Tổn thương xương ổ

Download

Tổn thương xương ổ

1. Nguyên nhân

   Nhổ răng cần phải nới rộng xương ổ xung quanh để giải phóng răng dễ dàng và đường thoát của răng không bị cản trở, một số trường hợp xương ổ có thể bị gãy thay vì được nới rộng cùng lúc với việc lấy răng. Hầu hết nguyên nhân gãy xương ổ có thể có do dùng lực của nạy hay kìm quá mức, răng bị cứng khớp nhất là những răng đã lấy tủy hay ở người lớn tuổi, do cấu trúc xương ổ khá mỏng ở vùng mặt ngoài răng nanh và cối nhỏ thứ nhất hàm trên hay nền xoang, lồi củ. Gãy lồi củ thường đi kèm xuất huyết nhiều do tổn thương động mạch răng trên sau khi làm gãy một phần lớn vỏ xương.

2. Xử trí

     - Có nhiều cách khác nhau để xử trí gãy xương ổ tùy thuộc vào dạng và mức độ gãy. Nếu xương bị gãy hoàn toàn và ra khỏi ổ răng cùng với răng thì không nên đặt trở lại vì sẽ trở thành mảnh xương chết ngăn cản sự liền sẹo và có thể gây nhiễm trùng, chỉ nên làm nhẵn các bờ xương bén có thể có do gãy xương. Nếu mảnh xương gãy lớn, còn dính chắc vào màng xương và mô mềm bên trên thì có thể sẽ lành nhưng cần phải nhẹ nhàng tách khỏi răng bằng các dụng cụ thích hợp và cố giữ cho xương còn tiếp xúc với vạt niêm mạc - màng xương, vì nếu vạt mô mềm được lật khỏi xương, sẽ làm giảm lượng máu cung cấp cho xương, gây hoại tử xương, sau đó khâu cố định mảnh xương và vạt niêm mạc.

- Nếu gãy lồi củ, nên cố gắng bảo tồn tối đa mảnh xương gãy để tăng sự vững ổn của hàm giả sau này: cố gắng tách rời mảnh xương ra khỏi răng và khâu cố định lồi củ bằng chỉ khâu. Khi khối xương lồi củ quá di động, còn dính vào mô mềm và không thể tách rời khỏi răng đang nhổ, có thể áp dụng cách xử trí sau: cố định răng đang nhổ vào răng bên cạnh, đợi khoảng 6 - 8 tuần đến khi lành thương xương rồi mới nhổ răng theo phương pháp phẫu thuật hay cắt rời thân răng để lại phần chân răng và xương lồi củ, đợi 6 - 8 tuần sau sẽ nhổ chân răng còn lại. Chỉ khi nào mảnh xương lồi củ tách rời hẳn khỏi mô mềm mới không điều trị bảo tồn được, lúc này nên kiểm tra bờ xương còn lại và khả năng thông xoang trước khi khâu kín vết thương.

3. Phòng ngừa

- Phương pháp cơ bản để ngăn ngừa các trường hợp gãy xương là kiểm tra cẩn thận xương ổ trên lâm sàng và trên phim X. quang trước phẫu thuật: cấu trúc và mật độ xương, xem xét kỹ hình dạng chân răng của răng cần nhổ và liên quan với xoang hàm. Tuổi bệnh nhân cũng là một yếu tố được quan tâm v́ xương ở bệnh nhân lớn tuổi kém đàn hồi hơn và như vậy dễ gãy hơn là được nới rộng ra.

- Trước phẫu thuật, nếu bác sĩ xác định có nguy cơ gãy xương cao, nên áp dụng nhổ theo phương pháp phẫu thuật v́ có thể lấy một lượng xương có kiểm soát, lành thương sẽ nhanh hơn và tạo được dạng sống hàm lý tưởng hơn cho phục hình sau này. Nếu chân răng dang rộng hoặc sát xoang hàm nên phẫu thuật bộc lộ răng cùng với chia chân răng để tránh gãy nền xoang hàm và tạo lỗ thông xoang mạn tính, cần thiết phải phẫu thuật để đóng kín sau này. Khi can thiệp nên sử dụng dụng cụ đúng kỹ thuật với lực hợp lý, có kiểm soát, hạn chế lực nhổ răng, nhất là trong trường hợp có yếu tố thuận lợi cho gãy xương, nếu thời gian nhổ răng kéo dài nên thay đổi kế hoạch điều trị bằng phẫu thuật thay vì tiếp tục như  cũ.

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San