Bao gồm:
- Hai cơ cắn,
- Hai cơ chân bướm trong.
- Hai cơ thái dương, đặc biệt là phần trước của các cơ này.
Các cơ cắn và chân bướm trong tạo thành một cơ cấu treo giữ góc hàm, cơ cắn bám ở
mặt ngoài, cơ chân bướm trong bám ở mặt trong góc hàm. Cả hai cơ tạo một lực tương tự
nhau đối với xương hàm. Tác động đồng vận khi được huy động làm hai cơ này giữ vai trò cơ
bản trong động tác đóng hàm, cố định hàm dưới trong tư thế sang bên. Hướng các sợi cơ của
cả hai cơ (cắn và chân bướm trong) gần như thẳng góc với mặt phẳng nhai khi hàm dưới ở tư
thế há.
Nếu vạch một đường ngang qua hai lỗ hàm (mandibular foramina), nơi bắt đầu của
ống răng dưới, đường này là trục quay của xương hàm dưới trong các vận động há – ngậm
thông thường, nghĩa là phần cành lên xương hàm dưới – nơi có các lỗ hàm - là nơi ít chuyển
động nhất. Trục ngang đó cũng đi qua gần trung tâm của cơ cắn và cơ chân bướm trong, ở đó,
sự thay đổi về độ dài của cơ ít nhất trong các động tác há ngậm.
1.1. Cơ cắn
Được mô tả như một cơ nhiều nguyên ủy, cơ có thiết đồ ngang rộng, có tiềm năng
lớn về lực co nhưng khả năng kéo dài bị giới hạn. Cơ có hai lớp: lớp ngoài và lớp trong.
Các sợi cơ lớp ngoài chạy xuống dưới và ra sau từ nguyên ủy ở cung gò má; các sợi cơ
lớp trong chạy theo hướng thẳng đứng hơn, từ cung tiếp gò má. Cả hai lớp cơ có bám tận
ở vùng góc hàm, lớp ngoài phủ lớp trong (Hình 2-7).
Ngoài tác dụng chính là đóng hàm, hai lớp của cơ cắn có khả năng tác động (đối
vận) với mức độ khác nhau đối với việc mở miệng. Tùy thuộc vào việc lớp nào tác động,
hoàn toàn hay một phần, lần lượt liên quan đến mức độ há, làm cho vận động há miệng là
một động tác trơn tru.
Cơ cắn là cơ được huy động cho lực co lớn, vì vậy, có cấu trúc nhiều chân bám,
cơ chỉ thay đổi ít về chiều dài trong các hoạt động đóng mở của hàm dưới. Bám tận của
cơ ở hàm dưới trải trên một vùng khá lớn (góc hàm và cành ngang), làm cho cơ này tạo
được nhiều hướng vận động.
1.2. Cơ chân bướm trong
Cơ chân bướm trong có nguyên ủy ở hố chân bướm (ở mặt trong cánh ngoài, mặt
ngoài cánh trong và một ít vào lồi củ xương hàm trên), chạy chếch xuống dưới, ra sau và
ra ngoài để bám vào mặt trong góc hàm (Hình 2-8).
Do sự sắp xếp ở hai phía của góc hàm, cơ cắn và cơ chân bướm trong tạo thành
một cặp cơ nâng hàm ở mỗi bên. Cơ chân bướm trong, vì vậy còn được gọi là “cơ cắn
trong”.
Chức năng chính của cơ chân bướm trong là nâng và định vị hàm dưới trong vị trí
sang bên. Cơ hoạt động mạnh trong động tác đưa hàm thẳng ra trước nhưng kém hơn
trong động tác há và ra trước. Trong động tác đưa hàm ra trước bên, cơ này hoạt động
trội hơn cơ thái dương.
1.3. Cơ thái dương
Cơ thái dương có hình quạt, nguyên ủy rộng (từ hố thái dương) và bám tận hẹp,
vào mỏm quạ và bờ trước cành lên xương hàm dưới. Cơ được mô tả là một cơ có hai
nguyên ủy, hình thành một lớp ngoài và một lớp trong. Các sợi cơ của lớp ngoài xuất
phát từ cân thái dương; các sợi cơ của lớp trong từ đường thái dương dưới và hố thái
dương. Các sợi cơ hội tụ vào một gân, xuống dưới để bám vào mỏm quạ và bờ trước cành
lên. Từ trước ra sau, có thể phân biệt ba nhóm sợi cơ: Nhóm trước chạy theo hướng thẳng
đứng, nhóm giữa chạy hơi chếch từ sau ra trước và xuống dưới, nhóm sau có hướng gần
như nằm ngang từ sau ra trước cho đến chỗ uốn để bám vào xương hàm. Thần kinh chi
phối cơ thái dương là ba nhánh của thần kinh thái dương, từ nhánh hàm dưới của thần
kinh V (Hình 2-9).
Về mặt chức năng, cơ thái dương có tác dụng như hai cơ, phần trước như một cơ
nâng, phần sau tác động như một cơ lui sau khi một bên co. Thông thường, phần trước
của cơ co sớm hơn một chút so với các phần còn lại. Nếu cả hai cơ tác động toàn bộ và từ
các sợi cơ phía trước đến các sợi cơ phía sau, hướng của lực kéo tổng hợp sẽ nâng hàm
dưới một cách đều đặn. Do hướng co cơ, các răng hàm dưới có xu hướng được đưa đến
lồng múi tối đa. Cơ thái dương là cơ nhậy cảm nhất với các cản trở cắn khớp