

Sắp xếp theo:

Chảy máu 1 Nguyên nhân       Nhổ răng là một can thiệp phẫu thuật thường gây chảy máu vì các lý do: xoang miệng là nơi có rất nhiều mạch máu, nhổ răng để lại một vết thương hở ở mô xương và mô mềm làm cho máu rỉ liên tục từ vết thương, cắn gòn không đủ chặt và không che kín ổ răng, bệnh nhân hay dùng lưỡi chạm vào ổ răng hoặc làm động tác hút khiến cục máu đông bị bong khỏi ổ răng gây ra chảy máu thứ phát, ngoài ra các men trong nước bọt có thể phân giải cục máu đông trước khi tạo thành mô hạt.…

Chấn thương khớp thái dương hàm 1. Nguyên nhân - Đối với những bệnh nhân có rối loạn khớp thái dương hàm sẵn có, việc nhổ răng cho bệnh nhân không làm tăng nguy cơ rối loạn khớp thái dương hàm. Khi nhổ răng - tiểu phẫu thuật, có thể gây ra các tai nạn cho khớp thái dương hàm như chấn thương hay trật khớp. - Biến chứng trật khớp khi nhổ răng thường xảy ra cho phụ nữ nhiều hơn nam giới, cũng có thể gặp biến chứng này khi bệnh nhân há miệng hay ngáp quá lớn. Bệnh cảnh thường gặp là khi nhổ răng cối…

CHẤN THƯƠNG THẦN KINH 1. Nguyên nhân      Các nhánh của dây thần kinh V phân bố cảm giác ở niêm mạc và da có thể bị tổn thương khi can thiệp nhổ răng tiểu phẫu, các nhánh thường bị chấn thương là thần kinh cằm, thần kinh miệng, thần kinh mũi khẩu, thần kinh lưỡi và thần kinh xương ổ dưới. Các tổn thương thần kinh thường gây ra cảm giác dị cảm, tê, mất cảm giác ở vùng do thần kinh chi phối. - Thần kinh mũi khẩu cái và thần kinh miệng thường bị chấn thương khi tạo vạt để nhổ các răng ngầm ở vùng lân…

Tổn thương răng 1. Tổn thương răng kế bên Khi nhổ răng, bác sĩ thường tập trung vào răng đang nhổ và đôi khi vô tình làm tổn thương các răng kế bên. Các tổn thương thường gặp là: 1.1. Gãy răng - Tổn thương thường gặp nhất là vô tình làm gãy hoặc sứt miếng trám ở răng kế bên khi dùng nạy hay kìm không thận trọng, biến chứng này hay xảy ra khi răng có lỗ sâu hay miếng trám lớn. - Khi miếng trám hay mô răng bị rơi hoặc vỡ, bác sĩ phải lấy hết miếng trám và mô răng ra khỏi miệng và tránh làm rơi vào…

Thông xoang   1. Nguyên nhân Khi nhổ các răng cối lớn hàm trên có thể tạo lỗ thông giữa xoang miệng và xoang hàm. Yếu tố thuận lợi của biến chứng này là kích thước xoang hàm rộng, không có lớp xương hay chỉ có lớp xương mỏng giữa các chân răng và xoang hàm và nếu các chân răng phân kỳ nhiều, khi đó có nhiều khả năng nền xoang hàm sẽ di chuyển theo răng. Nếu sử dụng lực nhổ răng không kiểm soát có thể làm vỡ lớp xương mỏng ngăn cách giữa chân răng và xoang hàm tạo ra lỗ thông. 2. Xử trí - Khi xảy…

Gãy xương hàm dưới -  Đây là biến chứng hiếm gặp, thường liên quan riêng với phẫu thuật nhổ răng cối lớn thứ ba mọc ngầm. Biến chứng này luôn có điều kiện thuận lợi tại chỗ như có điểm yếu ở xương hàm vì các tổn thương tại chỗ gây tiêu xương như nang thân răng, viêm xương mạn tính, hoặc một số bệnh toàn thân có ảnh hưởng đến cấu trúc xương như loãng xương, xương kém phát triển,... Khi nhổ các răng khôn ngầm, nhất là các răng ngầm quá sâu, nếu sử dụng nạy với lực quá mức có thể gây gãy xương hàm.…

Tổn thương xương ổ 1. Nguyên nhân    Nhổ răng cần phải nới rộng xương ổ xung quanh để giải phóng răng dễ dàng và đường thoát của răng không bị cản trở, một số trường hợp xương ổ có thể bị gãy thay vì được nới rộng cùng lúc với việc lấy răng. Hầu hết nguyên nhân gãy xương ổ có thể có do dùng lực của nạy hay kìm quá mức, răng bị cứng khớp nhất là những răng đã lấy tủy hay ở người lớn tuổi, do cấu trúc xương ổ khá mỏng ở vùng mặt ngoài răng nanh và cối nhỏ thứ nhất hàm trên hay nền xoang, lồi củ. Gãy…

Tổn thương mô mềm 1. Nguyên nhân - Đa số các chấn thương mô mềm của xoang miệng luôn do phẫu thuật viên thiếu thận trọng khi sử dụng dụng cụ ở những vùng niêm mạc nhạy cảm và dùng lực quá mức, không kiểm soát. Dù đang can thiệp trên răng hay xương vẫn phải chú ý đến mô mềm xung quanh. - Phần lớn chấn thương mô mềm là rách vạt mô mềm khi phẫu thuật nhổ răng, điều này thường do tạo vạt không đủ rộng, khi banh làm vạt bị căng, co kéo và rách, vạt thường bị rách ở một đầu của đường rạch. Để tránh biến…

Mất tri giác - Mất tri giác tạm thời có thể một phần hay toàn bộ do thiếu oxy trong não. Từ nhẹ đến nặng, người ta có thể chia ra 3 trạng thái xỉu, ngất xanh, và ngất trắng. - Nguyên nhân có thể do phản xạ dây thần kinh X, hạ huyết áp tư thế, bệnh nhân quá sợ hãi, quá liều thuốc hay sốc phản vệ. Trong phần này, không đề cập đến nguyên nhân do thuốc tê vì đã được đề cập ở phần trên. 1.1. Xỉu - Xỉu thường được định nghĩa như sự mất một phần tri giác tạm thời, thoáng qua. Bệnh nhân cảm thấy chóng mặt,…

Phản ứng quá liều thuốc tê        Phản ứng quá liều được xác định khi nồng độ thuốc trong máu quá cao ở các cơ quan và mô đích. Phản ứng quá liều thường là tác động bất lợi thực sự thường gặp nhất, chiếm khoảng 99% trong các trường hợp. Phản ứng quá liều chỉ xảy ra khi thuốc đạt được liều cao đầu tiên trong hệ thống tuần hoàn đủ gây tác động bất lợi trên các mô của cơ thể. Bình thường thuốc hấp thu vào hệ thống tuần hoàn, được phân phối lại trong các mô và biến đổi sinh học tại các bộ phận khác…

Phù nề hoặc sưng Nguyên nhân: −Chấn thương trong khi tiêm −Nhiễm trùng −Dị ứng −Chảy máu −Bệnh phù Quincke (hereditary angioedema) —

Nóng rát tại chỗ tiêm 1. Nguyên nhânCảm giác nóng rát khi gây tê tuy rất ít gặp nhưng lại gây khó chịu nhiều cho bệnh nhân. Nguyênnhân của cảm giác này là do:– Thuốc tê có độ pH quá thấp, thường thuốc tê có thuốc co mạch có độ pH thấp hơn loại khôngcó thuốc co mạch.– Bơm thuốc quá nhanh đặc biệt ở những vùng mô chắc, dính sát vào xương như khẩu cái.– Thuốc tê bị nhiễm các hóa chất khác do ngâm trong cồn hay các chất sát trùng lạnh.– Dung dịch thuốc tê có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể.Cảm giác…

Đau do tiêm Nguyên nhân: Thái độ bất cẩn của nha sĩ Tiêm quá nhiều lần Tiêm nhanh gây tích tụ thuốc tê tại chỗ quá nhanh

Tụ máu Một khối sưng khu trú chứa đầy máu có thể xảy ra khi vô tình chọc vào một mạch máu lớn. Khối máu tụ có thể dẫn đến đau hoặc khít hàm

Liệt mặt tạm thời:  Do hướng kim bị trượt ra phía sau cành lên làm ảnh hưởng đến thần kinh mặt - Tổn thương lớp vỏ dây thần kinh do kim tê. - Chảy máu vào bên trong hoặc xung quanh vỏ dây thân kinh Biểu hiện: - Các nhánh của thần kinh mặt có thể bị tổn thương khi gây tê cục bộ khu vực này. Biểu hiện là một bên mặt sẽ mất cân đối và không có khả năng chớp một mắt. - Tê kéo dài hoặc dị cảm. - Đôi khi nó kéo dài trong một vài giờ. Đôi khi nó kéo dài trong nhiều ngày,tuần hay vài tháng, tuy nhiên nó…

Cứng khít hàm: Là tình trạng co thắt các cơ hàm làm hạn chế độ há miệng của bệnh nhân, biến chứng này tuy ítxảy ra nhưng lại tiến triển mạn tính hơn và gây khó chịu nhiều hơn cho bệnh nhân.2.1. Nguyên nhânChấn thương cơ hay các mạch máu tại vùng hố thái dương là nguyên nhân thường gặp nhất gâycứng khít hàm. Ngoài ra còn do dùng dung dịch thuốc tê có tính kích thích do có lẫn các hóa chấtkhác như cồn hay các chất sát trùng lạnh, bản thân dung dịch thuốc tê chích cũng có đặc tính gây độcnhẹ trên cơ…

Gãy kim: Tai nạn gãy kim tuy ít khi xảy ra nhưng lại rất nguy hiểm, do phần kim gãy nằm trong mô mềmrất khó lấy và có nguy cơ bị trôi sang vùng khác, tai nạn này hầu như có thể phòng tránh được.1. Nguyên nhânNguyên nhân chính của việc gãy kim khi gây tê là do những cử động bất thường của bệnh nhânnhư lực môi, má, lưỡi của bệnh nhân chống lại kim chích, hay do bệnh nhân thình lình di chuyển đầukhi đâm kim vào mô mềm hay tiếp xúc với màng xương. Tai nạn này đặc biệt hay gặp khi bác sĩ đâmkim vào mô…

Các biến chứng của gây tê: gãy kim đau khi chích cảm giác nóng rát khi chích tê/dị cảm kéo dài khít hàm Tụ máu( Hematoma) nhiễm trùng phù nề or sưng tróc vảy mô liệt TK mặt Tổn thương trong miệng sau gây tê :                  -Herpes simplex                 -Áp tơ tái phát      12.  Độc tính:            -Lâm sàng:                               Lo lắng/sợ hãi                               Kích động                                Nhức đầu                                Run                        …

Gây tê chặn TK cằm: -TK cằm và TK răng cửa là các nhánh tận của TK răng dưới -Chi phối cảm giác da môi, niêm mạc môi, tủy răng, xương ổ RCN và R trước dưới cùng bên Kỹ thuật: -Vùng tiêm: nếp niêm mạc tại lỗ cằm, nằm giữa các RCN dưới -Độ sâu đâm kim ~5-6mm -Bơm 0.5-1 cc thuốc tê -Xoa nằn vùng tiêm để thuốc tê ngấm vào trong lỗ cằm để làm tê TK răng cửa

Gây tê gai Spix -Chỉ định: can thiệp môi dưới hay niêm mạc mặt ngoài hàm dưới trừ niêm mạc mặt ngoài vùng răng cối lớn dưới, can thiệp trên mô xương và các răng hàm dưới bên chích -CCĐ:       +Nhiễm trùng hay viêm cấp tính tại vị trí chích.        +Rối loạn đông máu       +KHông kiểm soát được cắn môi dưới hay lưỡi liên tục sau khi hoàn tất can thiệp, thường gặp ở trẻ em hay bệnh nhân có rối loạn tâm thần -Vùng tê: Môi dưới, da vùng cằm, niêm mạc mặt ngoài hàm dưới trừ vùng răng cối lớn, phần cành…

Kỹ thuật gây tê Vazirani – Akinosi: -     Chỉ định bệnh nhân khít hàm ,gãy xương hàm dưới ,bênh nhân tâm thần ,trẻ em. -     Điểm đâm kim: mô mềm phủ ở bờ trong cành lên ,gần với củ lồi cầu hàm trên,độ cao ngang bằng ranh giới niêm mạc – lợi của răng hàm trên -Điểm đến của kim: trong vùng thần kinh xương ổ răng dưới -     Kỹ thuật:        + Đặt ngón tay cái hay ngón trỏ kéo môi bộc lộ mặt trong cành lên        + Đặt ống tiêm song song với mặt phẳng nhai,đâm kim vào điểm nối niêm mạc – lợi  của răng…

Kỹ thuật Gow – gates:  - Điểm chuẩn: niêm mạc miệng khoảng mặt trong cành lên,từ khóe miệng tới bờ dưới nắp tai, tương ứng với phía dưới và xa và múi trong gần răng cối lơn thứ hai hàm trên  - Điểm đến: mặt bên cổ lồi cầu, phía dưới chỗ bám của cơ chân bướm ngoài  - Kỹ thuật:         + Đặt ngón trỏ ngoài mặt tại bờ dưới nắp tai hướng đến khóe miệng, ngón cái dọc bờ trước cành lên xương hàm dưới        +Đâm kim từ hướng khóe miệng phía bên đối diện vào niêm mạc ở vị trí phía dưới xa múi trong gần…

                    Gây tê hàm dưới Có nhiều kỹ thuật gây tê:  - kỹ thuật Gow – Gates  - kỹ thuật Vazirani – Akinosi  - gây tê gai Spix  - Gây tê dây thần kinh miệng  - Gây tê dây thần kinh cằm và răng cửa hàm dưới  

Gây tê thần kinh hàm trên(V2 block) -Để gây tê các R trên, xương ổ răng, khẩu cái cứng, mềm, nướu và da vùng mi dưới, cánh mũi, má, môi trên cùng bên chích - 2 kỹ thuật:      +Trên lồi củ      +Ống khẩu cái lớn 1. Kỹ thuật chích trên lồi củ: -Vùng tiêm: nếp niêm mạc vùng R7 trên -Hướng kim 45 độ lên trên vào trong giống như gây tê chặn TK răng trên sau -Độ sâu đâm kim ~30mm -Tiêm ~1.8cc thuốc tê 2. Kỹ thuật chích vào ống khẩu cái lớn: -Vùng chích là ống KC lớn -Vùng kim đến: TK hàm trên trong hố…

Gây tê TK mũi khẩu cái: -Gây tê mô cứng, mô mềm của khẩu cái vùng R trước trên từ R nanh này đến R nanh kia * Kỹ thuật đâm 1 mũi -Vùng tiêm: gai cửa, vào trong lỗ cửa, ngay phía sau cổ răng cửa giữa khoảng 2mm -Độ sâu đâm kim

Gây tê TK khẩu cái lớn: -Vùng tê:  tê khẩu cái mềm vùng sau răng nanh trên, xương ổ tương ứng/khẩu cái cứng -Chỉ định: gây tê khẩu cái kết hợp với gây tê vùng dây TK xương ổ trên say hay dây TK xương ổ trên giữa khi can thiệp trên các răng cối lớn và cối nhỏ, phẫu thuật phần sau khẩu cái cứng -CCĐ: nhiễm trùng hay viêm cấp tính tại vị trí chích, can thiệp trên một hay hai răng riêng rẽ -Kỹ thuật:        +Điểm chuẩn: lỗ khẩu cái sau thường cách viền nướu 1cm ở giữa răng cối trên thứ 2 và thứ 3, phía…

Gây tê TK dưới ổ mắt: -Gây tê các R trước trên và các RCN trên, xương ổ tương ứng, và nướu mặt ngoài -Phối hợp với gây tê TK răng trên giữa và trước -Làm tê mi dưới, cánh mũi và da vùng dưới ổ mắt   Kỹ thuật: -Sờ vị trí lỗ dưới ổ mắt và đặt ngón tay cái hay ngón trỏ lên vùng này -Kéo môi trên và niêm mạc má -Vùng tiêm: nếp niêm mạc vùng R4/R3 trên -Tiếp xúc với xương ở vùng dưới ổ mắt -0.9-1.2 cc

Gây tê TK răng trên trước: -Gây tê các R trước trên, xương ổ răng và nướu mặt ngoài vùng răng này   Kỹ thuật: -Vùng tiêm: nếp niêm mạc giữa R2 và R3 -Đâm kim sâu: 10-15mm -0.9-1.2 cc

Gây tê TK răng trên giữa -Gây tê RCN trên, xương ổ răng tương ứng và nướu mặt ngoài -Dây TK này hiện diện ở khoảng 28% dân số -Dùng khi gây tê dưới ổ mắt thất bại khi gây tê RCN trên Kỹ thuật: -Vùng tiêm: nếp niêm mạc ở vùng R4/R5 trên -Đâm kim sâu khoảng 10-15mm -0.9-1.2 cc  

Gây tê TK răng trên sau: -Gây tê tủy, xương ổ R tương ứng và nướu mặt ngoài của RCL 1,2,3 hàm trên (trừ chân ngoài gần R6) Kỹ thuật: -Vùng tiêm: nếp niêm mạc giữa R6 và R7 -Góc 45 độ hướng lên trên, vào trong -Không cảm thấy có lực cản( nếu chạm xương là do góc hướng vào trong nhiều, chỉnh hướng kim ra ngoài) -Đâm kim sâu khoảng 15-20mm -Rút ngược  
Hiển thị 91 đến 120 của 137 (5 trang)
© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San