Tính chất vật lý của Amalgam

Download
TÍNH CHẤT VẬT LÝ
1. Sức bền
Amalgame có sức chịu đựng tốt đối với lực nén nhưng kém đối với lực kéo và lực cắt (sức bền đối với lực kéo chỉ bằng ¼ so với lực nén)
Đa số Amalgame hiện dùng đạt được sức bền tối đa sau 24h. Một Amalgame tốt chịu được lực nén tối thiểu là 3200kg/cm2 (lực nhai bình thường từ 11- 125 kg, trung bình là 77 kg, tác dụng lên một múi răng có diện tích 0,04 cm2 tạo ra một áp lực 1925 kg / cm2)
Thời điểm dễ bị nứt rạn: - Khi gỡ khuôn trám
- Kiểm soát cắn khít
- Khi nhai trong những giờ đầu
Ngày nay các tiêu chuẩn của A.D.A (American Dental Association: hiệp hội nha khoa Mỹ) 1974 đòi hỏi vật liệu phải có độ bền sớm (sau 15 phút) là 2 Mpa (độ bền kéo có ý nghĩa hơn độ bền nén).
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của amalgam:
- Thành phần của hợp kim: Amalgam có tỉ lệ Cu cao có độ bền sau 15 phút cao hơn các hợp kim cổ điển, và độ bền tăng rất nhanh.
- Kích thước và hình dạng của hạt: Loại hạt cầu có độ bền phát triển nhanh hơn loại mạt dũa.
- Đánh không đủ liều lượng vật liệu.
- Lượng Hg dư làm giảm độ bền do lượng khung lớn tạo ra các phase yếu.
- Thời gian từ khi trộn đến khi nhồi: càng dài thì độ bền càng giảm (đối với loại mau đông thời gian chờ đợi tối đa 1-2 phút, loại trung bình là 4 phút).
- Sự nhiễm độ ẩm: theo Forsten 1969 amalgam có Zn nếu bị nhiễm ẩm trước khi trộn thì sức bền nén giảm 30%, sau khi trộn giảm 25%. Đối với amalgam không có Zn sức bền cũng giảm do sự thay đổi kết cấu tinh thể khi có nước.
- Khối lượng miếng trám, hình thể lỗ trám:
+ Miếng trám có khối lượng lớn sẽ chịu sức nhai tốt
+ Miếng trám mỏng, sức bền kéo kém (nên vùng eo lỗ trám phải đủ dày)
+ Điêu khắc đáy rãnh phải tròn, nếu nhọn sẽ dễ vỡ do sự tập trung nội lực ở điểm yếu, đồng thời bị ăn mòn vì tích tụ mảng bám
2. Độ cứng
- Sau 20 phút sức chịu nén của Amalgame chỉ đạt 6%
- Trong 1h đầu Amalgame chịu được lực nén 6 – 7kg/cm2/1 phút (60 – 70%)
- Sau 6 – 8h đạt tới độ cứng tối đa
3. Tính chảy
Thử nghiệm trên một khối Amalgame hình trụ và đánh giá bằng sự biến dạng của nó. Độ chảy không vượt quá 4% sau 24h dưới áp lực 250kg/cm2 đặt trên một Amalgame mới trộn 3h tính từ khi đông đặc.
4. Thay đổi thể tích
Một Amalgame tốt phải có độ giãn nở nhẹ khi đông cứng (7 – 10m/cm). Sự giãn nở này làm cho chất trám dán khít vào thành lỗ trám .Những sai lầm trong khi sử dụng có thể mất tính chất này, Amalgame bị giãn quá ít hoặc quá nhiều hoặc có thể co lại.
Trộn không đầy đủ thời gian hoặc một lượng Hg quá nhiều làm Amalgame giãn nở quá mức và ngược lại.
5. Sự trương nở thứ phát
Xuất hiện ở Amalgame có Zn khi đông có sự tiếp xúc với độ ẩm, do sự giải phóng H2 tạo thành các bọt khí dưới tác dụng của nước.
6. Tính dẫn nhiệt và dẫn điện
Rất tốt, vì vậy:
- Cần trám lót nếu lỗ trám sâu.
- Khi chữa răng bằng dòng điện cao tầng hoặc thử tuỷ bằng điện, không cho dòng điện chạy qua Amalgame.
7. Độ xốp
Độ xốp của amalgam bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố:
- Tính chất của hợp kim:
+ Sự nhiệt luyện không đủ nhiệt độ, thời gian có thể tạo ra nhiều bọt xốp
+ Kích thước của hạt càng to thì càng nhiều bọt xốp.
+ Loại hợp kim, hợp kim cổ điển có nhiều bọt xốp, hợp kim không gamma ít bọt xốp.
- Cơ chế đông của amalgam: giai đoạn kết tinh giữa các tinh thể có nhiều lỗ hổng.
- Sự sử dụng:
+ Đánh không đủ hoặc đánh quá lâu đều tạo ra bọt xốp.
+ Lượng Hg nhiều sẽ làm giảm độ xốp, nhưng chỉ đến giới hạn nào thôi.
+ Thời gian chờ đợi càng lâu, độ xốp càng tăng.
+ Nhồi không đủ sức nén cũng tạo độ xốp

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San