KHỚP CẮN THĂNG BẰNG

Download

“Khớp cắn thăng bằng”, cả về sự phát triển quan niệm lẫn ứng dụng thực hành có
lẽ là một trang bi tráng nhất trong lịch sử cắn khớp học nói riêng và nha khoa
phục hồi nói chung. Quan niệm về khớp cắn thăng bằng, vì vậy, sẽ được trình
bày theo lịch sử phát triển của vấn đề.
1. Định nghĩa
Khớp cắn thăng bằng là khớp cắn có sự tiếp xúc đều và đồng thời ở tất cả mặt
chức năng của hai hàm và trong mọi vận động trượt của hàm dưới
. Trong khớp cắn
thăng bằng, có sự tiếp xúc đồng thời bên làm việc và bên không làm việc trong các vận
động sang bên và ra trước.
Những hình thức thông thường, tự nhiên của khớp cắn là khớp cắn bảo
vệ lẫn nhau, được định nghĩa là có sự nhả khớp của các răng bên không làm việc
trong các chuyển động lệch tâm của hàm dưới. Sự nhả khớp của các răng bên
không làm việc trong chuyển động sang bên và của các răng sau trong chuyển
động tiếp xúc ra trước giúp bảo vệ các răng bên không làm việc.
2. Lịch sử
Năm 1855 Bonwill, nhà toán học và nha sĩ, đã trình bày “những quy luận hình
học và cơ học của sự ăn khớp các răng”. Lý thuyết của Bonwill đã tạo ra một khung nhận
thức về “tính chất thăng bằng” của khớp cắn.
Bonwill phân tích và mô tả hàm dưới như một tam giác đều 10cm với 3 đỉnh là 2 lồi cầu
và góc cắn gần của răng cửa giữa dưới (Hình 3-20). Quan niệm hình học lý tưởng này
nhằm mục đích đạt được sự tiếp xúc nhiều nhất trên các răng cối nhỏ và răng cối lớn và
cùng lúc có sự tham gia của các răng cửa trong chuyển động sang bên. Kết quả của khớp
cắn thăng bằng là “sự cân bằng hoạt động của các cơ ở hai bên một cách đồng thời và đạt
được sự tiếp xúc nhai lớn nhất ở mọi chuyển động, hơn nữa, có sự cân bằng về áp lực và
lực trên toàn bộ cung răng”. Việc áp dụng những quan niệm này có lẽ giúp giảm bớt sự
nghiêng và lật của hàm giả toàn bộ khi thực hiện chức năng trong miệng. Theo sau lý
thuyết này, giá khớp Bonwill ra đời là dụng cụ đầu tiên ứng dụng những nguyên tắc toán
học vào giá khớp (Hình 3-21 A ,B).

Năm 1883, Walker đã ghi nhận đường đi của lồi cầu là nghiêng về phía dưới do
độ dốc của lồi khớp. Ông đã thiết kế một kiểu giá khớp có đường đi của lồi cầu điều
chỉnh được và một dụng cụ ghi ngoài mặt phức tạp để ghi độ nghiêng của đường chuyển
động của lồi cầu ở mỗi người (1896) (Hình 3-22, 3-23).

Năm 1890, quan niệm khớp cắn thăng bằng được F. G. Spee công bố. Spee trình
bày nhận xét về chức năng của bộ răng tự nhiên ở người, trong đó, theo Spee, (1) mặt
nhai của các răng hàm dưới trượt trên mặt nhai các răng trên; (2) các vùng tiếp xúc này
nằm trên cùng một mặt cong và (3), trục ngang của mặt cong này đi xuyên qua một điểm
ở phía sau ống lệ. Từ nhận xét này, đã dẫn đến khái niệm mà sau này được gọi là “đường
cong Spee” (Hình 3-24).

Cùng thời gian này, E. H. Angle cũng xây dựng bảng phân loại về khớp cắn (hệ
thống phân loại Angle, 1887).

Đầu thế kỷ XX, A. Gysi (1910) đã phê phán việc sử dụng các giá khớp bản lề
đóng mở đơn giản khá phổ biến hồi đó, nhưng cũng nhận thấy sự phức tạp của việc áp
dụng các kỹ thuật Walker để ghi các độ nghiêng của đường đi lồi cầu và xây dựng các
phương pháp đơn giản hơn để ghi nhận chính xác hơn các đường đi của lồi cầu. Gysi đã
đưa ra nhiều loại giá khớp mới trong giai đoạn này (Hình 3-25).

Phương pháp đơn giản nhất để ước lượng độ dốc lồi cầu của bệnh nhân là ghi dấu
bằng sáp trong miệng, kỹ thuật này (Christensen, 1902) vẫn được áp dụng rộng rãi đến
ngày nay trong nha khoa phục hồi.
Phát triển các quan niệm của Bonwill và Spee, G. S. Monson (1920, 1922, 1932)
đã trình bày quy luật hình cầu để giải quyết các vấn đề khớp cắn (Hình 3-26).

Năm 1955, Mc Collum cải tiến cung mặt của Snow (G. B. Snow phát minh ra
cung mặt 1907), gắn cung mặt với hàm dưới và nhờ đó, tạo ra cung mặt xác định được
trục bản lề. Một cặp cung mặt trên và dưới được dùng để hình thành một máy vẽ truyền

(pantograph), có thể ghi chuyển động của lồi cầu trong không gian ba chiều trong các vận
động ra trước và sang bên.
McCollum và các cộng sự (1962) đã sử dụng thuật ngữ “Hàm Học” (Gnathology)
để chỉ môn học nghiên cứu về chuyển động của khớp thái dương hàm, đo đạc các yếu tố
cơ bản để tái lập và sử dụng trong chẩn đoán và điều trị khớp cắn.
Người ta tin rằng nếu 1 giá khớp có thể bắt chước đúng tương quan của hàm và
chuyển động của lồi cầu thì có thể tạo được các răng ăn khớp nhau một cách lý tưởng
.
Các loại giá khớp điều chỉnh được cũng phát triển mạnh trong thời kỳ này, cho
phép việc ghi lại và tái lập đường đi của lồi cầu.
Ngày nay, người ta nhận thức rõ ràng rằng “ đối với bộ răng tự nhiên, các tiếp
xúc bên không làm việc thì không có giá trị thật sự, vì nó không giúp làm giảm bớt lực
“stress” lên các răng bên làm việc, mà (ngược lại), chúng có thể là những yếu tố góp
phần gây tổn thương do chấn thương (khớp cắn)” Schuyler (1953)
Khớp cắn thăng bằng là một biện pháp có giá trị trong phục hình, chủ yếu để giúp
hàm giả toàn bộ được ổn định. Trong thực hành phục hình, để đạt được khớp cắn thăng
bằng, cần xem xét mối quan hệ giữa năm yếu tố (bộ năm Hanau hay công thức
Thielemann), thể hiện như sau:

Thí dụ: Nếu độ dốc lồi cầu tăng thì phải giảm độ dốc răng cửa; Nếu độ dốc mặt phẳng
cắn tăng thì cần giảm đường cong Spee hoặc tăng độ cao của múi. Cần chú ý đây không
phải là một công thức toán học, mà vấn đề là ở chỗ yếu tố đang được xem xét nằm ở
“tầng trên” hay “tầng dưới” chứ không phải là “tử số” hay “mẫu số”.

Cũng dựng vào công thức trên ta có bảng về anh hưởng của các yếu tố chọn lọc lên hình dạng mặt nhai của phục hình:

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San