CÁC NGUYÊN LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HÀM DƯỚI

Download

1. Năng lượng
Mọi hoạt động chức năng của hàm dưới đều tiêu hao năng lượng. Việc cung cấp năng
lượng chủ yếu được thực hiện bởi các cơ hàm và các cơ của hệ thống môi-má-lưỡi để nhai, nuốt,
nói, các hoạt động cận chức năng cũng như các vận động khác của hệ thống nhai.
Phí tổn năng lượng cơ đem lại (1) vận động, thí dụ: sự thay đổi vị trí của hàm dưới, (2)
thay đổi hình dáng của một thân cơ, thí dụ: thay đổi hình dáng lưỡi trong động tác nuốt, và (3)
giải phóng lực khi cần nghiền thức ăn cứng. Cấu tạo của hàm và khớp thái dương hàm cho phép
các vận động chức năng được thực hiện một cách có hiệu quả nhất theo nguyên tắc đòn bẩy.
2. Lực đòn bẩy
Đối với mọi khớp động giữa hai xương, cử động của một xương tựa vào một xương kia
cố định. Cử động đó có thể làm hai xương gần lại nhau (gấp) thực hiện bởi các cơ gấp, hoặc xa
nhau (duỗi) thực hiện bởi các cơ duỗi; đối với hệ thống sọ-hàm dưới, đó là các cử động nâng và
hạ hàm. Các khớp động đều có giới hạn cơ học cho các động tác. Cơ chế của sự giới hạn có thể
là xương (thí dụ trong động tác duỗi của cẳng tay), có thể là cơ chế dây chằng (thí dụ trong giới
hạn “duỗi” của hàm dưới đối với sọ trong động tác há miệng). Như vậy, trong hệ thống đòn bẩy
sọ-hàm dưới, sọ là phần cố định, xương hàm dưới vận động (xương hàm dưới là một “xương
động”). Trong vận động và hoạt động chức năng, hàm dưới thể hiện cơ chế của một đòn bẩy loại
III (Hình 2-13). Khi một xương động cần giữ ở một tư thế nào đó, cần có tác động qua lại của
các cơ đối vận

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San