Hình thái học vết thương phần mềm

Download
HÌNH THÁI LÂM SÀNG VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM
 
1.VẾT THƯƠNG ĐỤNG DẬP
 
Vết thương đụng dập là thể nhẹ nhất trong các loại tổn thương phần mềm.
 
Nguyên nhân chủ yếu do lực sang chấn từ vật đầu tù gây ra. Nguyên nhân có thể là va chạm do đả thương bằng tay hay chân, té ngã hay tai nạn thể thao. Tùy thuộc cường độ lực, vết thương đụng dập có thể là vết thương phần mềm đơn thuần hay gãy xương hàm kèm theo. Trường hợp lực nhẹ, biểu hiện lâm sàng chỉ là khối sưng nề khu trú hoặc lan toả tùy thuộc cấu trúc mô bị chấn thương. Trường hợp vỡ các mạch máu nhỏ phần mềm có thể kèm theo dấu hiệu thâm tím hoặc khối máu tụ. Trong những ngày đầu, sưng nề lớn có thể gây khó khăn cho việc phát hiện khối máu tụ trên lâm sàng.
 
Trường hợp máu tụ ít, nó có thể tự tiêu sau vài ngày đến 1 tuần. Tuy nhiên, trong trường hợp khối máu tụ lớn (hình 15 - 1), máu tụ không tự tiêu được và sẽ đóng lại thành máu cục (caillots). Máu cục, nếu không xử trí sẽ chuyển qua giai đoạn hoại tử lỏng (hình 15 - 2) và rất dễ nhiễm trùng. Lúc này, bệnh cảnh không còn đơn thuần là khốimáu tụnữamà là ổ nhiễm trùngvớibiểu hiện sưngbóng,đỏ, đaugiốngnhư tình trạng abcès. Ngoài ra, khi nằm ở những vị trí đặc biệt như vành tai, vách mũi, máu tụ nếu không xử trí sẽ làm biến dạng tai và biến dạng mũi rất khó khăn cho việc điều trị.
 
Đôi khi, những mạch máu lớn cũng có thể tổn thương trong những vết thương đụng dậpdẫnđếnsựhình thành phìnhmạchdochấn thương. Phìnhmạchdo chấn thương phần mềm có thể là phình mạch thực sự hoặc giả phình mạch. Biểu hiện lâm sàng giống như khối máu tụ nhưng khi sờ sẽ cảm giác được dấu mạch đập và có thể có tiếng thổi tâm thu khi nghe bằng ống nghe. Nếu không phân biệt được, chúng ta có thể gây chảy máu dữ dội khi nhầm lẫn là khối máu tụ và rạch lấy máu tụ.
 
2.VẾT THƯƠNG SÂY SÁT
 
vết thương sây sát xảy ra khi có sự ma sát giữa da mặt và một mặt thô ráp ví dụ như mặt đường nhựa, đường đất đỏ hoặc sân chơi xi măng...
 
Ở mức độ nhẹ, chỉ lớp nông bị sây sát (hình 15 - 3). Biểu hiện lâm sàng là tình trạng da rướm máu và đau rát nhẹ. Trong trường hợp này, da sẽ đóng mày và lành nhanh chóng, không để lại sẹo. Tuy nhiên nếu bệnh nhân ra nắng sớm, những vùng da non có thể sẽ sạm màu.
 
Ở mức độ nặng, tổn thương sây sát lan sâu xuống lớp hạ bì có thể để lại sẹo, nếu không chăm sóc kỹ. Biểu hiện lâm sàng bởi tình trạng chảy máu rỉ rả vùng sây sát, đồng thời kèm theo cácdịvậtnhưđất,cát,mảnhrỉsét... tùy thuộcnơixảyra chấn thương. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng tổn thương sây sát sâu, nếu không được xử trí đúng đắn bởi một bác sĩ chuyên khoa sẽ dẫn đến tình trạng sẹo xấu và có thể nhiễm màu da do dị vật ảnh hưởng nặng nề đến vấn đề thẩm mỹ.
 
3.VẾT THƯƠNG XUYÊN THỦNG
 
vết thương xuyên thủng do một vật sắc nhọn đâm xuyên qua da, vào các cấu trúc sâu hơn bên dưới. Những tác nhân gây tổn thương xuyên thủng có thể được rút ra ngay như dao đâm, hoặc nằm lại trong các cấu trúc sâu bên dưới như mảnh thủy tinh, mảnh gỗ, mảnh hỏa khí. Trường hợp do đạn, đầu đạn có thể nằm lại trong cơ thể (vết thương chột) hoặc xuyên thủng ra ngoài.
 
Đường vào vết thương xuyên thủng thường nhỏ và vết thương có thể tự lành dù không can thiệp. Do vậy, sẹo để lại do vết thương xuyên thủng thường nhỏ ít ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ so với vết thương sây sát. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là những tổn thương các cấu trúc bên sâu do vết thương xuyên thủng gây ra ví dụ như thần kinh mặt có thể bị đứt hoặc các mạch máu lớn có thể tổn thương gây chảy máu dữ dội, có khả năng nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, những dị vật nằm sâu do vết thương xuyên thủng luôn là thách thức đối với mọi thầy thuốc kể cả những bác sĩ chuyên khoa nhiều kinh nghiệm.
 
Khi đánh giá một vết thương xuyên thủng, người thầy thuốc phải khám kỹ lưỡng. Những vấn đề đặt ra là có tổn thương cấu trúc nào bên sâu và có dị vật để lại hay không. Để chẩn đoán dị vật, tốt nhất là khảo sát bằng siêu âm vì nó giúp phát hiện cả dị vật thấu quang lẫn cản quang, đồng thời có thể đánh giá vị trí, kích thước dị vật cũng như tương quan dị vật với các cấu trúc phần mềm vùng hàm mặt.
 
4.VẾT THƯƠNG RÁCH VÀ LÓC
 
vết thương rách và lóc là những tổn thương thường do những vật sắc nhọn gây ra. Đây là loại tổn thương phổ biến nhất trong các loại tổn thương phần mềm với nhiều mức độ khác nhau từ đơn giản đến phức tạp.
 
vết thương rách và lóc có thể chia làm các loại như sau :
 
-vết thương rách đơn giản
 
-vết thương rách toác
 
-vết thương lóc
 
Vết thương rách đơn giản (hình 15 - 4) là vết thương một đường với nhiều mức độ khác nhau, từ một vết rách da nông và nhỏ đến vết thương rách sâu và dài ảnh hưởng các cấu trúc thần kinh, mạch máu bên dưới. Nguyên nhân có thể do va chạm phải vật sắc như mảnhkiếngchẳng hạnhoặc dobịrạch mặt...Trườnghợpnày, vết rách da có thể rất ngọt như được rạch bằng dao mổ
 
Vết thương rách toác là vết thương nhiều đường phức tạp kiểu chân chim hoặc vết rách sâu, toác rộng (hình 15 - 5). Đây là loại tổn thương nặng có thể gây nguy hiểm tính mạng và xử trí có thể rất phức tạp. Khi đánh giá vết thương rách toác, cần lưu ý đôi khi mép vết rách rất xa nhau giống như thiếu hổng, nhưng trên thực tế chỉ là do sự co kéo của các cơ gây ra.
 
Vết thương lóc là loại vết thương rách và toàn bộ mảng da hay tổ chức dưới da bị lóc ra. Tại miền Nam Việt nam còn có một loại tổn thương lóc da đặc biệt đó là tổn thương lóc da đầu do các loại máy ghe quấn vào tóc.
 
5..VẾT THƯƠNG DẬP NÁT VÀ THIẾU HỔNG
 
Đây là loại vết thương phức tạp nhất trong vết thương phần mềm vùng hàm mặt. Tổn thương có thể là tổn thương thiếu hổng ngay từ đầu hoặc là vết thương dập nát tổ chức, gây thiếu hổng thứ phát. Nguyên nhân của vết thương thiếu hổng nguyên phát có thể gặp trong sinh hoạt thường ngày như bị chó cắn, hoặc đặc biệt hơn do người cắn làm mất một phần môi, mũi (hình 15 - 6) hay tai. hoặc do hoả khí : đạn bắn hay do cướp cò, đầu đạn nổ khi cưa lấy thuốc súng (một nguyên nhân khó có thể hình dung được). Còn nguyên nhân vết thương dập nát gây thiếu hổng thứ phát có thể do tai nạn giao thông, tai nạn lao động (nổ bình hơi, mảnh đá văng vào mặt. ) hay hoả khí.
 
Tổn thương thiếu hổng có thể nhiều mức độ khác nhau và ở những vị trí khác nhau (hình 15 - 7). Khi đánh giá tổn thương thiếu hổng, những vấn đề cần quan tâm là diện tích thiếu hổng, mức độ lan sâu xuống các cấu trúc bên dưới và vị trí thiếu hổng.
 
Những vết thương thiếu hổng vùng hàm mặt luôn là thách thức với người thầy thuốc chuyên khoa phẫu thuật hàm mặt và việc trả lại một khuôn mặt bình thường nhiều lúc ngoài tầm tay của con người.
 
6.VẾT THƯƠNG BỎNG
 
Vết thương bỏng là một loại tổn thương đặc biệt, thường ảnh hưởng cả toàn thân chứ không riêng gì vùng hàm mặt. Tổn thương bỏng có thể do nhiều nguyên nhân : bỏng lửa, bỏng điện, bỏng nươc sôi. Tại Việt nam, đặc biệt còn có bỏng do tạt a xít vì trả thù cá nhân, một nguyên nhân đáng lên án nhất.
 
Bỏng có thể nhiều phân chia theo tổn thương từ nông đến sâu, với 4 mức độ theo khác nhau, trong đó độ I chỉ là tổn thương lớp nông của thượng bì, còn độ IV là những thương tổn lan đến các cấu trúc cơ, xương, mạc (hình 15 - 8). Đặc điểm lâm sàng các loại bỏng đã được trình bày trong phần triệu chứng học chấn thương hàm mặt.
 
 

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San