Hoạt tính thuốc tê:
Hoạt tính của thuốc tê phụ thuộc vào một vài các yếu tố: hướng khuếch tán, hình thái học thần kinh, tính tan trong mỡ, pH tế bào, pKa của thuốc tê.
1.Hiệu quả thuốc tê:
Thuốc tê có hệ số hòa tan trong mỡ càng cao thì hiệu quả tê mạnh hơn thuốc tê có hệ số hòa tan trong mỡ thấp, các thuốc có hệ số hòa tan trong mỡ thấp cần phải tăng liều mới có hiệu quả gây tê.
Liều lượng thuốc tê tiếp xúc với thần kinh quan trọng hơn là nồng độ % của thuốc, tuy nhiên thuốc có nồng độ càng cao thì khuếch tán nhanh hơn nồng độ thấp, nồng độ thuốc tê giảm dần khi tiêm thuốc xa dây thân kinh do vậy tiêm thuốc càng gần dây thần kinh thì hiệu quả gây tê càng mạnh hơn, nống độ thuốc tiêm tại chỗ còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý toàn thân, tuần hoàn mạch máu tại nơi tiêm (thuốc tiêm sẽ bị hòa tan vào chỗ nhiều mạch máu làm giảm tác dụng thuốc tê)…
2.Thời gian tác dụng của thuốc tê:
Thuốc tê càng có ái lực với cấu trúc lipoprotein thì càng có tác dụng kéo dài.
Ngoài ra còn phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Cấu trúc giải phẫu sợi thần kinh: sợi thần kinh có kích thước nhỏ không có vỏ myelin nhạy cảm hơn so với sợi to dày có vỏ myelin, sợi có myelin A delta nhạy cảm và chậm phục hồi hơn sợi Aα và Aβ, vị trí của thuốc tê ở ngoại vi nhạy cảm hơn so với sợi thần kinh ở trung tâm. - Thứ tự ức chế dẫn truyền ở các sợi thần kinh là: cảm giác đau, lạnh, nóng, xúc giác, áp lực.
- Gây tê tại chỗ, gây tê bề mặt thì tác dụng gây tê yếu và thời gian tác dụng ngắn hơn so với gây tê vùng
- Kỹ thuật gây tê, liều lượng thuốc tê, tác động giãn mạch của thuốc tê ….