Sản phẩm

Sắp xếp theo:

Thanh nối phụ   Thanh nối phụ là thanh nối các bộ phận khác của hàm khung với thanh nối chính Thanh nối phụ truyền lực tác dụng vào các thành phần của hàm giả tới thành phần khác của hàm giả, do đó tránh được sự tập trung lực vào một vị trí nhất định   1.Thanh nối phụ nốicác thành phần của móc với nối chính  - Cần phải cứng vì nâng đỡ cho thành phần hoạt động của hàm giả là móc và thành phần chống lại sự lún của hàm giả là tựa phần lớn của thanh nối phụ nâng đỡ các thành phần của móc nằm ở mặt bên…

Nối chính 1. Định nghĩa: nối chính là thành phần cơ bản của hàm khung, nó nối các thành phần của hàm ở bên này với bên kia cung hàm. Tất cả các phần khác đều nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào nối chính 2. Đặc điểm của nối chính      - Nối chính phải cứng rắn: để phân chia đều lực lên các vùng nâng đỡ gồm: răng trụ, các răng nâng đỡ khác và sống hàm vùng mất răng. Các thành phần khác như: móc, tựa, vật giữ gián tiếp chỉ có hiệu quả khi nối chính đảm bảo cứng rắn.Nếu nối chính không cứng rắn mà đàn…

Thành phần của hàm khung bao gồm: Nối chính Thanh nối phụ Tựa hàm khung Vật giữ trực tiếp. Móc răng Vật giữ gián tiếp Nền hàm giả. Răng giả.  

Ngà là tổ chức ít rắn hơn và chun giãn hơn men răng, không giòn và dễ vỡ như men. Tính chất hóa học : * Thành phần hữu cơ và nước: chiếm 30%, chủ yếu là chất keo collagen. Cấu trúc tổ chức học: tùy theo giai đoạn xảy ra sự tạo ngà mà có  những thay đổi quan trọng về mặt cấu trúc, gồm 2 loại tổ chức sau đây: - Ngà tiên phát: lớp ngà tạo nên trong quá trình hình thành răng, chiếm khối lượng chủ yếu của răng, gồm: ống ngà, chất giữa các ống ngà và dây Tomes. + Ống ngà: ống ngà xuất phát từ bề mặt tủy…

Men răng có nguồn gốc ngoại bì  Tính chất hóa học: men răng là tổ chức cứng, giòn, cản tia X. Bình thường men có màu trong mờ, mỏng, ngấm vôi tốt, qua lớp men có thể nhìn thấy ngà ở dưới nên răng có màu trắng hơi vàng. Khi men dày, ngấm vôi không đều, màu men chuyển sang xám hoặc trắng xanh. Lớp men phủ thân răng thường dày mỏng không đều, chỗ dày nhất là núm răng (hơn 1,5mm), ở vùng cổ, men răng mỏng dần và tận cùng bằng một cạnh góc nhọn. Tỷ trọng của men: 2,9 - 3. Tính chất hóa học: Thành phần…

Chân răng dư - supernumary root Chân phụ(accessory root) hay chân dư( supernumary root) là trường hợp 1 răng có sô lượng chân răng nhiều hơn so với giải phẫu bình thường của nó. Gặp chủ yếu ở răng cối lớn, nhất là răng 8. Chân phụ thường nhỏ và có thể bị che khuất trên XQ bởi các chân răng

Men răng lạc chỗ ( ectopic enamel) Gọi là men răng lạc chỗ-ectopic enamel khi tổ chức men răng xuất hiện ở những vị trí bất thường mà chủ yếu là chân răng. Thuật ngữ được biết đến rộng rãi là ngọc men-enamel pearls Ngọc men là những khối tổ chức men răng hình bán cầu xuất hiện ở chân răng, thường ở chỗ tách đôi của 2 chân răng, và trông giống như viên ngọc trai vì vậy gọi là ngọc men. Một viên ngọc men có thể có cả ngà và tủy nằm ở dưới lớp men. Trường hợp có cả ngà và tủy thì có thể là 2 răng riêng…

Quá sản cement-hypercementosis Quá sản cement được hiểu là sự dầy lên của lớp cement chân răng một cách liên tục( không tách biệt thành từng lớp) và không mang tính chất tân tạo( không phải u bướu-phân biệt với cemenblastoma) Quá sản cement có thể một phản ứng quá mức của cơ thể đáp ứng với sự mòn răng sinh lý( attrition) ở mặt nhai-cạnh căn, nhằm giữ được chiều cao của răng trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, hypercementosis cũng hay gặp ở những răng ngầm( không bao giờ bị attrition), có thể là phản…

Răng vẹo( dilaceration) Răng vẹo là thuật ngữ chỉ sự gập góc bất thường của chân răng or hiếm gặp hơn của thân răng. Dị dạng này thường gây khó khăn cho nha sĩ khi điều trị tủy cũng như khi nhổ răng, thậm chí là chỉnh nha Cơ chế là di một lực chấn thương cấp tính tác động vào răng chưa trưởng thành, làm thân răng( và phần trên chân răng) đã ngấm calci bị bẻ gập 1 góc so với phần dưới chân răng còn chưa kịp ngấm calci đầy đủ. Những răng bị bẻ gập như thế có thể trở thành răng ngầm vì không mọc ra…

Răng dư    Hầu hết các răng dư đều ở phía trước răng hàm trên. Chúng được phân loại theo hình thái và vị trí. Sự hiện diện của chúng có thể làm phát sinh một loạt các vấn đề lâm sàng. Tuy đây là bệnh lý phức tạp về răng miệng và cũng tương đối phổ biến nhưng có rất ít tài liệu về vấn đề này. Bài viết này nhằm cung cấp cho độc giả cái nhìn tổng quan về các vấn đề lâm sàng liên quan đến răng dư: chẩn đoán, phân loại và quản lý thực thể lâm sàng phức tạp này.   Răng dư có thể được phát hiện tình cờ…

Răng bò( taurodontism) Răng bò chỉ trường hợp 1 răng nhiều chân có buồng tủy kéo dài về phía chóp(và do đó chỗ chẽ các chân răng cũng nằm lệch  về phía chóp nhiều hơn bình thường). Kiểu dị dạng này trông giống như răng của động vật nhai lại( tauro- có nghĩa là con bò) Taurodontism có thể ở 1 bên or cả 2 bên, và có thể xuất hiện riêng lẽ or là biểu hiện của 1 số hội chứng như hội chứng Klinefelter, hội chứng răng nhỏ-răng bò-răng trong răng, hội chứng down. Người ta chia taurodontism ra làm 3 mức…

Núm phụ( accessory cusps) - 3 loại núm phụ: núm phụ Carabelli, núm phụ talon ở răng trước và núm phụ mặt nhai ở răng sau + Núm phụ Carabelli: là núm phụ nằm ở phía gần-trong của răng cối lớn hàm trên, trong đó chủ yếu là răng 6, ít khi ở răng số 7,8 và cũng có thể gặp ở cả răng cối sữa hàm trên( răng 4,5). Núm phụ Carabelli ở răng số 6 hàm trên rất thường gặp và được nhiều tại liệu xem là 1 đặc điểm giải phẫu bình thường + Núm phụ talon hay núm phụ móng vuốt-talon cusp là những núm phụ nằm ở mặt…

Răng trong răng( dens in dente hay răng lõm-dens invaginatus) Răng trong răng( dens in dente) hay răng lộn vào trong là tình trạng bề mặt răng bị lõm sâu vào trong thân và/hoặc chân răng, tạo thành một hố sâu. Lòng hố được lót bởi ngà và một lớp men mỏng. Biểu hiện ngoài có thể chỉ là 1 hố nhỏ, nhưng bên trong hố đó phình ra tạo thành 1 khoang rộng. Vi khuẩn trông miệng có thể tự do ra vào hố vì vậy những răng dị dạng kiểu này rất dễ bị sâu răng và tồn thương tủy Trên XQ thường có hình ảnh giống…

1. Có khe hở giữa các cửa sữa 2. có khe linh trưởng( ở phía gần của răng nanh trên và phía xa của răng nanh dưới), răng nanh hàm dưới liên hệ với he linh trưởng hàm trên 3. Các răng cửa sữa có trục gần thẳng đứng, răng cửa dưới chạm vào cingulum của răng cửa trên( răng cửa trên phủ dọc và phủ ngang răng cửa dưới) 4. Mặt xa của răng hàm sữa thứ hai hàm trên và mặt xa của răng hàm sữa thứ hai hàm dưới nằm trên cùng một mặt phẳng

Thời kì răng sữa được tính từ khi bắt đầu có răng sữa đầu tiên mọc lúc khoảng 6tháng đến khi răng hàm lớn vĩnh viễn đầu tiên mọc vào lúc 6 tuổi Khớp cắn vùng răng sau và sự nâng đỡ kích thước dọc đầu tiên được thiết lập do sự lồng múi của răng hàm sữa thứ nhất trên và dưới, vào khoảng tháng thứ 15-16. Khi mới mọc và có sự tiếp xúc đầu tiên, các răng này thường không ở đúng vị trí mà nó sẽ ăn khớp với răng đối diện, thường phải có sự di chuyển thay đổi theo chiều ngoài-trong và gần-xa trong quá trình…

-chloramphenicol : có tác dụng ức chế tủy xương -AIS là dẫn xuất của cortisone có thể ức chế sự phát triển và liền sẹo, suy giảm miễn dịch, suy thượng thận, tích nước  -tetracycline: ccđ dùng dưới 8t -sulfamide: hay dị ứng cà gây suy thận. Thường chỉ định trong trường hợp viêm màng não và viêm phổi Công thức tính liều uống:   + công thức của Catzel: K: 2: trẻ

Dính cement (concresscence) -Dính cement hay liên trưởng là hiện tượng 2 răng dinh liền nhau ở cement( mà không dính ngà). Trong đó, mỗi răng thường có hình dạng và kích thước bình thường nhưng hay có quá sản cement-hypercementosis kèm theo -Concresscence có thể do rối loạn trong quá trình phát triển( chân răng của 2 răng đang phát triển ở quá gần nhau và dính lại với nhau) or là hậu quả của viêm nhiễm. khi chân răng của 2 răng riêng biệt nằm rất gần nhau trong 1 ổ viêm nhiễm, cơ chế sửa chữa chân…

Răng sinh đôi dính nhau(gemination) -Gọi là răng sắp đôi khi từ mầm răng phát triển thành 2 răng không hoàn chỉnh còn dính với nhau. Dị dạng này thường tạo ra 1 răng có kích thước lớn, hình dạng bất thường và thường chỉ có 1 ống tủy chân răng. Răng sóng đôi có thể xem là dạng răng sinh đôi nhưng phát triển không hoàn chỉnh, vì 2 răng vẫn dính vào nhau. Tùy theo mức độ hoàn thiện mà có nhiều biến thể khác nhau Trường hợp sinh đôi hoàn chỉnh( twinning) sẽ tạo ra 2 răng riêng biệt, giống nhau như soi…

1. Răng dính nhau-fusion 2. Răng sinh đôi dính nhau-gemination 3. Dính cement-concrescence 4. Răng trong răng- dens invaginatus 5. Núm phụ-accessory cusp 6. Răng bò-taurodontism 7. Răng vẹo-dilaceration 8. Quá sản cement-hypercementosis 9.Men răng lạc chỗ-ectopic enamel 10. Chân phụ-supermumery root

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự mọc răng3.1. Chiều cao và cân nặngTrẻ cao và mập, răng mọc sớm hơn trẻ thấp và gầy.3.2. Giới tínhNữ mọc sớm hơn nam.3.3. Kích thước xương hàmHàm rộng, răng mọc sớm và thưa, hàm hẹp,răng mọc chậm và chen chúc3.4. Răng sữaRăng sữa rụng sớm hoặc chậm sẽ làm chậm mọc răng vĩnh viễn.3.5. Dinh dưỡngDinh dưỡng kém sẽ làm răng mọc chậm (bệnh còi xương)3.6. Viêm nhiễm xương hàmXương hàm bị viêm nhiễm trong thời kỳ mọc răng sẽ làm răng mọc sớm3.7. Yếu tố di truyền

Đặc điểm của răng vĩnh viễn- Mầm răng vĩnh viễn, một số được hình thành trong thời kỳ bào thai, từ tháng thứ3 đến tháng thứ 5, số còn lại hình thành sau khi sinh đến tháng thứ 9. Riêng mầmrăng khôn lúc 4 tuổi- Răng vĩnh viễn được lắng đọng chất men, ngà (sự khóang hóa) bắt đầu từ lúc sinhra đến 6 - 7 tuổi. Riêng mầm răng khôn lúc 10 tuổi- Răng vĩnh viễn bắt đầu mọc để thay thế dần răng sữa khi trẻ được 6 tuổi.- Khi trẻ 12 - 13 tuổi, tất cả răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn- Lúc 17 -…

Sự khác nhau về hình thể răng sữa và răng vĩnh viễn1. Thân răng- Thân răng sữa thấp hơn thân răng vĩnh viễn.- Mặt nhai răng sữa thu hẹp nhiều hơn răng vĩnh viễn.- Cổ răng sữa thắt lại nhiều và thu hẹp hơn răng vĩnh viễn.- Lớp men và ngà ở răng sữa mỏng hơn răng vĩnh viễn.2. Tủy răng- Nếu so sánh theo tỷ lệ với kích thước thân răng thì tủy răng sữa lớn hơn.- Sừng tủy răng sữa nằm gần đường nối men ngà hơn răng vĩnh viễn.- Về phương diện mô học, có rất ít sự khác biệt giữa mô tủy răng sữa và răng…

Các giai đoạn phát triển răng Giai đoạn phôi của hệ răng sữa bắt đầu vào tuần lễ thứ 6 đến thứ 8 trong bào thaivà kéo dài đến khoảng tháng thứ 6 sau khi sinh. Giai đoạn phôi của răng vĩnh viễnbặt đầu từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 5 và kéo dài đến tháng thứ 9 sau khi sinh,riêng mầm răng khôn đến 4 tuổi. Không có một cơ quan nào khác trong cơ thểngười lại cần một thời gian dài như thế để đạt được hình thể sau cùng như hệ răng.1. Về phương diện hình thểRăng trải qua các giai đoạn phát triển sau đây:1.1.…

Tràn khí dưới da Triệu chứng: sưng cấp tính và đau từ vừa đến dữ dội ngay lập tức Bệnh căn: không khí bị ép vào các khoang dưới mô từ đường rạch phẫu thuật, vạt, đường rạch nướu, vết rách biểu mô, nạo túi nha chu or nội nha.... từ luồng hơi bất cẩn của tay khoan or tay xịt Chẩn đoán phân biệt: với angioedema và acute hematoma Phòng ngừa: -Chỉnh luồng hơi nhẹ: luôn luôn chỉnh luồng hơi nhẹ và tránh thổi trực tiếp vào vùng nguy cơ -Ấn ngón tay: khi cần xịt vào vùng mô nguy cơ, dùng ngón tay ấn vào…

TÍNH CHẤT SINH HỌC CỦA CÁC LOẠI XI MĂNG Qua nghiên cứu người ta thấy tác dụng độc hại đối với tế bào là rất thấp theo chuẩn mực ISO 10-993 (camps và cộng sự). Tất cả các loại xi măng nội nha đều được nghiên cứu trong invitro và được thử trên xúc vật trưốc được đưa ra điều trị trên người cho thấy đều có tính chất tương hợp sinh học tốt. Kết quả nghiên cứu các tác giả cho thấy tất cả các loại xi măng đều có tác dụng giảm viêm. Các loại có chứa kháng sinh và kháng viêm thường dẫn tới các phản ứng tốt…

Xi măng nội nha với chât căn bản là glass ionomer Thành phần + Bột chứa fluoro-alumino-silicat can xi, có kích thước hạt từ 1 - 25micro mét và một chất cản quang. + Dung dịch là axit polycarboxylic. Tính chất Phản ứng axit-bazơ cho ra polycarboxylat can xi và nhôm vối những hạt oxyt silic. Loại xi măng này có ưu điểm là gắn kết tức thời vào lớp ngà răng, giải phóng fluor và có tác dụng sát khuẩn tức thì, nhưng tính chất này giảm dần theo thời gian. Nhược điểm là nhạy cảm vối độ ẩm và chậm đạt những…

Xi măng nội nha với chất cản bản là nhựa polymer Là loại xi măng nội nha cao phân tử, có tính ổn định và khả năng bám dính cao vào thành ông tuỷ. Nó được trình bầy dưới dạng 2 lọ bột và lọ dung dịch hoặc 2 ống bột nhão. Thành phần + Ong bột nhão chứa các loại nhựa epoxy (Diglyciyl ether bisphenol-A) và những chất phụ trợ. + Ong bột nhão khác chứa các amin và chất phụ trợ. Tính chất + Các loại nhựa epoxy - amin tạo nên sự hoá trùng hợp. + Các xi măng nhựa có những tính chất cơ học và có sự gắn kết…

 Xi măng nội nha với chât hàn căn bản là oxyt kẽm-eugenol Thường được trình bầy dưới dạng 2 lọ; bột oxyt kẽm và lọ đựng chất lỏng eugenol. Các sản phẩm thường được bán trôn thị trường như: Canalex, Biodica, Cortisomol, Endomethasone, Estesone (Septodont), endopad, pulpispad (SPAD), Pul canal sealer 'Kerr)... Công thức của Grossman Thành phần ZnO chiếm 42% trọng lượng. Nhựa Styblite chiếm 27%, có tác dụng ổn định về kích thước. Bismuth subcarbonate chiếm 15% và Sodiumborate chiếml% trọng lượng„có…
Hiển thị 511 đến 540 của 1854 (62 trang)
© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San