Gây tê gai Spix

Download

Gây tê gai Spix

-Chỉ định: can thiệp môi dưới hay niêm mạc mặt ngoài hàm dưới trừ niêm mạc mặt ngoài vùng răng cối lớn dưới, can thiệp trên mô xương và các răng hàm dưới bên chích

-CCĐ:

      +Nhiễm trùng hay viêm cấp tính tại vị trí chích. 

      +Rối loạn đông máu

      +KHông kiểm soát được cắn môi dưới hay lưỡi liên tục sau khi hoàn tất can thiệp, thường gặp ở trẻ em hay bệnh nhân có rối loạn tâm thần

-Vùng tê: Môi dưới, da vùng cằm, niêm mạc mặt ngoài hàm dưới trừ vùng răng cối lớn, phần cành ngang và phần dưới nhánh đứng xương hàm dưới bên chích, răng cối lớn, cối nhỏ, răng nanh, răng cửa dưới bên tiêm

1. Kỹ thuật gián tiếp:

-Điểm chuẩn:

            +xác định bằng ngón cái

            +Giao điểm của đường thẳng đứng( độ cao đâm kim)-bờ trước cành lên XHD tại vùng tam giác hậu hàm và một đường thẳng theo mặt phẳng trước sau( ngay phía ngoài dây chằng chân bướm hàm) nằm trên mặt phẳng song song  và cách mặt phẳng nhai răng cối lớn hàm dưới 1cm

-Ngón cái tựa lên mặt nhai, điểm đâm kim cách mặt nhai răng hàm lớn 1cm tại giai điểm của 2 đường thẳng kể trên. Khi bệnh nhân mất răng, ngón tay đặt trên sống hàm và kim đâm vào niêm mạc ở trên ngón tay khoảng 3mm

-Hướng kim song song với hướng ngón tay, khi chạm xương trượt nhẹ qua đường chéo trong để vào mặt trong xương hàm dưới, đi 1 đoạn 1cm thì chuyển hướng ống tiêm sang răng hàm nhỏ đối diện tới khi chạm xương

-Trong khi gây tê, ống tiêm luôn nằm trong mặt phẳng song song với mặt nhai hàm dưới, kim luôn giữ tiếp xúc sát xương. Tới khoảng 1,5-2mm đâm chậm và hút ngược kiểm tra. Sau đó bơm chậm khoảng 2ml thuốc tê

=> kỹ thuật này có một hạn chế là gây đau mô do di chuyển kim và tổn thương các cấu trúc lân cận, có thể tạo bọc máu, phản ứng co thắt cơ... biểu hiện trên lâm sàng bằng triệu chứng đau và khó há miệng

 

2.Kỹ thuật trực  tiếp

-Điểm chuẩn: giao điểm giữa hia gới hạn theo chiều cao và chiều trước sau:

     + Chiều cao: mặt phẳng song song và cách mặt phẳng nhai răng cối lớn dưới 1cm

     +Chiều trước sau: 3/4 khoảng cách theo chiều trước sau từ bờ trước cành lên đến đường đan bướm hàm

-ĐIểm đến của kim: TK xương ổ dưới trước khi chui vào lỗ hàm dưới

-Kĩ thuật chích:

     + Ngón cái hay ngón trỏ của bàn tay trái vừa banh má vừa đặt tại điểm chuẩn để kéo căng mô tại vùng chích sang bên, động tác này giúp nhìn rõ điểm đâm kim và giúp kim xuyên qua mô ít gây chấn thượng, đầu móng tay là vị trí đâm kim. các ngón khác tựa vào bờ sau nhánh lên

    +Hướng kim và ống tiêm từ răng hàm nhỏ dưới đối diện tới điểm chuẩn phía bên chích, song song cách mặt nhai răng cối lớn dưới 1cm, rồi đâm kim đụng xương

     +Đẩy kim: đẩy kim sâu chừng 1.5-2cm, có cảm giác đầu kim đụng xương.

      Nếu kim đụng xương quá sớm do đâm ra phía trước quá, còn nếu không đụng xương có thể kim bị trượt ra sau nhiều, nên chỉnh lại hướng kim

      +Dấu hiêu tê: cảm giác tê bì, kiến bò ở môi dưới, thời gian tê kéo dài từ 2-3h

Chú ý: ở trẻ em, vị trí gai spix thấp hơn so với người lớn vì thế không nên chích quá cao. Còn ở người lớn tuổi, nếu mất các răng cối lơn dưới, phải dự trù mức tiêu xương khi chích

 

3. Ưu điểm: chỉ một mũi tiêm tạo vùng tê rộng

4. Nhược điểm: tê đôi khi quá rộng ngoài yêu cầu can thiệp, tỷ lệ thấp bại cao( 15-20%), điểm chuẩn trong miệng thay đổi,nguy cơ chích trúng mạch máu, tê môi và lưỡi gây trở ngại cho bệnh nhân nhất là ở một số cá thể đặc biệt

5.Thất bại:

      + CHích quá thấp: do xác định sai điểm chuẩn hoặc do hướng kim sai.

      +Chích quá cao: kim xuyên khuyết sigma, và thuốc tê sẽ khuếch tán qua vùng cơ cắn

      +Chích quá nông: kim tiếp xúc xương quá sớm ngay khi vừa đâm qua mô mềm

      +Chích quá sâu: kim trượt ra phía sau cành lên, thuốc tê khuếch tán vào thần kinh mặt gây liệt mặt tạm thời

      +Kém hiệu quả tê trên các răng cối lớn dưới do nhánh phụ của thần kinh cổ và thần kinh hàm móng, bổ túc bằng cách chích têm vào vùng chóp mặt trong các răng phía sau răng đang can thiệp, hay bổ sung bằng kỹ thuật gây tê tại chỗ như gây tê dây chằng

     +Kém hiệu quả tê trên các răng cửa do giao thoa phân bố thần kinh từ bên đối diện, bổ sung bằng cách chích tại chỗ như gây tê cận chóp hay gây tê dây chằng tại các răng này

-Biến chứng:

     +Bọc máu: hiếm gặp

     +Cứng khít hàm do tổn thương cơ và mạch máu lúc chích làm rối loạn chức năng cơ, thuốc tê có lẫn thuốc sát trùng, chích nhanh và nhiều thuốc vào mô làm căng mô

     +Liệt mặt tạm thời do hướng kim trượt ra phía sau cành đứng làm ảnh hưởng đến thần kinh mặt

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San