SỰ HÌNH THÀNH BỘ RĂNG SỮA VÀ THÀNH LẬP KHỚP CẮN

Download

1. Sự hình thành bộ răng sữa
1.1. Nhắc lại trình tự mọc răng
Răng sữa bắt đầu mọc khoảng 6 tháng tuổi và khớp cắn của bộ răng sữa được
thiết lập hoàn chỉnh khoảng 3 tuổi.
Răng sữa đầu tiên mọc thường là răng cửa giữa hàm dưới (từ tháng thứ 4 đến
tháng thứ 6). Tiếp theo là các răng cửa giữa và các răng cửa bên hàm trên; hai đến ba
tháng sau, răng cửa bên hàm dưới mọc (từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 9). Sau khoảng 3
đến 4 tháng (tháng thứ 12-13), răng cối sữa I hàm trên và dưới mọc và đi vào ăn khớp với
nhau. Răng nanh sữa thường mọc trễ hơn răng cối sữa I, khoảng tháng thứ 15-16. Răng
cuối cùng đi vào ăn khớp nhau của bộ răng sữa là răng cối sữa II. Bộ răng sữa thường
hoàn tất ở khoảng từ 24 đến 36 tháng tuổi.
Trục các răng cửa sữa thẳng đứng hơn so với các răng cửa vĩnh viễn. Giữa các
răng cửa sữa thường có khe hở. Bình thường, Các răng cửa dưới tiếp xúc với cingulum
của răng cửa trên ở khớp cắn trung tâm. Các răng này ăn khớp nhau theo khuynh hướng
răng cối sữa dưới ở vị trí phía trước hơn so với răng cối sữa trên. Trong hầu hết các
trường hợp, có khe hở linh trưởng ở phía gần răng nanh trên và phía xa răng nanh dưới,
đỉnh múi nhọn răng nanh dưới sẽ ăn khớp vào khe hở phía gần của răng nanh trên. Răng
cối sữa II mọc lên có thể cách răng cối sữa I một khoảng nhỏ, nhưng sau đó khe hở này
nhanh chóng được đóng kín do sự di gần của răng cối sữa II.

1.2. Sự phát triển của xương hàm
Trong quá trình hình thành bộ răng sữa, để có đủ khoảng trống cho các răng sữa
mọc lên và tạo thành một cung răng hài hòa, xương hàm trên và xương hàm dưới có sự
tăng trưởng về kích thước theo mọi hướng nhưng đặc biệt là phát triển mạnh theo chiều
ngang: ở hàm trên chủ yếu do sự tăng trưởng ở đường khớp giữa khẩu cái của xương hàm
trên, ở hàm dưới do sự tăng trưởng của cấu trúc sụn ở đường giữa (Hình 3-1 A và B;
Hình 3-2 A và B).

Hình 1. Sự tăng kích thước của hàm dưới từ mới sinh đến khi trưởng thành,
nhìn từ phía nhai.
A Khi mới sinh, hàm dưới tương đối nhỏ và có cấu trúc sụn ở giữa; hàm dưới
tăng trưởng nhanh theo chiều ngang nhờ cấu trúc sụn này.
B Khoảng 12 tháng tuổi, phần trước của xương hàm dưới mang bộ răng sữa đã
đạt đến kích thước gần bằng ở người trưởng thành.
C Lúc 10 tuổi, thân xương hàm dưới dài ra về phía sau tạo đủ khoảng trống cho
các răng vĩnh viễn mọc thêm vào cung hàm.
D Xương hàm dưới ở người trưởng thành đã phát triển đầy đủ, các răng vĩnh
viễn sắp xếp hài hòa trên cung hàm nhờ khoảng trống được tạo thêm về phía
sau.

Sự tăng trưởng của hàm dưới chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn vì sụn ở đường
giữa xương hàm dưới sẽ nhanh chóng cốt hóa trong nửa cuối năm đầu tiên. Ngược lại,
đường khớp giữa khẩu cái của xương hàm trên vẫn còn và tiếp tục tăng trưởng cho đến
khi sự phát triển của bộ răng và sự tăng trưởng mặt kết thúc. Hàm trên và hàm dưới điều
chỉnh tương quan với nhau theo chiều ngang nhờ sự ăn khớp của hai cung răng khi các
răng cối sữa đi vào ăn khớp. Như vậy sự phát triển về chiều rộng của cung hàm trên được
xác định chủ yếu theo sự phát triển có giới hạn của cung hàm dưới: khả năng tăng trưởng

của đường ráp giữa khẩu cái của xương hàm trên chỉ có tác dụng ở một mức giới hạn sau
khi phần sụn của xương hàm dưới đã cốt hóa.

Hình 2. Sự tăng kích thước của hàm trên từ mới sinh đến khi trưởng thành,
nhìn từ phía nhai.
A-Khi mới sinh, xương hàm trên có cấu trúc mỏng manh, chứa các mầm răng
bên trong.
B-12 tháng tuổi, hàm trên tăng kích thước đáng kể. Đường khớp giữa xương
hàm trên còn hở và vẫn duy trì sự tăng trưởng, điều này làm cho xương hàm
trên có khả năng tăng trưởng khá nhanh theo chiều rộng.
C-Lúc 10 tuổi, kích thước hàm trên theo chiều trước-sau đạt được do sự tạo
xương ở vùng lồi củ. Đường khớp giữa khẩu cái tiếp tục tăng trưởng làm tăng
chiều rộng xương hàm trên. Ngoài ra, sự tăng chiều rộng xương hàm trên còn
do sự đắp thêm xương mặt ngoài.
D-Kích thước ngang xương hàm trên ở người trưởng thành.

2. Sự thành lập khớp cắn bộ răng sữa
Khớp cắn ở vùng răng sau và sự nâng đỡ kích thước dọc đầu tiên được thiết lập
do sự lồng múi của các răng cối sữa I trên và dưới, diễn ra khoảng tháng thứ 15 – 16. Khi
mới mọc và có sự tiếp xúc đầu tiên, các răng này thường không ở đúng vị trí mà nó sẽ ăn
khớp với răng đối diện, thường phải có sự dịch chuyển, thay đổi vị trí theo chiều ngoài
trong và gần xa trong quá trình mọc theo chiều đứng để đạt được sự lồng múi sau cùng.
Trong đa số trường hợp, múi gần-trong của răng cối sữa I trên sẽ tiếp xúc tại một vị trí
nào đó với sườn nghiêng của trũng răng cối sữa I dưới. Trũng này có chức năng như một
cái phễu để múi trong răng cối sữa I trên đặt vào và thiết lập sự ăn khớp đúng, theo cơ
chế nón-phễu.

Tuy cả hai răng đều có sự điều chỉnh vị trí để đạt được tình trạng ăn khớp đúng,
sự dịch chuyển của các răng trên nhiều hơn răng dưới, vì cấu trúc xương hàm dưới ít cho
phép khả năng này hơn (Hình 3-3).
Theo Bengt Ingervall, khớp cắn sơ khởi của bộ răng sữa xuất hiện khi các răng
cối sữa I mọc. Mặc dù các răng cửa sữa mọc đầu tiên nhưng nó không đóng vai trò ăn
khớp nhau để nhai mà chủ yếu là để cắn và xé thức ăn.
Sự ăn khớp hoàn chỉnh của răng cối sữa I là một sự kiện quan trọng trong sự
thành lập khớp cắn của bộ răng sữa vì đây là lần đầu tiên diễn ra sự lồng múi của các
răng và chiều cao khớp cắn được xác lập.

Hình 3. Sơ đồ minh họa “cơ chế nón-phễu”trong quá trình phát triển
khớp cắn ở các răng sau. Tùy theo kiểu các răng đối diện gặp nhau đầu tiên mà
sự dịch chuyển có diễn ra hay không. Sự dịch chuyển theo hướng ngoài-trong
sẽ diễn ra chủ yếu ở hàm trên do cấu của hàm dưới ít cho phép sự dịch chuyển
của răng hơn.
Khoảng 3 tuổi, khớp cắn của bộ răng sữa được thiết lập hoàn chỉnh. Khớp cắn này
sẽ duy trì và thay đổi liên tục cho đến khoảng 5 tuổi. Ngay sau thời điểm này, các răng
vĩnh viễn bắt đầu mọc. Khoảng từ 3 đến 5 tuổi là giai đoạn tương đối ổn định nhất của bộ
răng sữa và đây cũng là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đối với sự mọc và phát triển của
các răng vĩnh viễn thay thế.
Sanin và Savara (1969) cho rằng một khớp cắn lý tưởng ở bộ răng sữa sẽ là một
tiền đề cho một khớp cắn lý tưởng ở bộ răng vĩnh viễn khi trưởng thành. Wheeler đã
khẳng định “một nghiên cứu đầy đủ về sự phát triển khớp cắn cần bắt đầu bằng khớp cắn
của bộ răng sữa ”.

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San