Khám lâm sàng chấn thương hàm mặt

Download
KHÁM LÂM SÀNG CHẨN THƯƠNG HÀM MẶT
 
Khám lâm sàng giữ một vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị chấn thương hàm mặt. Việc tiến hành khám kỹ lưỡng sẽ mang lại nhiều thông tin có giá trị, giúp chẩn đoán chính xác và đưa ra những kế hoạch điều trị tối ưu. Trong khám lâm sàng hàm mặt, bên cạnh các thao tác khám cơ bản, còn có các cấu trúc và cơ quan đặc hiệu liên quan vùng hàm mặt cần khám như: nhãn cầu, thần kinh sọ ngoại vi, mạch máu, khớp thái dương hàm và tuyến nước bọt.
 
I. KHÁM LÂM SÀNG CƠ BẢN
 
Khám lâm sàng cơ bản là những bước không thể thiếu trong quá trình khám, bao gồm các thao tác : nhìn (observation), sờ (palpation) và lắc (manipulation). Việc bỏ qua hoặc tiến hành những bước này một cách sơ sài tất yếu sẽ dẫn đến việc bỏ sót những dữ kiện có thể rất quan trọng.
 
1.NHÌN
 
Nhìn ngoài mặt:
 
Quan sát các vết thương phần mềm
 
Khi quan sát các vết thương phần mềm, cần đánh giá trên các phương diện:
 
+Hình thái:
 
Cần xác định vết thương phần mềm thuộc loại nào? vết thương đụng dập, sây sát, rách da, hay thiếu hổng...
 
+Mức độ:
 
Vết thương dài bao nhiêu cm?
 
vết thương nông hay sâu ? Trường hợp vết thương sâu, cần đánh giá các cấu trúc bên dưới có tổn thương hay không, nhất là các cấu trúc đặc biệt: tuyến nước bọt, thần kinh, mạch máu.
 
Trường hợp hợp vết thương thiếu hổng, cần ghi nhận diện tích thiếu hổng là bao nhiêu?
 
+Vị trí:
 
vết thương nằm ở vùng nào? Trán, mũi , má, môi.
 
+Hiện trạng:
 
Tình trạng hiện tại vết thương như thế nào? Có nhiễm trùng không? Đã được xử trí chưa? Nếu đã xử trí, cần đánh giá kết quả đạt hay chưa đạt, có cần phải xử trí lại hay không?.
 
Quan sát vị trí sưng nề và biến dạng nhằm phát hiện các tổn thương xương bên dưới
 
Sưng nề: là những dấu hiệu gợi ý hướng đến vùng tổn thương:
 
-Sưng nề trước tai ^ có gãy cổ lồi cầu hoặc tổn thương khớp thái dương hàm?
 
-Sưng nề góc hàm ^ có gãy góc hàm?
 
-Sưng nề vùng cằm ^ có gãy xương hàm dưới vùng cằm ?
 
-Sưng nề tầng mặt giữa ^ có gãy ngang toàn bộ xương hàm trên kiểu Lefort?
 
Sưng nề thường xuất hiện trongnhững ngày đầu và chỉ có giá trị gợi ý hướng đến vùng tổn thương xương, hoàn toàn không có giá trị chẩn đoán gãy xương.
 
Biến dạng:Cácbiếndạnglõm,gồ,vẹo...ở nhữngvùng nhôcủa mặtlànhững dấu hiệu rất có giá trị, không chỉ trong chẩn đoán mà còn cả trong điều trị. Do đó chúng ta cần lưu ý những dấu hiệu này.
 
-Mũi xẹp hoặc vẹo ^ gãy xương chính mũi (hình 12 - 1)
 
B-iến dạng lõm gò má ^ gãy phức hợp gò má (hình 12 - 2)
 
-Biến dạng lõm cung tiếp ^ gãy cung tiếp (hình 12 - 3)
 
-Biến dạng lõm tầng mặt giữa ^ gãy xương hàm trên Lefort II (hình 12 - 4)
 
-Tầng mặt giữa dài ra ^ gãy xương hàm trên kiểu Lefort và di lệch nhiều chiều trên dưới.
 
Những dấu hiệu này có thể khó phát hiện trong những ngày đầu chấn thương do bị che lấp bởi dấu hiệu sưng nề.
 
Nhìn trong miệng
 
Quan sát các vết thương phần mềm
 
  Khi quan sát các vết thương phần mềm, cần đánh giá trên các phương diện: hình thái, mức độ, vị trí, hiện trạng của vết thương, tương tự khi khám ngoài mặt.
 
Quan sát răng và cung răng:
 
  Quan sát các răng có bị gãy, vỡ hoặc di lệch như trồi, lún, nghiêng hay không? Cần lượng giá xem các răng này có thể bảo tồn được hay không? Số lượng răng còn lại trên cung hàmcũng phảiđượcđánh giá vìđây là yếu tốquyếtđịnh việcthựchiệncố định hàm trong điều trị gãy xương.
 
  Khi quan sát cung răng cần đánh giá sự gián đoạn và di lệch của cung răng. Sự gián đoạn và di lệch cung răng là triệu chứng rất có giá trị trong chẩn đoán và điều trị gãy xương hàm.
 
  Ví dụ : cung răng dưới gián đoạn giữa răng 31 _ 41 cho phép nghĩ đến gãy cằm giữa (hình 12 - 5)
 
Trong trườnghợpgiánđoạn cungrăng, sự dilệchgiữahai đầuđoạngãy phải được mô tả theo các hình thái di lệch: di lệch chiều trên dưới, di lệch chiều ngoài trong hay di lệch chồngngắn.Sự dilệch củatoànbộ cungrăngdonhững đườnggãy nằm ngoài cungrăngcũngphảiđượcmô tả theo hình tháilệch(dilệchtịnhtiến,di lệch quay) và các chiều trong không gian (chiều trên dưới, chiều trước sau, chiều ngang).
 
Quan sát khớp cắn
 
  Khi quan sát khớp cắn, ngoài việc ghi nhận dấu hiệu sai khớp cắn : chạm sớm vùng răng cửa, chạm sớm vùng răng cối... cần phải xác định nguyên nhân dẫn đến sai khớp cắn. Việc phân tích nguyên nhân sai khớp cắn sẽ giúp chúng ta tránh những sai sót do dấu hiệu giả. Một trường hợp sai khớp cắn giả rất phổ biến trên lâm sàng là hiện tượng chạm sớm vùng răng cối cùng bên trong gãy hàm gò má. Trong trường hợp này, do hiện tượng sưng nề và đau nhức, bệnh nhân sẽ có khuynh hướng đưa hàm sang bên khi chúng ta dùng cây đè lưỡi hoặc cây banh miệng để khám . Hoặc trong trường hợp sai khớp cắn vùng răng cửa loại cắn hở hoặc cắn ngược, chúng ta cần quan sát các diện mòn vùng răng cửa và hỏi bệnh nhân tình trạng khớp cắn trước khi chấn thương như thế nào để tránh nhầm lẫn.
 
2. SỜ
 
Sờ nắn là một kỹ thuật cần thiết trong khám lâm sàng chấn thương hàm mặt. Thường chúng ta sử dụng kỹ thuật này tại các vị trí nhô tự nhiên vùng hàm mặt : gò má, mũi, cung tiếp và các bờ xương : các bờ ổ mắt, bờ dưới xương hàm dưới.
 
MỤC ĐÍCH :
 
Phát hiện sự gián đoạn bờ xương.
 
Xác định các biến dạng gồ, lõm bị che lấp bởi dấu hiệu sưng nề.
 
NGUYÊN TẮC :
 
Đúng kỹ thuật, kỹ lưỡng, theo đúng thứ tự để tránh bỏ sót.
 
KỸ THUẬT :
 
Vùng trán mũi : Dùng hai ngón tay cái sờ nắn nhằm tìm cảm giác lạo xạo của xương gãy (hình 12 - 6). Nếu có dấu hiệu lạo xạo xương chính mũi ^ có gãy xương chính mũi.
 
Vùng gò má (hình 12 - 7): Dùng hai ngón trỏ sờ hai bên gò má, so sánh độ nhô nhằm đánh giá mức độ di lệch. Khi đánh giá mức độ di lệch chú ý phải nhìn ở vị trí tiếp tuyến đỉnh xương gò má.
 
Vùng cung tiếp (hình 12 - 8): Dùng ngón trỏ và ngón giữa sờ dọc cung tiếp nhằm xác định biến dạng gồ hoặc lõm của cung tiếp.
 
Bờ ổ mắt : Dùng hai ngón trỏ (hình 12 - 19 hoặc ngón cái (hình 12 - 10) tìm sự gián đoạn và đau chói tại các bờ trên, dưới trong và ngoài ổ mắt.
 
Bờ dưới xương hàm dưới : Dùng ngón trỏ và ngón giữa sờ dọc bờ dưới xương hàm dưới nhằm phát hiện sự gián đoạn và đau chói (hình 12 - 11). Chú ý phân biệt vị trí lõm tại bờ dưới xương hàm dưới gần góc hàm là khuyết hàm dưới với dấu hiệu gián đoạn xương gãy.
 
Vùng lồi cầu : Dùng ngón trỏ đặt trước bình tai (hình 12 - 12) hoặc đặt ngón út vào lỗ ống tai ngoài hai bên (hình 12 - 13) nhằm so sánh và đánh giá cử động lồi cầu, đồng thời tìm cảm giác đau chói khi ấn.
 
Vùnglồicủ xươnghàm trên : Dùng ngóntrỏsờ nắnvùnglồicủxươnghàm trên (hình 12 - 14). Nếu có dấu hiệu đau chói cả hai bên vùng lồi củ : dấu Guérin ^ gãy Lefort I.
 
III. LẮC
 
Lắc là một kỹ thuật đặc biệt sử dụng trong khám lâm sàng chấn thương hàm mặt. Nghiệm pháp lắc rất có giá trị trong chẩn đoán xác định những trường hợp gãy xương có liên quan đến khớp cắn.
 
LẮC HÀM TRÊN
 
Lắc toàn bộ cung răng
 
Mục đích :
 
Nhằm xác định tình trạng gãy ngang toàn bộ tầng mặt giữa
 
Phân biệt các kiểu gãy ngang tầng mặt giữa
 
Kỹ thuật:
 
Lắc dọc :
 
Dùng tay trái giữ đầu bệnh nhân, tay phải đặt vào trong miệng (ngón cái ở vùng ngách hành lang răng cửa, các ngón còn lại đặt ở khẩu cái) và lắc theo chiều dọc (hình 12 - 15). Quan sát sự di động của cung răng và khối xương sọ mặt bên trên có đồng bộ hay không?
 
Khi lắc dọc, có thể kiểm tra sự di động của khối hàm trên và khối gò má bằng cách đặt ngón tay cái và ngón trỏ ở vị trí mặt trước xương hàm trên (hình 12 - 16) hoặc vùng gò má hai bên (hình 12 - 17).
 
Lắc ngang:
 
Dùng tay trái giữ đầu bệnh nhân, tay phải đặt vào trong miệng ôm lấy cung răng và lắc theo chiều ngang (hình 12 - 18). Quan sát sự di động của cung răng và khối xương sọ mặt bên như trong trường hợp lắc dọc.
 
Khi quan sát thấy chỉ có cung răng di động đơn thuần ^ gãy Lefort I
 
Khi quan sát thấy cung răng và khối xương hàm trên di động ^ gãy Lefort II
 
Khi quan sát thấy chỉ có cung răng di động cùng với khối xương hàm trên và gò má 2 bên ^ gãy Lefort III
 
Lắc từng phần cung răng
 
Mục đích :
 
Xác định có gãy dọc xương hàm trên
 
Phân biệt gãy dọc xương hàm trên và gãy xương ổ răng.
 
Kỹ thuật
 
Có hai phương pháp lắc từng phần cung răng:
 
Phương pháp thứ nhất tương tự kỹ thuật lắc dọc, tuy nhiên tay phải sẽ đặt lần lược ở từng phần hàm hai bên vị trí cung răng gián đoạn. Khi lắc quan sát sự di động của khối xương hàm trên (hình 12 - 19).
 
Phương pháp thứ hai dùng hai tay đặt trong miệng (ngón cái ở vùng ngách hành lang răng cửa, các ngón còn lại đặt ở khẩu cái) hai bên vị trí gián đoạn cung răng. Lắc ngược chiều nhau và quan sát sự di động của cung răng và khối xương hàm trên (hình 12 - 20).
 
Nếu cung răng và khối xương hàm trên cùng bên di động ^ có gãy dọc xương hàm trên.
 
Nếu chỉ có phần cung răng di động đơn thuần ^ gãy xương ổ răng.
 
LẮC HÀM DƯỚI
 
Mục đích :
 
Xác định những trường hợp gãy xương hàm dưới vùng cằm, cành ngang hay góc hàm không di lệch hoặc ít di lệch, khó phát hiện bằng thị chẩn và ấn chẩn.
 
Phân biệt gãy xương ổ răng và gãy toàn bộ xương hàm dưới.
 
Kỹ thuật :
 
Đường gãy đi qua cung răng
 
Dùng tay đặt hai bên vùng nghi ngờ gãy xương, ngón cái đặt trên mặt răng, các ngón còn lại ôm lấy bờ dưới xuơng hàm dưới. Lắc theo chiều ngược nhau và quan sát sự di động giữa hai đầu đoạn gãy (hình 12 - 21). Nếu hai đầu đoạn gãy di động không đồng bộ ^ có gãy toàn bộ xương hàm dưới. Trường hợp có gãy xương ổ răng vùng răng cửa, dùng nghiệm pháp lắc để xác định có đường gãy toàn bộ xương hàm dưới kết hợp hay không, nếu có đường gãy nằm ở phía nào so với khối xương ổ răng gãy.
 
Đường gãy đi ngoài cung răng
 
Một tay giữ phần cành cao phía sau, một tay đặt trong miệng, ngón cái đặt trên mặt răng, các ngón còn lại ôm lấy bờ xương hàm dưới. Dùng tay trong miệng lắc xương hàm dưới và chú ý cảm giác di động không đồng bộ giữa hai phần xương hàm (hình 12 - 22). Nếu có sự di động không đồng bộ ^ có gãy xương hàm dưới.
 
III.KHÁM CÁC CƠ QUAN ĐẶC HIỆU:
 
1.NHÃN CẦU
 
Chấn thương tầng mặt giữa hầu hết có liên quan nhãn cầu, do đó việc khám và phát hiện những biểu hiện liên quan của nhãn cầu và chấn thương hàm mặt thực sự rất cần thiết.
 
Quan sát vùng mắt
 
Đánh giá vị trí và mức độ xuất huyết kết mạc. Vị trí xuất huyết giúp gợi ý thành ổ mắt tổn thương, và mức độ xuất huyết giúp chúng ta đánh giá mức độ trầm trọng của tổn thương xương.
 
Di lệch nhãn cầu :
 
Khi khảo sát sự di lệch nhãn cầu cần đánh giá sự di lệch nhãn cầu theo ba chiều trong không gian:
 
-Chiều trước sau: Nhãn cầu lồi hay lõm. Sự di lệch chiều trước sau phản ánh sự chênh lệch thể tích hốc mắt và tổ chức bên trong. Mắt thường lõm do thoát vị của tổ chức quanh nhãn cầu qua vị trí vỡ sàn hốc mắt. Trường hợp lồi mắt nhiều cần lưu ý sự xuất huyết hậu nhãn cầu. Ngoài ra lồi mắt còn có thể do dò động tĩnh mạch xoang hang (xem trong phần khám mạch máu).
 
-Chiềutrêndưới:mắtthụttheo chiều trêndướihoặcdilệchkiểuxếch (mongoloid eye) hay xếch ngược (antimongoloid eye). Trường hợp mắt thụt chiều trên dưới chứng tỏ có sự di lệch của toàn bộ sàn hốc mắt xuống dưới hoặc sàn hốc mắt bị vỡ lớn và toàn bộ tổ chức quanh nhãn cầu thoát vị xuống xoang hàm kéo theo sự di lệch của nhãn cầu. Trường hợp mắt xếch gặp trong gãy
 
Lefort II do dây chằng trong di lệch xuống dưới còn hay xếch ngược là do dây chằng ngoài di lệch xuống dưới.
 
-Chiềungang: hiệntượngdang xa củahai nhãn cầu,thườngdođứtdây chằng trong.
 
Song thị :
 
Để phát hiện dấu song thị, có thể dùng 1 ngón tay (hay cây bút) di chuyển trước mặt bệnh nhân theo chiều trên dưới và ngang. Yêu cầu bệnh nhân nhìn theo ngón tay ( chỉ liếc mắt không được xoay đầu nhìn theo). Khi bệnh nhân nhìn thấy 1 ngón tay thành hai ngón tay ^ song thị (+). Khi có dấu hiệu song thị cần xác định song thị dọc, song thịngang hay song thịchéo. Ngoài ra cầnxácđịnhcơnàobịtổn thươngvà nguyên nhân song thị là do liệt cơ hay kẹt cơ vận nhãn.
 
Khi di chuyển ngón tay theo chiều trên dưới:
 
-Nếu thấy 1 ngón tay thành 2 ngón tay và hình ảnh xa dần theo chiều dọc ^ song thị dọc (hình 12 - 23).
 
-Nếu thấy 1 ngón tay thành 2 ngón tay và hình ảnh xa dần theo chiều ngang ^ song thị chéo (hình 12 - 24).
 
-Khi di chuyển ngón tay theo chiều ngang:
 
-Nếu thấy 1 ngón tay thành 2 ngón tay và hình ảnh xa dần theo chiều dọc ^ song thị chéo (hình 12 - 25).
 
-Nếu thấy 1 ngón tay thành 2 ngón tay và hình ảnh xa dần theo chiều ngang ^ song thị ngang (hình 12 - 26).
 
Để xácđịnhcơtổnthươngcầnlưuý liên quan cácloạisongthịvàcơtổn thương:
 
-Song thị dọc có thể do cơ thẳng trên hay thẳng dưới.
 
-Song thị ngang có thể do cơ thẳng ngoài hay thẳng trong.
 
-Song thị chéo có thể do cơ chéo trên hay chéo dưới.
 
Ví dụsongthịdọckhi nhìn lên cóthể dotổnthươngcơ thẳng trên haykẹtcơ thẳng dưới. Để xác định có kẹt cơ hay không chúng ta sử dụng thử nghiệm cưỡng bức cơ (forced duction test) : Dùng kẹp nhỏ kẹp vào phần cân cơ thẳng dưới và kéo lên trên, nếu cơ bị kẹt thì không thể kéo nhãn cầu lên trên được (hình 12 - 27).
 
Ngoài ra có thể khám song thị bằng thử nghiệm Goldman (hình 12 - 28). Yêu cầu bệnh nhân nhìn lên bảng sơ đồ, sau đó dùng bút để đánh giá tình trạng song thị bằng cách di chuyển từ tâm ra ngoài. Đến khi nào bệnh nhân thấy 1 hình thành 2 hình, sẽ đánh dấu vị trí đó trên sơ đồ. Nối các điểm song thị (+) lại với nhau, chúng ta sẽ có đường biểu diễn tình trạng song thị. Với thử nghiệm Goldman, chúng ta có thể xác định mức độ song thị của bệnh nhân.
 
Thị lực :
 
Dùng nghiệm pháp đếm ngón tay để đánh giá sơ bộ thị lực : yêu cầu bệnh nhân đếm số ngón tay cách xa 1m. nếu bệnh nhân không đếm được chứng tỏ thị lực giảm nặng. Cần chuyển khám chuyên khoa mắt để việc đánh giá thị lực chi tiết hơn.
 
Phản xạ đồng tử :
 
Dùng đèn pin rọi vào mắt bệnh nhân, bình thường đồng tử sẽ co nhỏ lại. Nếu đồng tử dãn rộng , không đáp ứng ánh sáng ^ phản xạ ánh sáng (-). Trường hợp phản xạ ánh sáng (-) có thể do tổn thương thần kinh thị hay có thể là một biểu hiện của chấn thương sọ não. Thần kinh thị bị tổn thương biểu hiện bởi dấu Marcus Gunn (+) : đồng tử bên mắt tổn thương giãn ra khi chiếu đèn và co lại khi chiếu đèn vào mắt đối diện. Ngoài ra tổn thương thần kinh III cũng có dấu hiệu giãn đồng tử và phản xạ ánhsáng (- ). Cần có sự phối hợp các chuyên khoa ngoại thần kinh và mắt để đánh giá chính xác hơn.
 
2.THẦN KINH NGOẠI VI :
 
Thần kinh ngoại vi tổn thương trong chấn thương hàm mặt thường là thần kinh V và thần kinh VII. Ngoài ra thần kinh I (thần kinh khứu giác) và thần kinh II (thần kinh thị) cũng có thể xảy ra. Phần khám chức năng thần kinh thị đã mô tả trong phần khám nhãn cầu.
 
Khám chức năng thần kinh V:
 
Thần kinh V chủ yếu chi phối cảm giác, riêng thần kinh V3 còn chi phối vận động các cơ nhai, tuy nhiên tổn thương V3 thực sự thường chỉ là nhánh thần kinh răng dưới. Do đó đánh giá chức năng thần kinhV nói chung là đánh giá chức năng cảm giác. Đánh giá chức năng cảm giác bao gồm cảm giác nhiệt đau và cảm giác xúc giác. Có thể sử dụng những phương pháp sau :
 
-Dùng cángươnghơnóngnhẹáp vàovị trí chiphốicảm giácthầnkinh V hai bên và so sánh để đánh giá chức năng cảm giác nhiệt đau.
 
-Dùng que gòn rà nhẹ trên những vùng chi phối cảm giác của thần kinh V hai bên để đánh giá chức năng cảm giác xúc giác (hình 12 - 29).
 
Khám chức năng thần kinh VII:
 
Thần kinh VII chi phối vận động toàn bộ các cơ bám da mặt. Ngoài ra thần kinh VII còn chi phối tiết tuyến lệ, tiết nước bọt tuyến dưới hàm và dưới lưỡi, cảm giác vị giác, cơ bàn đạp. Khám chức năng thần kinh VII bao gồm toàn bộ các chức năng nêu trên.
 
Chức năng vận động cơ bám da :
 
Quan sát các cơ mặt : Các nếp nhăn trán, rãnh mũi má còn hay mất? Miệng có bị méo lệch hay không? Mắt có nhắm kín? Nếu có các dấu hiệu :
 
-Rãnh mũi má, nếp nhăn bị xóa mờ
 
-Không chúm môi được
 
-Mắt không nhắm kín : dấu hiệu Charles Bell (+)
 
-Tốn thương thần kinh VII ngoại biên.
 
Chức năng cảm giác vị giác :
 
Dùng mộtít đường hoặcmuốiđặtlênlưỡi ở haivịtrílưỡi(P) và (T),hỏi bệnh nhân về cảm giác vị giác.
 
Chức năng tiết tuyến lệ:
 
Đánh giá chức năng tiết tuyến lệ bằng nghiệm pháp Schirmer : Dùng 2 băng giấy thấm đặt vào cùng đồ mắt 2 bên. Kích thích tiết tuyến lệ bằng cách gây phản xạ nôn. So sánh mức độ thấm trên băng giấy thấm để xác định mức độ tiết của tuyến lệ.
 
Chức năng tiết tuyến dưới hàm và dưới lưỡi:
 
Đánh giá chức năng tiết tuyến dưới hàm và dưới lưỡi bằng nghiệm pháp
 
Bachman : dùng catheter (có nối với 1 syringe) đặt vào ống Wharton hai bên, kích thích tiết nước bọt bằng acid citric hay một ít chanh. So sánh lượng nước bọt trong hai syringe để đánh giá chức năng tiết nước bọt.
 
Việc khám toàn bộ các chức năng thần kinh VII sẽ giúp chẩn đoán vị trí tốn thương thần kinhVII.
 
Tốn thương thần kinh tại vị trí trước hạch gối sẽ có các dấu hiệu giảm cảm giác vị giác, giảm tiết nước bọt và giảm tiết tuyến lệ. Trường hợp tốn thương thần kinh VII sau hạch gối sẽ không có các dấu hiệu trên.
 
3.MẠCH MÁU
 
Trong các tốn thương mạch máu vùng hàm mặt, túi phình mạch máu và dò động tĩnh mạch là đáng quan tâm nhất.
 
Dò động tĩnh mạch xoang hang là tốn thương mạch máu có biểu hiện vùng hàm mặt mà mỗi BS RHM cần phải biết(hình 12 - 30). Các dấu hiệu của dò động tĩnh mạch xoang hang bao gồm :
 
-Lồi mắt
 
-Cương tụ rìa
 
-Sờ nhãn cầu có cảm giác mạch đập hoặc rung miu.
 
-Nghe tiếng thối tâm thu khi đặt ống nghe lên nhãn cầu.
 
Do vậy, khi thấy có dấu hiệu lồi mắt và cương tụ rìa, điều quan trọng là phải sờ tay lên nhãn cầu xem có dấu mạch đập hay không và dùng ống nghe đặt lên nhãn cầu để nghe có tiếng thối tâm thu hay không.
 
Túi phình mạch máu vùng hàm mặt có thể ở những mạch máu nông hay sâu trong xương. Trường hợp túi phình mạch máu nông có biểu hiện giống khối máu tụ, tuy nhiên có dấu mạch đập hoặc rung miu khi sờ và tiếng thối tâm thu khi nghe bằng ống nghe. Lưu ý mọi trường hợp khối máu tụ trước khi quyết định rạch, cần phải xác định có phải là túi phình mạch máu hay không bằng các sờ tìm dấu hiệu mạch đập và dùng ống nghe xem có tiếng thổi tâm thu hay không. Trường hợp túi phình mạch máu sâu trong xương không thể xác định trên lâm sàng. Tuy nhiên những trường hợp chảy máu mũi nhiều và kéo dài có thể nghi ngờ là túi phình mạch máu sâu trong xương. Trong trường hợp này nên dùng kỹ thuật chụp mạch máu số hóa xóa nền để chấn đoán xác định và điều trị kịp thời.
 
4.KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM
 
Khám khớp thái dương hàm trong chấn thương hàm mặt bao gồm khám chức năng vận động, khám các triệu chứng đặc hiệu vùng khớp và tương quan khớp cắn.
 
Khi khám chức năng vận động, chúng ta cần đánh giá xem :
 
-Há miệng có hạn chế không? Bao nhiêu cm? Khi có há miệng hạn chế cần lưu ý khám kỹ để loại trừ há miệng hạn chế do uốn ván.
 
-Vận động hàm dưới sang bên, ra trước có bị ảnh hưởng không?
 
-Khi khám các triệu chứng đặc hiệu vùng khớp, cần lưu ý :
 
-Hỏi bệnh nhân xem có triệu chứng chảy máu ống tai ngoài hay không. Trường hợp bệnh nhân không nhớ có chảy máu tai hay không, chúng ta cần phải dùng đèn kiểm tra ống tai ngoài xem có máu đông trong ống tai ngoài không?.
 
-Dùng ngón tay út đặt vào ống tai ngoài và yêu cầu bệnh nhân vận động hàm để đánh giá dấu hiệu ổ khớp trống. Dấu hiệu này kèm theo hiện tượng lõm vùng trước tai và miệng ngậm không kín là những triệu chứng điển hình của trật khớp thái dương hàm ra trước.
 
-Sờ kỹ vùng trước tai xem có dấu hiệu gồ vùng trước tai hay không. Dấu hiệu này là triệu chứng rất có giá trị trong chấn đoán trật khớp thái dương hàm ra ngoài.
 
Tương quan khớp cắn là những dấu hiệu phối hợp có giá trị để chấn đoán các tổn thương khớp thái dương hàm, ví dụ như :
 
-Hàm dưới lùi ra sau và chạm sớm vùng răng cối trong trật khớp thái dương hàm ra sau.
 
-Hàm dưới đưa ra trước và ngậm miệng không kín trong trật khớp thái dương hàm ra trước.
 
5.TUYẾN NƯỚC BỌT
 
Tổn thương tuyến nước bọt bao gồm dò nhu mô tuyến hay dò ống tuyến. Khi khám tổn thương tuyến cần xác định các yếu tố :
 
-Vị trí dò: ống tuyến hay nhu mô tuyến.
 
-Mức độ dò:chảy từng giọ thay thành dòng, nhiều lúc ăn hay cả lúc bình thường.
 
-Tính chất dò: dò dịch trong hay đục.
 
-Đặc điểm lỗ dò : có viêm nhiễm hay không.
 
Ngoài racầnlưu ý vấnđề dịvật. Trườnghợpnghingờ dị vật,nên kếthợpsiêu âm để xác định.

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San