VẬN ĐỘNG CỦA HÀM DƯỚi TRÊN MẶT PHẲNG NGANG VÀ MẶT PHẲNG ĐỨNG NGANG

Download

I) VẬN ĐỘNG BIÊN SANG BÊN

1. Đồ hình Gysi (cung Gothic)
Trong vận động sang bên, người ta qui ước phía hàm dưới di chuyển tới gọi là
bên làm việc và lồi cầu bên đó gọi là lồi cầu làm việc. Bên đối diện được gọi tương
ứng là bên không làm việc và lồi cầu không làm việc.
Về mặt động học, người ta chia vận động sang bên của hàm dưới thành: vận
động sang bên li tâm và vận động sang bên hướng tâm:
1.1. Vận động sang bên li tâm:
Trong vận động sang bên li tâm, lồi cầu bên làm việc dịch chuyển nhẹ ra
ngoài và ra trước, lồi cầu bên không làm việc dịch chuyển ra trước, vào trong và
xuống dưới; lồi cầu bên làm việc là lồi cầu “trụ”; bên nhai là bên làm việc (Hình 4-
11)

1.2. Vận động biên hướng tâm:
Trong vận động sang bên hướng tâm, lồi cầu bên làm việc dịch chuyển nhẹ ra
sau và ra ngoài; lồi cầu bên không làm việc dịch chuyển nhẹ ra trước; lồi cầu bên
không làm việc là lồi cầu “trụ”; bên nhai là bên không làm việc (Hình 4-12).

Trong thực hành, vận động chức năng thường diễn ra là các vận động li tâm
(vận động đưa hàm ra trước bên). Phần dưới đây phân tích vận động biên sang bên li
tâm.
*
Trong các vận động sang bên, lồi cầu bên không làm việc di chuyển nhiều hơn
lồi cầu bên làm việc.
Các vận động sang bên của hàm dưới vạch những cung tròn nếu xương hàm
quay quanh lồi cầu bên làm việc (lồi cầu phải trong vận động sang phải hoặc lồi cầu
trái trong vận động sang trái). Sự di chuyển một đoạn ngắn ra phía ngoài của lồi cầu
làm việc có tác dụng làm cho lồi cầu làm việc không phải là tâm quay của lồi cầu
không làm việc và như vậy, làm cho đường vận động của một điểm trên hàm dưới
bớt cong.
Việc ghi lại vận động của hàm dưới được Gysi thực hiện lần đầu tiên năm
1910. Đồ hình này được gọi tên đầy đủ là “đồ hình cung Gothic của Gysi“ (Gothic
arch tracings of Gysi), còn được gọi tắt là “cung Gothic“ hay “đồ hình Gysi“ (Gothic
arch, Gysi tracing). Đồ hình Gysi được ghi trong miệng (phương pháp cổ điển của
Gysi), ngoài miệng bằng các phương tiện ghi vận động của hàm dưới, hoặc bằng các
phương tiện có vi tính hỗ trợ.
Đồ hình Gysi có dạng hình thoi, các cạnh là những đoạn cong nhẹ lõm về phía
sau, các góc trước và sau tù, các góc phải và trái nhọn. Nếu lấy tư thế tiếp xúc lui sau
là điểm bắt đầu và hàm dưới vận động tiếp xúc lần lượt sang phải, ra trước, sang trái
và trở về điểm ban đầu thì các góc của đồ hình Gysi là:
- Điểm tiếp xúc lui sau (1)
- Điểm tiếp xúc sang phải tối đa (2)
- Điểm tiếp xúc ra trước tối đa (3)
- Điểm tiếp xúc sang trái tối đa (4) (Hình 4-13)

Hình 4-13. A. Các thông số của vận động hàm dưới trên mặt phẳng ngang:
- Lồi cầu bên làm việc dịch chuyển nhẹ ra ngoài, từ L1 đến L2 (tương ứng với vậnđộng Bennett).

-                      Lồi cầu bên không làm việc dịch chuyển ra trước, xuống dưới, vào trong, từ K1 đến K2 (tạo góc Bennett).
                     B. Đồ hình Gysi có dạng hình thoi, với (1) là điểm tiếp xúc lui sau, (2) - điểmtiếp xúc sang phải tối đa,

                   (3) - điểm tiếp xúc ra trước tối đa, (4) - Điểm tiếp xúc sang trái tối đa.


Trong quá trình vận động để ghi đồ hình Gysi, vị trí của hai lồi cầu ở điểm
(1) là tại tương quan trung tâm ; ở điểm (3) là ở dưới và trước lồi khớp (trong tư thế
ra trước tối đa) ; ở (2) và (4), lồi cầu bên làm việc nằm tại tương quan trung tâm, lồi
cầu bên không làm việc dịch chuyển ra trước, xuống dưới và vào trong. (Về lý thuyết
và trong vận động sang bên có hướng dẫn, hàm dưới có thể quay quanh trục nằm ở
lồi cầu làm việc, nghĩa là ở vị trí tương quan trung tâm (Hình 4-14). Tuy vậy, nói
chung và trên thực tế, trục của vận động sang bên (trục X) không lấy tâm quay là lồi
cầu làm việc mà ở phía sau của các lồi cầu này, do có sự dịch chuyển ra phía ngoài
của lồi cầu làm việc (vận động Bennett) (Hình 4-15). Trục này vuông góc với mặt
phẳng B và gặp mặt phẳng B tại một điểm. Trục quay càng xa lồi cầu, vận động
Bennett càng lớn (Hình 4-16). Như vậy, vận động Bennett được tính theo mức độ
dịch chuyển của lồi cầu làm việc vì góc Bennett vẫn hiện diện ngay cả khi lồi cầu
làm việc không dịch chuyển (Hình 4-14).

Vận động dịch chuyển hàm dưới sang bên gọi là vận động Bennett. Lồi cầu
bên làm việc xoay nhẹ theo trục L và dịch chuyển nhẹ ra ngoài, từ L1 – L2. Vận động
Bennett được đánh giá bằng khoảng cách L1 - L2, thường dưới 1,5 mm (Lundeen,
1978) nhưng có thể đạt đến 3 mm (Guichet, 1969). Trong vận động sang bên, lồi cầu
bên làm việc dịch chuyển ra ngoài, có thể kết hợp ra sau hoặc ra trước. Lồi cầu bên
không làm việc dịch chuyển ra trước, xuống dưới và vào trong,
vạch đoạn K1 – K2,
đoạn này tạo một góc B với mặt phẳng đứng dọc khi chiếu trên mặt phẳng ngang, góc
này gọi là góc Bennett hay là độ nghiêng bên lồi cầu( ) ∗ (condylar angulation) (Hình 4-
13). Vận động sang bên có thể gồm hai thành phần: lập tức và tăng tiến (immediate
side shift, progressive side shift).
Có một mối liên hệ giữa góc Bennett với vận động Bennett. Hướng của vận
động Bennett phụ thuộc vào cấu trúc khớp thái dương hàm, hướng dẫn của răng và sự
co của cơ chân bướm ngoài. Thời gian diễn ra vận động Bennett có sự khác biệt lớn
giữa các cá thể, nếu vận động sang bên diễn ra sớm, nó được gọi là vận động sang
bên lập tức; nếu vận động sang bên diễn ra trễ, nó được gọi là vận động sang bên tăng
tiến (Hình 4-17)

Như vậy, đồ hình Gysi thể hiện vận động biên của hàm dưới trên mặt phẳng
ngang (sang bên và ra trước) có tiếp xúc. Tuy là những vận động tiếp xúc, nhưng các
răng không đóng vai trò hướng dẫn. Các vận động ghi lại trên đồ hình thể hiện tiềm
năng của cơ và khớp thái dương hàm hơn là ghi lại các vận động chức năng. Các vận
động tiếp xúc khác, bao gồm các vận động chức năng nằm trong phạm vi đồ hình
Gysi. Người ta cũng có thể thu được đồ hình Gysi ở các độ mở khác nhau của hàm
dưới, nghĩa là khi các răng không có tiếp xúc (Hình 4-18).

2. Vận động sang bên của hàm dưới
Vận động sang bên của hàm dưới là vận động chức năng quan trọng trong quá
trình nhai. Có một số đặc điểm cần chú ý:
Như đã nói trên, trục quay của hàm dưới trong vận động sang bên không nằm
ở lồi cầu làm việc, mà ở một điểm phía sau nó (Hình 4-15).
Đường đi của các răng cối nhỏ và cối lớn bên không làm việc theo hướng
chếch từ sau ra trước và vào trong.
Đường đi của các răng cối nhỏ và cối lớn bên làm việc theo hướng từ sau ra
trước và ra ngoài, ngang hơn bên không làm việc (ít chếch hơn) (Hình 4-19).
Vận động sang bên hướng tâm cũng có thể diễn ra trong một số hoạt động
chức năng

II) VẬN ĐỘNG CỦA HÀM DƯỚI GHI TRÊN MẶT PHẲNG ĐỨNG NGANG

Hầu hết các đặc trưng vận động biên của hàm dưới đã được mô tả trên mặt
phẳng đứng dọc và mặt phẳng ngang. Nếu ghi lại vận động biên của điểm răng cửa
trên mặt phẳng đứng ngang sẽ thu được sơ đồ theo thiết đồ đứng ngang của hình bao
vận động của điểm răng cửa (Hình 4-20).

Những vận động được mô tả trên là vận động biên. Người ta không thể thực
hiện những vận động ngoài đường biên đó. Các vận động biên chỉ có thể thực hiện
với sự cố gắng có ý thức hoặc với sự hướng dẫn. Tất cả các vận động phản xạ không
có ý thức thường nằm trong phạm vi hình bao vận động (Hình 4-21).
Các vận động tự do của hàm dưới thường theo các quĩ đạo cong hoặc hình chữ
S và thường bắt đầu từ tư thế nghỉ. Khác với vận động biên có thể lặp lại được, vận
động tự do có thể vẽ ra vô số đường khác nhau. Không một vận động tự do nào có thể
lặp lại một cách chính xác trừ khi hoàn toàn ngẫu nhiên. Các vận động tiếp xúc và
vận động tự do sẽ được mô tả trong bài về vận động chức năng của hàm dưới.

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San