Các giai đoạn phát triển răng

Download

Các giai đoạn phát triển răng


Giai đoạn phôi của hệ răng sữa bắt đầu vào tuần lễ thứ 6 đến thứ 8 trong bào thai
và kéo dài đến khoảng tháng thứ 6 sau khi sinh. Giai đoạn phôi của răng vĩnh viễn
bặt đầu từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 5 và kéo dài đến tháng thứ 9 sau khi sinh,
riêng mầm răng khôn đến 4 tuổi. Không có một cơ quan nào khác trong cơ thể
người lại cần một thời gian dài như thế để đạt được hình thể sau cùng như hệ răng.
1. Về phương diện hình thể
Răng trải qua các giai đoạn phát triển sau đây:
1.1. Lá răng
Thể hiện bởi giai đoạn khởi đầu.
1.2. Giai đoạn mầm
Là sự dày lên của lá răng, thể hiện sự tăng sinh và biệt hóa về phương diện hình
thể.
1.3. Giai đoạn hình nón
Thể hiện bởi sự tăng sinh, biệt hóa về phương diện mô học và hình thể. Giai đoạn
này mầm răng được tổ chức gồm:
- Lớp thượng bì men bên trong và lớp thượng bì men bên ngoài
- Lớp tế bào hình sao (trung tâm của cơ quan tạo men)
- Nhú răng có nguồn gốc từ trung mô (cơ quan tạo ngà và tủy)
- Bao mầm răng có nguồn gốc từ trung mô
1.4. Giai đoạn hình chuông
Thể hiện bằng sự đi sâu vào bên trong lớp trung mô của tế bào thượng bì men. Ở
giai đoạn này xuất hiện lớp tế bào trung gian của cơ quan tạo men và những mầm

răng vĩnh viễn cũng xuất hiện từ lá răng tiên phát hay còn gọi lá răng của răng sữa
(răng cửa, răng nanh ẳngăng tiền cối vĩnh viễn).
1.5. Giai đoạn hình chuông tiến triển
Phát họa đường nối men ngà và bờ tận của cơ quan tạo men tạo ra bao thượng bì
chân răng Hertwig.
1.6. Giai đoạn bao thượng bì chân răng
Lớp ngà chân răng đầu tiên lắng đọng và bao thượng bì chân răng bị mất sự liên
tục. Những tế bào thượng bì còn sót gọi là tế bào thượng bì Malassez.
2. Về phương diện mô sinh học
Từ khi hình thành cho đến khi mất đi, răng trải qua các giai đoạn phát triển sau
đây:
2.1. Giai đoạn kkởi đầu
Giai đoạn này xảy ra trong một thời gian ngắn:
- Lá răng hình thành vào tuần lễ thứ 6 trong bào thai
- Hình thành lá răng tiên phát cho hệ răng sữa
- Lá răng tiên phát hình thành 10 điểm ở mỗi hàm tương tương ứng với vị trí các
mầm răng sữa sau này.
Mầm răng bao gồm: Cơ quan tạo men (nguồn gốc thượng bì niêm mạc miệng);
Nhú răng (trung mô); Bao mầm răng (trung mô). Các xáo trộn trong giai đoạn này
có thể đưa đến sự thiếu răng hoặc thừa răng (vd: mésiodent ).
2.2. Giai đoạn tăng sinh
Có sự tham gia đáng kể số lượng tế bào và kết quả của giai đoạn này là hình
thành cơ quan tạo men. Các xáo trộn trong giai đoạn này đưa đến các bất thường
về kích thước, tỷ lệ, số lượng và răng sinh đôi.


2.3. Giai đoạn biệt hóa tế bào về phương diện mô học
Cuối giai đoạn hình chuông, lớp thượng bì men bên trong của cơ quan tạo men ở
phần mặt nhai, lớp tế bào này trưởng thành, hình thành tạo men bào. Các tế bào
của nhú răng phân hóa tạo thành tạo ngà bào. Ranh giới giữa tạo men bào và tạo
ngà bào phát họa nên đường nối men ngà .
Sự xáo trộn trong giai đoạn này đưa đến các bất thường của men và ngà: ví dụ:
không hình thành men hoặc hình thành men ít, hoặc men có thể tách dần ra khỏi
đường nối men ngà (sinh men bất toàn. Hoặc tạo ra sự sinh ngà bất toàn. Ở lâm
sàng khó phân biệt giữa sinh men bất toàn và sinh ngà bất thường mà chủ yếu dựa
vào tia X: Trong sinh men bất toàn, buồng tủy và ống tủy chân răng có hình dạng
bình thường, trong sinh ngà bất toàn, buồng tủy và ống tủy chân răng bít kín, chân
răng ngắn và đầu chóp chân răng không nhọn.
2.4. Giai đoạn biệt hóa hình thể
Là sự sắp xếp các tế bào để tạo nên hình dáng và kích thước của thân và chân
răng. Giai đoạn biệt hóa về phương diện mô học và hình thể xảy ra cùng lúc. Bao
tế bào thượng bì Hertwig hình thành bắt đầu từ chỗ lớp thượng bì men bên ngoài
và bên trong gặp nhau và là kết quả của hoạt động phân chia tế bào ở vùng cổ răng
, bao này lấn sâu vào lớp trung mô bên dưới là một màng gồm 2 lớp tế bào hình
ống đểí xác định hình dáng chân răng. Trong trường hợp răng mộüt chân, bao này
vẫn giữ dạng hình ống, trong trường hợp răng nhiều chân, bao này bị phân chia
thành 2 hoặc nhiều ống, tùy thuộc số chân được tạo nên.
Xáo trộn trong giai đoạn này đưa đến bất thường về hình dáng và kích thước (thí
dụ, răng cửa bên có hình hạt gạo).
2.5. Giai đoạn lắng đọng chất căn bản
Sau khi biệt hóa, tạo ngà bào bắt đầu tiết ra chất tiền ngà. Sự phát triển của chất
tiền ngà ảnh hưởng đến các tế bào trưởng thành của lớp thượng bì men bên trong,
kích thích các tế bào phát triển tạo thành tạo men bào vào tạo men bào bắt đầu lắng
đọng chất căn bản. Sự lắng đọng chất men và ngà răng bắt đầu xảy ra ở các độ tuổi
khác nhau, nhưng nhìn chung xảy ra theo một trình tự tương đối khá rõ ràng và
theo từng nhóm:

- Nhóm 1: trước khi sinh, các răng sữa, từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 trong bào
thai.
- Nhóm 2: Khi sinh ra đến 5 tháng tuổi, gồm răng cối vĩnh viễn thứ nhất và các
răng phía trước.
- Nhóm 3: từ 1 tuổi rưỡi đến 3 tuổi, gồm răng cối vĩnh viễn thứ 2 và 2 răng cối
nhỏ.
- Nhóm 4: từ 7 đến 10 tuổi, gồm răng cối vĩnh viễn thứ 3.
Mọi khiếm khuyết ở giai đoạn này được xếp loại vào sự khiếm khuyết về số
lượng của men và ngà như thiểu sản men, ngà và men gốc răng.

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San