ĐẶC ĐIỂM KHỚP CẮN BỘ RĂNG SỮA

Download

1. Quan hệ giữa các răng của hai cung hàm
Các tác giả: Chapman (1935), Friel (1953), Graber (1966), Walther (1967), Foster
(1982) …đã mô tả một “ khớp cắn lý tưởng” của bộ răng sữa bao gồm bốn đặc điểm
(hình 3-4):
(1) Có khe hở giữa các răng cửa sữa.
(2) Có khe hở linh trưởng (ở phía gần răng nanh trên và phía xa răng nanh dưới),
răng nanh hàm dưới liên hệ với khe hở linh trưởng hàm trên.
(3) Các răng cửa sữa có trục gần như thẳng đứng, răng cửa dưới chạm vào
cingulum của răng cửa trên (răng cửa trên phủ dọc và phủ ngang răng cửa dưới).
(4) Mặt xa của răng cối sữa II hàm trên và mặt xa của răng cối sữa II hàm dưới
nằm trên cùng một mặt phẳng.
Nghiên cứu trên bộ răng người Việt về khe hở giữa các răng ở cung răng sữa trẻ 3
tuổi cho thấy kết quả như sau(
1):
- Tỉ lệ cung răng có khe hở (có ít nhất một khe hở) là 99,98%; chỉ có 0,02%
hàm không có bất kỳ khe hở nào.
- Khe hở linh trưởng chiếm tỉ lệ cao, từ 67% đến 81% ở cung răng dưới; 89%
đến 97% ở cung răng trên.
- Khe hở răng trước: 96% đến 100% ở cung răng trên, 75% đến 77% ở cung
răng dưới.
- Khe hở răng cối sữa chiếm tỉ lệ thấp: 4% đến 13% ở cung răng trên, 5% đến
11% ở cung răng dưới.
Về đường cong Spee:
Nghiên cứu trên người Việt (
2) cho thấy ở bộ răng sữa đường cong Spee là một
đường cong lõm lên trên từ đỉnh múi răng nanh sữa đến đỉnh múi xa răng cối sữa II với
nơi thấp nhất nằm ở múi xa ngoài răng cối sữa I. Độ sâu trung bình và bán kính của
đường cong Spee được ghi nhận là:

Kết quả của nghiên cứu khẳng định sự tồn tại của đường cong Spee ở bộ răng sữa
trong suốt giai đọan từ 3 đến 5 tuổi. Tuy nhiên, đặc điểm hình thái của đường cong Spee
có những thay đổi có ý nghĩa theo thời gian: độ sâu đường cong Spee giảm và bán kính
đường cong Spee tăng.

2. Đặc điểm sự ăn khớp lý tưởng của bộ răng sữa trong tư thế lồng múi
Xét tương quan giữa các múi chịu với trũng hoặc gờ bên răng đối diện, cho thấy ở
khớp cắn lý tưởng, có ba liên hệ giữa múi với trũng và một liên hệ giữa múi với gờ bên
(Hình 3-5).
Liên hệ múi - trũng:
- Múi gần – trong của răng cối sữa I hàm trên khớp với trũng giữa của răng cối
sữa I hàm dưới.
- Múi xa – ngoài của răng cối sữa II hàm dưới khớp với trũng giữa của răng cối
sữa II hàm trên.
- Múi gần – trong của răng cối sữa II hàm trên khớp với trũng giữa của răng cối
sữa II hàm dưới.
Liên hệ múi - gờ bên:
- Múi gần – ngoài răng cối sữa II hàm dưới ăn khớp với vùng gờ bên của răng
cối sữa I và II hàm trên.

Kết quả trên đây (Tsai H.H., 2001) về sự ăn khớp của các răng sữa cho thấy, so
với qui luật ăn khớp của các răng cối lớn bộ răng vĩnh viễn, điểm khác biệt quan trọng
nhất là các múi xa ngòai của răng cối sữa I dưới không ăn khớp với trũng giữa răng trên.

Cần chú ý là răng cối sữa I hàm trên là “răng cối không-tiêu-biểu nhất” của bộ răng người
(xem Giải phẫu răng, Nxb Y học, 2003).
Trên thực tế, rất hiếm trẻ nào hội đủ tất cả các đặc điểm của một khớp cắn lý
tưởng nêu trên. Khớp cắn bộ răng sữa của trẻ thể hiện rất đa dạng, trong nghiên cứu về
khớp cắn của bộ răng sữa ở 100 trẻ từ 2,5 tuổi đến 3 tuổi đã cho thấy: chỉ có 55% trẻ có
tương quan răng cối sữa II có mặt tận cùng phẳng, 26% bậc xuống xa và 4% bậc xuống
gần, số còn lại có tương quan khác biệt giữa hai bên (Foster và Hamilton, 1969). Các đặc
điểm khớp cắn của bộ răng sữa còn có sự khác biệt ít nhiều giữa các nhóm cư dân thuộc
các chủng tộc khác nhau. Điều này đã được chứng minh cụ thể qua rất nhiều nghiên cứu
của các tác giả về từng đặc điểm của bộ răng sữa như về khe hở, tương quan răng cối sữa
II, độ cắn phủ - cắn chìa…

 

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San