Giải phẫu răng cối lớn hàm dưới
BÀI GIẢNG CỦA BASIM ZWAIN – GIẢI PHẪU RĂNG
RĂNG CỐI LỚN HÀM DƯỚI VĨNH VIỄN
Giáo sư, Tiến sĩ Basim Zwain
Khoa Nha, Đại học Kufa
Được thực hiện dịch bởi nhóm dịch BiVa Dental
RĂNG CỐI LỚN THỨ NHẤT HÀM DƯỚI
Các đặc điểm nhận dạng chính:
- Có năm múi: hai múi ngoài, hai múi trong và một múi xa.
- Mặt ngoài lớn (có xu hướng nghiêng về phía lưỡi) với hai rãnh phát triển.
- Thân răng rộng theo chiều gần-xa hơn so với chiều ngoài-trong.
- Hình dạng mặt nhai có dạng hình chữ nhật.
- Có hai chân răng phát triển tốt, một chân gần và một chân xa
Mặt ngoài:
- Vùng tiếp xúc gần nằm ở vị trí giao giữa một phần ba nhai và một phần ba giữa.
- Vùng tiếp xúc xa thấp hơn một chút so với vùng tiếp xúc gần.
- Đường viền cổ răng đều đặn, cong về phía chóp.
- Có hai rãnh phát triển giữa các múi, đóng vai trò là đường phân chia giữa các múi ngoài. Rãnh phát triển gần ngoài ngắn hơn rãnh phát triển xa ngoài.
- Có thể quan sát rõ ba múi: múi gần ngoài, múi xa ngoài và múi xa; đỉnh múi gần trong và xa trong cũng có thể nhìn thấy.
- Múi gần ngoài hơi rộng hơn múi xa ngoài, cả hai múi này chiếm 80% tổng chiều rộng gần-xa. Múi xa chiếm 20% còn lại.
- Các múi ngoài có mặt nhai phẳng, trong khi múi xa có dạng tròn.
- Điểm phân nhánh của hai chân răng cách đường cổ răng khoảng 3 mm.
Mặt trong:
- Có thể quan sát ba múi: múi gần trong, múi xa trong và phần trong của múi xa. Múi gần trong là múi rộng nhất theo chiều gần-xa và có đỉnh múi cao nhất, trong khi múi xa là múi thấp nhất.
- Hai múi trong có đỉnh nhọn và tạo thành các góc tù tại đỉnh múi.
- Rãnh phát triển trong kéo dài xuống khoảng 1/3 chiều dài thân răng, đóng vai trò là đường phân chia giữa các múi trong.\
Mặt gần:
- Thân răng có dạng hình thoi với xu hướng nghiêng về phía lưỡi của mặt ngoài.
- Đường viền ngoài của thân răng lồi ở vị trí giao giữa một phần ba cổ răng và một phần ba giữa (gờ cổ răng ngoài), sau đó đường viền thẳng đến đỉnh múi ngoài.
- Đường viền trong ít lồi hơn, với đỉnh độ cong nằm ở trung tâm của một phần ba giữa.
- Đường cổ răng không đều, cao hơn ở phía trong so với phía ngoài.
- Múi ngoài có mặt nhai phẳng, trong khi múi trong sắc nhọn hơn và có chiều cao lớn hơn.
- Gờ bên gần nằm thấp hơn đỉnh múi khoảng 1 mm.
Mặt xa:
- Do thân răng thấp hơn ở phía xa so với phía gần, có thể quan sát được hầu hết bề mặt ngoài, trong và mặt nhai từ góc nhìn mặt xa.
- Múi xa nằm về phía ngoài so với trục dọc của răng.
- Gờ bên xa ngắn và cong về phía cổ răng tạo thành góc tù.
- Đường cổ răng không đều.
- Chân răng xa hẹp hơn so với chân răng gần.
Mặt nhai:
- Thân răng có dạng hình chữ nhật, chiều dài gần-xa lớn hơn chiều ngoài-trong khoảng 1 mm.
- Kích thước ngoài-trong của thân răng lớn hơn ở phía gần so với phía xa. Kích thước gần-xa lớn hơn ở phía ngoài so với phía trong.
- Nhìn từ mặt nhai, có thể thấy nhiều phần của mặt ngoài hơn so với mặt trong.
- Có 5 múi theo thứ tự kích thước từ lớn đến nhỏ:
- Múi gần ngoài (lớn nhất).
- Múi gần trong và múi xa trong.
- Múi xa ngoài.
- Múi xa (nhỏ nhất).
- Vùng tiếp xúc xa nằm trên múi xa.
- Có 4 rãnh phát triển:
a) Rãnh trung tâm: nằm ở vị trí trung tâm.
b) Rãnh gần ngoài: phân chia múi gần ngoài và múi xa ngoài.
c) Rãnh xa ngoài: phân chia múi xa ngoài và múi xa.
d) Rãnh trong: phân chia múi gần trong và múi xa trong. - Có ba hố:
a) Hố trung tâm: Có dạng gần tròn, được giới hạn bởi:- Sườn xa của múi gần ngoài.
- Cả sườn gần và xa của múi xa ngoài.
- Sườn gần của múi xa.
- Sườn xa của múi gần trong.
- Sườn gần của múi xa trong.
b) Hố tam giác gần: Nằm phía xa của gờ bên gần.
c) Hố tam giác xa: Nằm phía gần của gờ bên xa.
- Có ba điểm lõm (hố chấm):
a) Hố trung tâm: Nằm ở trung tâm của hố trung tâm.
b) Hố gần: Nằm trong hố tam giác gần.
c) Hố xa: Nằm trong hố tam giác xa.
Các đặc điểm nhận dạng chính:
- Hình dạng mặt nhai có dạng gần vuông bo tròn.
- Có bốn múi: hai múi ngoài và hai múi trong.
- Không rộng theo chiều gần-xa bằng răng cối lớn thứ nhất hàm dưới (răng số 6).
- Mặt ngoài có một rãnh phát triển.
- Có nhiều rãnh phụ trên mặt nhai.
- Hai chân răng hẹp hơn so với răng số 6 và nằm sát nhau hơn.
RĂNG CỐI LỚN THỨ HAI HÀM DƯỚI
Mặt ngoài:
- Thân răng ngắn hơn và hẹp hơn theo chiều gần-xa so với răng số 6.
- Có một rãnh phát triển phân chia múi gần ngoài và múi xa ngoài, hai múi này có kích thước bằng nhau.
- Hai chân răng (gần và xa) hẹp hơn và nằm sát nhau hơn.
Mặt trong:
Chỉ có thể nhìn thấy múi trong do đỉnh múi trong cao hơn các múi ngoài.
Mặt gần:
- Gờ cổ răng ở phía ngoài ít rõ rệt hơn, và bề mặt nhai thu hẹp theo chiều ngoài-trong.
- Đường cổ răng không có độ cong.
- Có thể quan sát cả hai chân răng từ mặt này.
Mặt xa:
- Không có múi xa và rãnh xa ngoài.
- Có thể quan sát được hầu hết bề mặt nhai từ mặt xa.
Mặt nhai:
- Có dạng gần hình chữ nhật.
- Rãnh trung tâm nằm ở vị trí trung tâm, với các rãnh phát triển ngoài và trong gặp nhau tại rãnh trung tâm, tạo thành góc vuông.
- Có bốn múi:
- Hai múi ngoài: múi gần ngoài và múi xa ngoài.
- Hai múi trong: múi gần trong và múi xa trong.
- Có nhiều rãnh phụ tỏa ra từ các rãnh phát triển.
Các đặc điểm nhận dạng chính:
- Thân răng giống với răng cối lớn thứ hai (răng số 7) nhưng nhỏ hơn và có dạng tròn hơn.
- Hai chân răng ngắn, kém phát triển và thường dính nhau.
- Có bốn múi (nhưng có thể có nhiều hơn).
- Mặt ngoài có xu hướng nghiêng về phía trong.
- Có nhiều rãnh phụ.
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA RĂNG CỐI LỚN HÀM TRÊN VÀ RĂNG CỐI LỚN HÀM DƯỚI