VẬN ĐỘNG BIÊN CỦA ĐIỂM RĂNG CỬA GHI TRÊN MẶT PHẲNG DỌC GIỮA (SƠ ĐỒ POSSELT)

Download

 

1. ĐOẠN HÁ-LUI SAU
Nếu thầy thuốc (hoặc bệnh nhân) giữ hàm dưới được ra sau và hướng dẫn thực
hiện động tác mở-đóng, một vận động bản lề có thể được thực hiện, điểm răng cửa vạch
đoạn S – B (đoạn này dài khoảng 16 – 20 mm) (Hình 4-2). Trục quay của vận động bản lề
là một trục ngang cố định qua hai lồi cầu (Hình 4-3), tức đi qua hai khớp thái dương hàm.
Vận động của hàm dưới trong vị trí này được gọi là
vận động bản lề tận cùng. Lúc này,
lồi cầu ở vị trí sau nhất, cao nhất, tựa vào đĩa khớp ở đáy của hõm khớp và xương hàm
dưới nằm cân xứng trên đường giữa.

 

Vận động bản lề là vận động mở-đóng hàm dưới, được thực hiện chỉ khi có sự hướng
dẫn
: hàm dưới được giữ ra sau, các cơ hàm ở trạng thái thư dãn, nghĩa là một vận động
mở-đóng hàm dưới do hướng dẫn, không có sự tham gia của các cơ, biên độ được quyết
định bởi dây chằng khớp thái dương hàm.
Vận động bản lề được xác định trên người Việt (theo nghiên cứu của Hoàng Tử
Hùng và Nguyễn Phúc Diên Thảo (
2) là khoảng 17 đến 23 mm (trung bình 19,98 ± 2,84
mm).
Vị trí mà lồi cầu thực hiện được vận động bản lề được gọi là vị trí tương quan
trung tâm,
(còn gọi là vị trí bản lề, vị trí lui sau). Do vị trí và đường vận động bản lề được
quyết định bởi dây chằng và các cấu trúc khác của khớp thái dương hàm, nó còn được gọi

là vị trí dây chằng, vị trí dây chằng hướng dẫn (Posselt, 1961), vị trí đĩa khớp hướng dẫn
(Ash và Ramfjord, 1995). Thuật ngữ thường dùng nhất để chỉ vị trí này của lồi cầu (và
của hàm dưới) là tương quan trung tâm. Như vậy,
tương quan trung tâm là một tương
quan hàm- sọ, hay gần hơn là tương quan giữa lồi cầu xương hàm dưới và hõm khớp
xương thái dương qua trung gian đĩa khớp.
Từ vị trí tương quan trung tâm (mà khi được hướng dẫn và không có sự tham gia
của các cơ hàm, hàm dưới thực hiện được vận động bản lề),
khi không có hướng dẫn và
có sự tham gia của các cơ, hàm dưới có thể thực hiện các động tác há, ngậm, sang bên, ra
trước; như vậy, đây là
tư thế chức năng sau nhất của hàm dưới.
Trong thực hành làm hàm giả toàn bộ, vị trí tương quan trung tâm được xác định
như một trong những căn cứ quan trọng nhất để xác lập khớp cắn trung tâm cho hàm giả.
Trong suốt đoạn vận động bản lề của hàm dưới, lồi cầu chỉ xoay quanh trục nằm ngay tại
các lồi cầu (trục bản lề). Các điểm của xương hàm dưới và của chính lồi cầu vạch những
cung tròn với tâm là trục bản lề. Vị trí tương quan trung tâm cũng như các vị trí khác (của
hàm dưới nói chung và của lồi cầu nói riêng) trên đường vận động bản lề là những vị trí
tham chiếu theo chiều ngang.
Tương quan trung tâm, như vậy, không liên quan đến việc còn răng hay mất răng.
Người ta có thể mô tả tương quan giữa các răng ở vị trí này trên những người còn răng. Ở
vị trí này (tức vị trí kết thúc của vận động đóng hàm ở tương quan trung tâm), các răng
trên và dưới có tiếp xúc nhau ở một số điểm, tập trung hoặc phân tán trên bản nhai, đó là
vị trí tiếp xúc lui sau (Hình 4-4).

Trong điều kiện sinh lý của hệ thống nhai, trục quay và đường vận động quanh
trục bản lề tận cùng của hàm dưới là không thay đổi và có thể lặp lại, vì vậy tương quan
trung tâm được coi là vị trí tham chiếu quan trọng của hàm dưới (xem Phần thứ ba: Giá
khớp, cung mặt và lên giá khớp).
Từ điểm B (điểm tận cùng của đường vận động bản lề), nếu cố gắng tiếp tục động
tác há, điểm răng cửa vạch đoạn BH, điểm H là điểm kết thúc vận động há – lui sau tức
điểm há tối đa. Tại điểm H (há tối đa), các vận động theo chiều ngang của hàm dưới bị
giới hạn, điểm há tối đa là chung cho các vận động há miệng đến tối đa.
Khi điểm răng cửa vạch đoạn BH, lồi cầu rời khỏi hõm khớp, dịch chuyển ra
trước và xuống dưới, tại điểm H (há tối đa), lồi cầu ở trước dưới lồi khớp (Hình 4-5).
Trục quay của vận động hàm dưới cũng rời khỏi lồi cầu, di chuyển xuống dưới và ra
trước, nằm gần phía dưới lỗ hàm.

Như vậy, toàn bộ đoạn SH gồm đường đi của điểm răng cửa trong vận động từ vị
trí tiếp xúc lui sau (điểm S) đến há tối đa (điểm H) là một đường cong gồm hai pha với
cung trên (SB) và cung dưới (BH) cong lõm ra sau với một điểm uốn lõm ra trước ở B.
Đoạn BH thường dài hơn đoạn SB. Điểm uốn B là do dây chằng không tiếp tục căng
thêm nữa, lồi cầu rời khỏi hõm khớp, dịch chuyển ra trước và xuống dưới (Hình 4-6).

2. ĐOẠN ĐÓNG-RA TRƯỚC VÀ TRƯỢT TỪ TIẾP XÚC LUI SAU ĐẾN RA
TRƯỚC TỐI ĐA
Từ điểm há tối đa, nếu hàm dưới thực hiện động tác đóng-ra trước cho đến khi
răng dưới chạm răng trên, điểm răng cửa vạch cung HT (Hình 4-7).

Điểm T là điểm tiếp xúc ra trước tối đa. Điểm này ở 10 – 12 mm trước điểm tiếp
xúc lui sau (S). Cung HT là một cung lõm về sau, không phân đoạn. Trong quá trình
đóng ra trước, lồi cầu ở dưới lồi khớp.
Đoạn gấp khúc ST được quyết định bởi quan hệ giữa mặt nhai và bờ cắn của hai
cung răng. Đó là đoạn từ tiếp xúc lui sau đến tiếp xúc ra trước tối đa.
Trên đoạn này có thể thấy: thoạt tiên một đoạn ngắn SL lên trên và ra trước, điểm
L là vị trí lồng múi tối đa (Hình 4-8). Tại vị trí này có sự tiếp xúc tối đa giữa các răng
trên và dưới, đó là tư thế đóng (cắn) khít nhất giữa hai hàm và tạo nên sự ổn định cơ học
nhất đối với xương hàm dưới. Tư thế này thường được gọi là khớp cắn trung tâm, và còn
được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác : vị trí lồng múi, vị trí răng, vị trí trung tâm tập
nhiễm, vị trí trung tâm thông thường.

Các thuật ngữ thường dùng nhất để chỉ vị trí này là lồng múi tối đa, vị trí lồng múi
(trong giải phẫu răng và cắn khớp học), khớp cắn/cắn khớp trung tâm hoặc cắn khít trung
tâm (trong lâm sàng cắn khớp học và các môn lâm sàng nha khoa khác).
Lồng múi tối đa là một vị trí tương quan răng – răng, (khác với tương quan trung
tâm đã nói trên là vị trí tương quan hàm sọ) trong đó mặt chức năng của các răng hướng
dẫn và xác định vị trí của hàm dưới, vì vậy còn được gọi là vị trí “ răng hướng dẫn”. Vị
trí lồng

múi bị thay đổi bởi những biến chuyển của bộ răng. Sự ăn khớp bình thường giữa
các răng ở lồng múi tối đa đã được mô tả trong sách giải phẫu răng(
3) và trong một bài
sau của chương này. Độ dài trung bình của đoạn SL trên người Âu theo Posselt là 1,25
mm ± 1.
Trên người Âu, 90% số người có chức năng nhai bình thường, lành mạnh và hòa
hợp chức năng, tức có khớp cắn sinh lý, vị trí lồng múi nằm ở 1,25 mm ± 1 trước điểm
tiếp xúc lui sau. Ở 10% số người có khớp cắn sinh lý còn lại, các điểm tận cùng của vận
động đóng hàm dưới thông thường tự do và của vận động đóng lui sau gặp nhau ở một
điểm. Nói cách khác, tư thế lồng múi diễn ra trong tư thế tiếp xúc lui sau (Posselt) (Hình
4-9). Ở người trẻ Việt nam, vị trí lồng múi nằm ở 0,72 mm ± 0,43 trước điểm tiếp xúc lui
sau (chiếm 95% số người có chức năng nhai bình thường). Ở 5% số người có khớp cắn
sinh lý còn lại, tư thế lồng múi trùng với tư thế tiếp xúc lui sau (không có đoạn trượt
trung tâm) (Hoàng Tử Hùng và Nguyễn Phúc Diên Thảo, 1995)(
4)
Đoạn từ L đến T thường là một đoạn gấp khúc lõm lên trên, trong đó D là điểm
cắn đối đầu giữa các răng cửa (Hình 4-10)


 

Mô tả trên đây về đoạn ST đề cập đến những trường hợp thường gặp của bộ răng
có quan hệ giữa hai hàm bình thường. Những trường hợp khác sẽ được khảo sát trong các
bài sau.
Cần chú ý là đoạn ST là đoạn vận động tiếp xúc, đồng thời cũng là vận động biên
của hàm dưới vì hàm dưới không thể đóng thêm nữa khi các răng tiếp xúc nhau.
3. VỊ TRÍ NGHỈ
Trên sơ đồ Posselt, người ta thường mô tả vị trí nghỉ của hàm dưới. Khi điểm răng
cửa ở vị trí nghỉ (điểm N, Hình 4-1), hàm dưới được “treo” một cách lỏng lẻo, sự tác
động của hệ thống cơ hàm đối với hàm dưới ở mức thấp. Vị trí nghỉ của hàm dưới, cũng
như các vị trí nghỉ khác của cơ thể, có sự khác biệt nhất định ngay cả trên cùng một
người (thí dụ rõ rệt nhất là sự khác biệt vị trí nghỉ của hàm dưới khi ngủ và khi thức: khi
ngủ, thường có độ mở lớn hơn).
Điểm N trên người Âu, theo posselt, thường ở một độ mở khoảng 1–4 mm
(2,5mm ± 1,5) dưới vị trí lồng múi, một số tác giả còn cho những giá trị lớn hơn, tới 7 –
10 mm. Trên người Việt, vị trí nghỉ dưới vị trí lồng múi khoảng 1,3 đến 3,2 mm (trung
bình: 2,24 mm ± 0,93) (
5).
Nếu một người ngồi hoặc đứng, hàm dưới ở tư thế nghỉ và được yêu cầu há
miệng, điểm răng cửa sẽ vạch đường S. Trong vận động há miệng này, lồi cầu di chuyển
ra trước và xuống dưới với tâm quay gần với trục D tức gần lỗ hàm, đó là vận động há
miệng tự do.
Từ tư thế nghỉ, nếu yêu cầu đụng nhẹ răng trở lại, trong điều kiện hệ thống nhai
lành mạnh, điểm tiếp xúc đầu tiên từ tư thế nghỉ và của những vận động tự do thông
thường khác là vị trí lồng múi tối đa. Tiếp xúc đầu tiên này cũng có thể diễn ra ở một nơi
nào đó gần với vị trí lồng múi tối đa. Vị trí tiếp xúc đầu tiên phụ thuộc vào cân bằng cơ
(còn được gọi là hồi ức hay bộ nhớ cơ) của tiếp xúc cắn khớp, nên vị trí đó được gọi là vị
trí cơ hay vị trí trung tâm (muscular/centric position). Tư thế nghỉ thường là tư thế bắt
đầu và là điểm kết thúc của các vận động tự do của hàm dưới

 

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San