Chấn thương khớp thái dương hàm

Download

Chấn thương khớp thái dương hàm

1. Nguyên nhân

- Đối với những bệnh nhân có rối loạn khớp thái dương hàm sẵn có, việc nhổ răng cho bệnh nhân không làm tăng nguy cơ rối loạn khớp thái dương hàm. Khi nhổ răng - tiểu phẫu thuật, có thể gây ra các tai nạn cho khớp thái dương hàm như chấn thương hay trật khớp.

- Biến chứng trật khớp khi nhổ răng thường xảy ra cho phụ nữ nhiều hơn nam giới, cũng có thể gặp biến chứng này khi bệnh nhân há miệng hay ngáp quá lớn. Bệnh cảnh thường gặp là khi nhổ răng cối hàm dưới, bệnh nhân há miệng lớn và lực của tay bác sĩ đè lên hàm quá mạnh, bệnh nhân trẻ thường bị chấn thương khớp trong khi người lớn tuổi thường bị trật khớp do giãn dây chằng. Biến chứng này có yếu tố thuận lợi là bệnh nhân bị giãn các dây chằng khớp và có tiền sử trật khớp trước đây.

2. Xử trí

 - Nếu bệnh nhân bị chấn thương khớp biểu hiện bằng triệu chứng đau vùng khớp thái dương hàm sau khi nhổ răng, cần chụp phim để chẩn đoán xác định, sau đó tùy theo mức độ chấn thương mà có hướng xử trí thích hợp. Khuyên bệnh nhân nên chườm ấm, ăn thức ăn mềm, hạn chế cử động hàm hay dùng băng cố định hàm nếu cần, dùng thuốc giảm đau. Có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu khác như sử dụng tia Laser ở công suất thấp: tia laser CO2, tia laser Argon, tia laser Helium, sóng siêu âm chiếu vào vùng khớp để giảm các triệu chứng đau và khó chịu.

- Khi bệnh nhân trật khớp thái dương hàm phải được nắn chỉnh khớp trở lại theo phương pháp sau đây: đặt bệnh nhân ngồi trên một ghế thấp, đầu thẳng, người phụ tá giữ đầu tựa thật chặt ra sau. Bác sĩ đứng trước mặt bệnh nhân, hai ngón tay cái của bác sĩ quấn gạc được đặt lên trên mặt nhai của răng cối dưới, các ngón tay còn lại giữ chặt bờ dưới xương hàm dưới ngay vùng góc hàm, cố gắng tạo thư giãn cho bệnh nhân bằng cách làm cho họ chú ý vào một công việc khác hay nói chuyện thông thường, dùng tay ấn mạnh hàm dưới từ trên xuống dưới và rồi đẩy hàm từ trước ra sau, cùng lúc yêu cầu bệnh nhân há miệng lớn hơn hay nha sĩ tìm cách làm cho bệnh nhân há miệng rộng thêm. Khi có cảm giác lồi cầu di chuyển và có tiếng động nhẹ nơi khớp là lồi cầu đã trở về vị trí cũ. Sau khi nắn chỉnh có thể giữ hàm bằng một băng cằm đầu cố định trong vòng vài ngày, khuyên bệnh nhân nên giới hạn cử động hàm và sử dụng thêm các biện pháp vật lý trị liệu nếu cần.

Trong trường hợp thất bại, có thể tiến hành nắn chỉnh khớp trong phòng mổ sau khi đã gây mê hoặc gây tê vùng thần kinh hàm dưới¼

3. Phòng ngừa

     Tìm hiểu kỹ tiền sử trật khớp, chấn thương khớp nếu có của bệnh nhân, chụp phim X. quang toàn cảnh đánh giá tương quan vị trí của lồi cầu và xương hàm trên. Trong quá trình nhổ răng nhất là các răng cối lớn dưới nên dùng tay đỡ hàm của bệnh nhân, kiểm soát lực nhổ răng và rút ngắn thời gian há miệng của bệnh nhân. Có thể dùng tấm chặn ở phía bên đối diện giúp tạo lực thăng bằng nên không làm chấn thương và đau khớp thái dương hàm. Nên nhổ răng theo phương pháp phẫu thuật đối với các răng cối lớn dưới khó nhổ.

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San