Nối chính

Download
  • Nối chính
  • 1. Định nghĩa: nối chính là thành phần cơ bản của hàm khung, nó nối các thành phần của hàm ở bên này với bên kia cung hàm. Tất cả các phần khác đều nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào nối chính
  • 2. Đặc điểm của nối chính

     - Nối chính phải cứng rắn: để phân chia đều lực lên các vùng nâng đỡ gồm: răng trụ, các răng nâng đỡ khác và sống hàm vùng mất răng.

Các thành phần khác như: móc, tựa, vật giữ gián tiếp chỉ có hiệu quả khi nối chính đảm bảo cứng rắn.Nếu nối chính không cứng rắn mà đàn hồi nó sẽ làm cho các lực tập trung vào từng răng trụ hoặc sống hàm gây phá huỷ tổ chức quanh răng, tiêu xương sống hàm, kẹp và sang chấn tổ chức mềm bên dưới.

- Cung cấp sự nâng đỡ theo chiều đứng và bảo vệ tổ chức mềm.

           + Tốt nhất thì nối chính cách xa bờ lợi khoảng 6 mm hàm trên và 3 mm hàm dưới, tránh các lồi xương và đường nối giữa xương hàm trên.

           + Bờ của nối chính nên song song với bờ lợi, nếu phải đi ngang qua bờ lợi thì nối chính nên thẳng góc với bờ lợi để giảm tiếp xúc với lợi.

            + Không được tạo các vùng mắc thức ăn

 

       - Nối chính phải giúp cho vật giữ gián tiếp đảm bảo chức năng của nó.

      - Đảm bảo hàm giả giữ đúng vị trí

      - Đảm bảo sự dễ chịu cho bệnh nhân: hình dáng đối xứng, các góc phải tròn nhẵn, tránh phần sau răng cửa trên.

  • 3.Nối chính hàm trên
  • Đặc điểm cấu trúc nối chính hàm trên:

  - Gờ khít chạy dọc theo biên giới tiếp xúc với niêm mạc. Sâu và rộng 0,5 – 1 mm, chỗ niêm mạc mỏng khích thước gờ khít nên giảm. Không làm gờ khít nơi có dấu hiệu viêm nhiễm.

   Gờ khít có tác dụng ngăn thức ăn chui dưới nối chính, giảm độ dày nối chính ở biên giới giúp cho lưỡi có cảm giác dễ chịu hơn.

  - Sát khít với vòm miệng trừ chỗ lồi cứng và khớp giữa nối hai xương hàm trên giúp cho hàm giả bám dính, ổn định hơn.

  - Bề mặt tiếp xúc  với niêm mạc chỉ cần đánh bóng điện là đủ mà không ảnh hưởng đến độ chính xác.

  • 3.1Bản khẩu cái
  • Là loại nối chính sử dung rộng rãi nhất
  • Nó là bản kim loại mỏng và rộng chạy ngang khẩu cái. Biên giới phía trước ở sau của vòm khẩu cái, biên giới phía sau ở trước chỗ nối khẩu cái cứng và khẩu cái mềm. Tránh lồi rắn và chỗ lồi của đường khớp giữa (nếu có).
  • Được chia làm: bản khẩu cái hẹp (theo chiều trước-sau nhưng không rộng dưới 8mm) và bản khẩu cái rộng.

 

  • *Ưu điểm là đề kháng cao với lực uốn cong và xoắn vặn, giúp truyền lực tốt xuống vùng nâng đỡ và tăng lưu giữ.
  • *Nhược điểm:
  • +Che phủ vòm miệng quá lớn gây khó chị
  • + Có thể phản ứng với tổ chức mềm dưới dạng tăng sản ở những bệnh nhân mang hàm giả cả đêm, vệ sinh răng miệng kém và ít quan tâm đến hàm giả.
  • + bản khẩu cái rộng có thể dùng trong mất răng Kennedy II nhưng hiếm khi dùng trong mất răng Kennedy I

 

  • 3.2 Nối chính hình chữ U hay hình móng ngựa
  • Là một bản kim loại mỏng chạy dọc theo phía trong của các răng, rộng từ 6-8mm
  • ở phía trước. Bờ của nối chính này phải cách bờ lợi tự do của răng thật 6mm hoặc phủ lên mặt trong của răng.
  •  
  • * Ưu điểm: Loại thanh nối này thích hợp chỉ định cho trường hợp mất răng phía trước; đặc biệt là khi BN có khớp cắn sâu; thích hợp cho trường hợp có lồi rắn hay lồi khớp giữa vòm miệng.
  • *Nhược điểm:
  •     + Không đủ độ cứng để chỉ định cho mất răng Kennedy loại I, II. Để mở rộng chỉ định, có thể chế tạo thêm bản kim loại nối phía sau để tạo thành thanh nối chữ U biến đổi (hay bản khẩu cái trước sau)

 

  • 3.3. Nối chính hình móng ngựa biến thể hay bản khẩu cái trước sau.
  • Tương tự hình móng ngựa có thêm bản kim loại nối ở phía sau.
  • Là loại nối chính cứng và khoẻ có thể được dùng trong hầu hết các TH mất răng từng phần hàm trên, đặc biệt các TH mất nhiều răng hoặc có lồi cứng ở khẩu cái.

 

  • * Ưu điểm và chỉ định:
  • - Đủ độ cứng đồng thời có sự nâng đỡ hàm giả từ vòm miệng, kể cả trong TH mất răng loại Kennedy I.
  • - Bờ bản kim loại có hình vân phử lên vùng nếp vân khẩu cái tăng thêm độ cứng cho thanh nối và cho phép bản kim loại mỏng hơn.
  • - Cấu trúc vòng của các bản kim loại giúp cho nối chính cứng
  • - CĐ: mất răng loại Kennedy I, II, bn có lồi xương vòm miệng, bn có mất răng cửa kèm theo.
  • * Nhược điểm:
  • - Vẫn gây ảnh hưởng đến lưỡi và khó chịu cho bệnh nhân.
  • 3.4. Thanh khẩu cái đơn phía sau ( Palatal bar)
  • - Thanh khẩu cái đơn phía sau có hình nửa oval hẹp, dày nhất ở điểm giữa. Thanh này hơi cong và không nên tạo góc nhọn ở chỗ nối với yên hàm giả.
  • - Ưu điểm:Nhiều năm trước đây thanh này đã được sử dụng rộng rãi nhưng hiện nay it dùng hơn và thường được dùng như một hàm chuyển tiếp sau đó được thay thế bằng hàm giả chính thức.
  • - Nhược điểm: Loại thanh nối này là một trong những loại khó thích nghi nhất vs bệnh nhân vì để có được độ cứng nó phải có kích thước lớn. Loại thanh nối này chỉ dk sử dụng trong trường hợp mất ít răng loại Kennedy III. Trường hợp mất răng tiến về phía trước thanh này gây vướng lưỡi nhiều.
  • - Chống chỉ định: Mất răng loại Kennedy I-II và mất răng cửa
  •  
  • 3.5. Thanh khẩu cái kép hay thanh trước-sau (Anteroposterio Palatal bar)
  • Thanh khẩu cái kép rất cứng, nhưng hẹp nên không có tác dụng nâng đỡ hàm giả. Hàm giả được nâng đỡ là nhờ các răng còn lại. Do đó, loại thanh này không nên dùng trừ khi các răng còn lại có tổ chức vùng quanh răng tốt.
  • - Thanh phía trước hơi phẳng và hẹp hơn bản khẩu cái.Thanh phía sau hình bán nguyệt tương tự thanh khẩu cái đơn nhưng nhỏ hơn.
  • - Hình dáng của thanh khẩu cái kép làm cho nó cứng rắn và tạo ra hiệu quả cấu trúc.
  • * Ưu điểm và chỉ định:
  • - độ cứng cao, ít che phủ niêm mạc.
  • - Có thể dùng khi bệnh nhân có lồi cứng ở giữa vòm miệng hoặc khi các răng trụ phía trước và răng trụ phía sau cách xa nhau.
  • * Nhược điểm:
  • CCĐ trong trường hợp bệnh nhân có vùng quanh răng yếu, bênh nhân có vòm miệng hẹp

 

  • 3.6. Bản khẩu cái toàn bộ ( Complete plate)
  • Bản này có biên giới phía trước cách bờ lợi 6mm hoặc phủ lên gót của răng phía trước, biên giới phía sau tới chỗ nối khẩu cái cứng với khẩu cái mềm.

- Bản khẩu cái toàn bộ có hai dạng:

+ Dạng kết hợp kim loại  và nhựa

+ Dạng toàn bộ bằng kim loại.

Ưu điểm:Do bản khẩu cái toàn bộ cứng nhất và nâng đỡ tốt nhất nên nó được chỉ định cho các trường hợp cần nhiều nâng đỡ của thanh nối chính: gồm mất hết các răng sau, mất các R trước và R sau hai bên, mất R kèm theo khe hở vòm miệng.

  • Đồng thời nó còn làm hàm chuyển tiếp cho bệnh nhân mang hàm giả toàn bộ, truyền nhiệt tốt nên có cảm giác tự nhiên hơn.
  • * Nhược điểm: Che phủ niêm mạc vòm miệng rộng nên có thể gây tăng sản niêm mạc nếu bệnh nhân không giữ vệ sinh tốt, đồng thời có ảnh hưởng xấu tới phát âm

 

 

  • 4.Nối chính hàm dưới

 4.1.Những yêu cầu về cấu trúc của nối chính hàm dưới.

  • - Nối chính hàm dưới thường dài và hẹp vì nó bị giới hạn bởi độ cao của sàn miệng, vị trí phanh lưỡi và có lồi rắn hoặc không. Nối chính phải cứng nhưng không quá cồng kềnh đến mức bệnh nhân không chấp nhận được.
  • - Luôn có khoảng cách với mặt niêm mạc. Độ lớn của khoảng này tùy thuộc các yếu tố sau:
  • Kiểu hàm giả. VD: ở kiểu hàm giả được nâng đỡ toàn bộ trên răng chỉ cần khoảng cách tối thiểu vì hàm giả không có xu hướng di chuyển về phía niêm mạc. Ở loại hàm giả nền hàm mở rộng về phía xa ( Kennedy I, II) lại có xu hướng xoay khi thực hiện chức năng.
  • Độ dốc phần xương ổ răng phía trong: nếu phần xương này nghiêng thoải về phía lưỡi thì cần khoảng hở lớn vì bất kỳ di chuyển nào của nối chính sẽ chạm niêm mạc ở dưới, nếu phần xương thẳng đứng hoặc gần thẳng đứng thì chỉ cần khoảng hở tối thiểu.
  • -Nối chính hàm dưới có 4 kiểu:
  •            Thanh lưỡi
  •             Bản lưỡi
  •             Thanh lưỡi kép hay thanh Kennedy
  •             Thanh môi.
  •  
  • 4.2 Thanh lưỡi

  • - Thanh lưỡi có hình nửa trái lê với phần dày ở phía dưới.Thanh lưỡi chỉ thiết kế được khi khoảng cách giữa phần di động của sàn miệng và bờ lợi tự do tối thiểu là 8mm.
  • Khoảng cách này cho phép độ rộng tối thiểu của thanh lưỡi là 5mm và khoảng cách từ bờ trên thanh lưỡi tới bờ lợi là 3mm. Nếu thanh lưỡi ở gần lợi tự do hơn thì lợi sẽ dễ bị viêm.
  • Thanh lưỡi được đặt ở vị trí càng thấp càng tốt miễn là không ảnh hưởng tới cử động lưỡi để cho khoảng cách của nó với bờ tự do càng lớn.
  • Ưu điểm:
  • Do có cấu trúc và thiết kế đơn giản, ít tiếp xúc tổ chức miệng nhất nên thanh
  • lưỡi được chỉ định cho hầu hết các trường hợp, trừ những trường hợp: Chiều cao từ sàn miệng tới bờ lợi không đủ 8mm hoặc BN có lồi xương hay vùng sống hàm có lẹm nhiều.
  • *Nhược điểm: độ cứng. Nếu như trường hợp không đủ khoảng cách giữa sàn miệng và lợi tự do mà cố làm thanh lưỡi, thanh lưỡi có thể không đảm bảo độ cứng

 

  • 4.3 Bản lưỡi
  • Bản lưỡi có cấu trúc một phần tương tự thanh lưỡi và có bản kim loại mỏng đi lên phía trên phủ mặt trong các răng cửa. Là kiểu nối chính hàm dưới cứng nhất.
  • Thanh lưỡi là thành phần dưới của bản lưỡi, có thể nhỏ hơn thanh lưỡi nhưng không được ảnh hưởng tới độ cứng. Bản lưỡi có khoảng cách với lợi vàvới niêm mạc dưới lưỡi.
  • *Ưu diểm và chỉ định:
  • Bệnh nhân mất nhiều R sau cần thêm sự lưu giữ gián tiếp.
  • Các R còn lại mất nhiều tổ chức nâng đỡ quanh R cần phải nẹp.
  • - Khoảng cách từ sàn miệng tới bờ lợi không đủ 8mm
  • Có lồi xương nhỏ mà không thể phẫu thuật.
  • Bệnh nhân mất R sau hai bên không còn R giới hạn và sống hàm tiêu nhiều.
  • Tường hợp R cửa lung lay nhiều phải nhổ bỏ. Bản lưỡi được hàn thêm vòng kim loại sẽ là chỗ gắn thêm R mà không cần làm hàm giả khác.
  • Bản lưỡi có thể bay hơi thay đổi cấu trúc một chút ,nó có các tựa rìa cắn để phòng hiện tượng R cửa trồi cao dần khi khớp cắn sâu.
  • - Bản lưỡi làm cho bệnh nhân dễ chịu hơn thanh lưỡi.

*Nhược điểm: bản lưỡi phủ tổ chức mềm và răng nhiều do đó dễ gây viêm lợi và lắng đọng canxi.

  • 4.4 Thanh lưỡi kép hay thanh Kennedy
  • Thanh lưỡi kép gồm một thanh ở phía dưới có hình dáng giống thanh lưỡi đơn và 1 thanh trên hình bán nguyệt cao gần 2-3mm và chỗ dày nhất khoàng 1mm. hai thanh kim loại được nối với nhau bởi thanh nối phụ ở vị trí giữa răng 3 và 4

- Thanh này không chạy thẳng qua mặt trong các R cửa mà chui sâu vào khoảng cách giữa các R ở các điểm tiếp giáp trên gót R

  • *Ưu điểm và chỉ định:
  • Tăng hiểu quả giữ gián tiếp ở phía trước với các tựa vững ở hai đầu.
  • Góp phần làm ổn định hàm giả bởi các lực tác động lên hàm giả được phân chia lên các răng mà nó tiếp xúc. Do vậy lực tác dụng lên từng răng được giảm.
  • Không che phủ lợi và cùng tiếp giáp các R nên nước bọt được chảy tự do và lợi được nhận các kích thích tự nhiên.
  • Thanh lưỡi kép được chỉ định khi cần sự lưu trữ gián tiếp và khi có bệnh quanh R vì nó có tác dụng nẹp các R lại.
  • *Nhược điểm:
  • Bệnh nhân cảm thấy vướng lưỡi hơn so với khi đeo hàm giả có bản lưỡi.
  • Dễ mắc thức ăn. Do có nhiều vùng lẹm giữa các R cửa nên thanh trên của thanh lưỡi khép khó khít hoàn toàn với từng R. Điều đó làm cho thức ăn càng dễ mắc và bệnh nhân khó chịu.
  •  
  • 4.5: Thanh môi

- Thanh môi có hình nửa trái lê tương tự thanh lưỡi. đi phía ngoài các răng cửa dưới và các răng hàm trong một số trường hợp. Tuy nhiên để có độ cứng bằng thanh lưỡi thì nó thường phải lớn hơn khi được dùng làm nối chính cho cùng một trường hợp. Khoảng cách giữa niêm mạc ở dưới thanh môi cùng cần có như ở thanh lưỡi.

- Thanh môi chỉ được CĐ khi có các vùng vướng lớn mà không thể dùng thanh lưỡi hoặc bản lưỡi được. Vì thanh môi rất vướng cho bệnh nhân nên thanh này rất ýt được sử dụng

  • * Ưu điểm và chỉ địnhDùng được trong các trường hợp không thể thiết kế được thanh lưỡi, bàn lưỡi.
  • * Nhược điểm:
  • - Gây cho bệnh nhân vướng nhiều, khó chấp nhận.
  • - Thẩm mỹ kém.

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San