Com có khuynh hướng co lại sau trám do sự tiến gần nhau của các phân tử, đây là nhược điểm quan trọng. Thành phần bị co là nhựa khung, càng nhiều nhựa khung càng co nhiều
Sự trùng hợp này còn tiếp diễn lâu sau khi trám(75% trùng hợp sau 10p, trùng hợp hoàn toàn sau 24h)
60% độ co do trùng hợp có thể kiểm soát bằng trám từng lớp
Hậu quả của sự co:
-Rạn nứt trong lòng khối vật liệu
-Đứt mối nối giữa vật liệu và chất dán
-Rạn nứt thành lỗ trám
-Giảm độ bền cơ học
-Sâu răng tái phát
Các biện pháp hạn chế sự co:
-Trám từng lớp để hạn chế sự co
-Chiếu đèn từ nhiều phía
-Chọn loại composite thích hợp
-Khoảng cách từ đầu đèn tới composite <2mm
Nếu khoảng cách là 6mm cường độ sẽ giảm 50%
2.Sự hở rìa miếng trám
Là một quá trình phức tạp, so với amalgam thì sự hở rìa miếng trám composite cao hơn rất nhiều nguyên nhân có thể do:
-Khi trùng hợp nhựa bị co tạo ra khe hở
-Gãy vỡ rìa hoặc do kỹ thuật hoàn thiện
-Etching và bonding không đủ ở rìa
-Chiếu đèn với cường độ quá mạnh dẫn tới sự trùng hợp quá mức.
-Composite ngấm nước
Trải qua tiếp xúc nóng lạnh trong môi trường miệng
Khắc phục:
Trám đúng kỹ thuật
Dùng keo dán men và ngà để bù trừ lại sự co, như vậy keo dán rất quan trọng để bù trừ sự co
BÀI GIẢNG CỦA BASIM ZWAIN – GIẢI PHẪU RĂNGRĂNG CỐI LỚN HÀM DƯỚI VĨNH VIỄNGiáo sư, Tiến sĩ Basim ZwainKhoa Nha, Đại học Kufa
Được thực hiện dịch bởi nhóm dịch BiVa Dental