Cứng khít hàm

Download

Cứng khít hàm:

Là tình trạng co thắt các cơ hàm làm hạn chế độ há miệng của bệnh nhân, biến chứng này tuy ít
xảy ra nhưng lại tiến triển mạn tính hơn và gây khó chịu nhiều hơn cho bệnh nhân.
2.1. Nguyên nhân
Chấn thương cơ hay các mạch máu tại vùng hố thái dương là nguyên nhân thường gặp nhất gây
cứng khít hàm. Ngoài ra còn do dùng dung dịch thuốc tê có tính kích thích do có lẫn các hóa chất
khác như cồn hay các chất sát trùng lạnh, bản thân dung dịch thuốc tê chích cũng có đặc tính gây độc
nhẹ trên cơ vân nếu chích trực tiếp vào cơ trên diện rộng. Xuất huyết cũng là một nguyên nhân gây
cứng khít hàm, lượng lớn máu thoát mạch sẽ gây kích thích mô làm rối loạn chức năng cơ, tình trạng
này sẽ kéo dài khi khối máu này chậm hấp thu trở lại. Nhiễm trùng sau khi gây tê cũng có thể gây
cứng khít hàm.
2.2. Xử trí
Trong đa số trường hợp, bệnh nhân thường có triệu chứng đau và khó chịu đi kèm với tình trạng
khó há miệng, triệu chứng này thường xuất hiện vào ngày thứ hai sau khi gây tê, nhất là gây tê vùng
thần kinh răng trên sau và thần kinh răng dưới, mức độ khó chịu thay đổi và thường ở mức trung
bình. Các triệu chứng này có thể hết tự nhiên sau vài ngày. Sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu
như: tập há miệng, cử động hàm sang bên, chườm nóng, ngậm nước muối ấm và loãng.
Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc súc miệng để làm giảm các triệu chứng đau và khó
chịu do khít hàm.
Thông thường cứng khít hàm sau khi gây tê chỉ kéo dài tối đa 72 giờ, khi qua giai đoạn này phải
nghĩ đến nguyên nhân nhiễm trùng và chỉ định sử dụng kháng sinh. Nếu đau và khít hàm vẫn trầm
trọng sau 5 - 7 ngày sử dụng kháng sinh cần khám bác sĩ phẫu thuật hàm mặt và sử dụng các biện
pháp điều trị khác như: sóng siêu âm hay dùng các khí cụ đặc biệt.
2.3. Dự phòng
– Dùng kim bén mới và vô trùng, đổi kim khi đã bị tù đầu.
– Tôn trọng nguyên tắc vô trùng khi gây tê: sát trùng kỹ vùng cần gây tê, đổi kim khi chích qua
vùng nhiễm trùng, giữ ống thuốc tê ở tình trạng vô trùng và tránh nhiễm các tạp chất.
– Tránh gây chấn thương khi gây tê, tránh đâm kim lại nhiều lần trên cùng một vùng, nên thay
bằng gây tê vùng cho nhiều mũi gây tê tại chỗ liên tiếp nếu phù hợp.

– Sử dụng lượng thuốc tê tối thiểu đủ có hiệu quả tê, tôn trọng kỹ thuật gây tê và cấu trúc giải
phẫu học vùng cần gây tê.

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San