NHỮNG THAY ĐỔI KHỚP CẮN CỦA BỘ RĂNG SỮA

Download

Bộ răng sữa sau khi đã mọc đầy đủ và đạt được tiếp xúc cắn khớp không phải ở
trạng thái cố định mà luôn thay đổi trong suốt quá trình thực hiện chức năng. Những thay
đổi diễn ra trong tương quan giữa các răng trên cung hàm và giữa hai cung hàm với nhau
do các yếu tố tác động bên trong và bên ngoài cơ thể, cũng như do quá trình tiếp tục tăng
trưởng và phát triển đa hướng của hệ thống sọ mặt.
3.1. Mòn mặt nhai và bờ cắn của các răng sữa
Sự mòn mặt nhai diễn ra nhiều và nhanh là một đặc điểm nổi bật của bộ răng sữa
so với bộ răng vĩnh viễn. Hiện tượng mòn răng đáng kể ở bộ răng sữa là do đặc điểm cấu
trúc men của răng sữa, vốn không cứng và mỏng hơn răng vĩnh viễn. Khoảng 5,5 tuổi,
mặt nhai của các răng sữa trở nên khá phẳng và các răng không còn ăn khớp “lồng múi”
với nhau nữa, hàm dưới có thể đưa ra trước một cách tự do đến vị trí đối đầu của các răng
cửa sữa.
3.2. Thay đổi tương quan của răng cối sữa II
Tương quan giữa các răng cối sữa II có thể thay đổi trong giai đoạn bộ răng sữa
do sự di gần sớm, là hiện tượng các răng cối sữa hàm dưới di gần đóng kín khe hở linh
trưởng, chuyển mặt tận cùng từ dạng phẳng sang có bậc xuống gần (Hình 3-6). Ngòai ra,
sự tăng trưởng về phía trước của hàm dưới so với hàm trên, góp phần đưa đến sự di gần
của các răng cối sữa dưới

Hình 1. Sự di gần sớm của các răng cối sữa.
Qua theo dõi dọc trên từng cá thể, Foster (1972) đã cho là không có kiểu thay đổi
nhất định nào về tương quan giữa 2 cung răng theo chiều trước–sau, mà khuynh hướng

chung nhất là không diễn ra sự thay đổi trong khoảng từ 2,5 tuổi đến 5,5 tuổi. Tương
quan theo chiều trước-sau giữa các răng nanh sữa trên và dưới được ghi nhận trong
nghiên cứu của Foster là 50% trẻ em không có thay đổi, 50% răng nanh dưới có thay đổi
hoặc ra trước hoặc ra sau so với răng nanh trên.
Baume, Sillman, Clinch cho rằng không có sự thay đổi mặt tận cùng các răng cối
sữa II trong suốt giai đoạn tồn tại của bộ răng sữa, nhưng Nanda (1973) qua một nghiên
cứu dọc khảo sát những thay đổi ở bộ răng sữa ở 2500 trẻ từ 2 đến 6 tuổi lại nhận thấy có
sự giảm có ý nghĩa mặt tận cùng dạng phẳng và tăng có ý nghĩa mặt tận cùng dạng có bậc
xuống gần. Nguyên nhân thay đổi là do sự kết hợp cả hai quá trình di gần cung răng dưới
và sự dịch chuyển về phía trước của hàm dưới do tăng trưởng.
3. Hoạt động cận chức năng và lệch lạc chức năng
Các hoạt động cận chức năng có thể ảnh hưởng, làm thay đổi tình trạng khớp cắn
của trẻ. Thói quen thường gặp nhất ở trẻ em là tật mút (bú) ngón tay. Mút ngón tay kéo
dài đến tuổi đi học sẽ làm thay đổi hình dạng của hàm và cung răng, làm tăng độ cắn
chìa, cắn hở vùng răng trước, cắn chéo và khớp cắn bậc xuống xa ở nhiều trẻ em. Nghiến
răng cũng thường gặp ở trẻ nhỏ (xem chương 5 “Hoạt động chức năng và cận chức
năng”).
Một lệch lạc chức năng khác cũng khá thường gặp là thở miệng. Thói quen thở
miệng thường do đường khí bị tắc nghẽn ở họng mũi (thường do viêm VA). Khi thở, trẻ
phải giữ đầu ngửa, miệng há, lưỡi hạ thấp để không khí đi qua đường miệng. Sự thay đổi
này làm xáo trộn tính cân bằng của các cơ xung quanh cung răng, đưa đến hẹp cung răng
trên, cắn chéo răng sau, hô và hở vùng cửa.

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San