TỔN THƯƠNG RĂNG DO SANG CHAN
Sang chấn răng có thể do điều trị, do va đập hoặc sang chấn khớp cắn...
- Sang chân do điểu tri
Khi hàn răng hay làm cầu chụp cao quá hay những người có hàm răng mọc không đều, bệnh nhân bị viêm quanh răng ở giai đoạn sau có kèm theo sang chấn khốp cắn, có thể đều dẫn tới chính răng đó và răng đốì diện bị sang chấn. Nếu được sửa chữa ngay thì không có hại gì. Nếu sang chấn đó kéo dài sẽ dẫn tói các răng đó bị mòn, lung lay, tiêu xương ổ răng thậm chí làm cho răng bị viêm tuỷ, chết tuỷ.
- Răng mòn do nhai
Khi răng mới mọc các núm hơi nhọn, trong quá trình ăn nhai các núm này bị mòn dần đồng thời cũng gây mòn tại những vùng đổi diện với núm răng nhọn.
- Răng cửa
Khi mối mọc các rìa cắn của chúng hơi vồng lên. Ở người có khớp cắn bình thường thì rìa cắn răng cửa và răng nanh trên, dưới mòn thành một mặt phang chéo từ dưới lên trên và từ ngoài vào trong.
- Răng hàm
Khi ráng mối mọc, mật nhai răng hàm trôn cheo từ ngoài vào trong và từ trên xuỏng dưỏi. Khi răng bị mòn, núm trong và giữa mặt nhai bị mòn nhiều. Răng hàm dưới cũng bị mòn tương tự.
Tuổi từ 50 trở lên, mặt nhai gần như bị mòn phang, các rìa núm ngoài răng trên và rìa các núm trong răng hàm dưới rất sắc có thể làm tổn thương niêm mạc và lưỡi.
("ùng với mặt nhai bị mòn, các điểm tiếp giáp giữa các răng cũng bị mòn, các rãng hàm xô vồ phía gần, khi ăn nhai hay bị rắt răng.
Khi răng mọc lệch, răng hàm dưới mọc lệch vào trong điểm tiếp giáp ỏ mặt ngoài, nên bị mòn nhiều dồng thời gây tiêu xương ố răng làm răng lung lay. Khi các răng cửa dưới cắn sâu gây mòn nhiều cỏ răng phía trong các răng cửa trên.
— Những người có tật nghiên răng, thường có một sô răng bị mòn nhiều như ở vùng răng hàm nhỏ dưới hay cả răng hàm lớn.
3.Chân thương răng
Chấn thương ràng ở nhiều mức độ khác nhau tuỳ theo lực va chạm có thể làm răng bật ra khỏi ổ răng, gẫy, me thân răng, làm lung lay răng, rạn răng hay chi
gây tổn thương tuỷ mà không thấy có mẻ hay gẫy thân răng khi có va chạm nhẹ, nhưng lâu ngày vẫn có thể làm cho tuỷ chết và biến chứng bệnh vùng cuống.
Chấn thương có thể do va chạm khi nhổ răng bằng kìm khi thầy thuốc không chủ động được lực ở thì lấy răng ra khỏi ổ răng, gây va chạm vào răng đôi diện. Chấn thương có thể xẩy ra khi sử dụng bẩy không đúng kỹ thuật lấy răng bên cạnh làm điểm bẩy, hay chấn thương cũng có thê xẩy ra khi lấy cao răng.
Chấn thương cũng gập ở các răng mang móc khi mang hàm giả, các cầu chụp không đúng quy cách, chấn thương do mài làm cầu chụp,...
Nguyên nhân thường gặp do sinh hoạt, lao động, thể dục thể thao. Người ta thấy chấn thương hay gặp ở trẻ em nhiều hơn người lốn do tính hiếu động trong sinh hoạt của chúng. Răng hay bị sang chấn nhất là răng cửa giữa hàm trên chiếm tới trên 80%. Một nghiên cứu trên 2035 em có 63% ráng bị chấn thương do ngã, 14% do tai nạn giao thông còn lại do thể thao.
Nghiên cứu của Sidney.B trên 10903 trẻ tuổi từ 4 - 6 thấy có 8,7% trẻ bị sang chấn răng, trong đó răng cửa giữa chiếm 95%. Một nghiên cứu khác ở Mỹ trên 17.800 học sinh tuổi 18 có 6% bị sang chấn răng, trong đó răng cửa giữa chiếm 88%.
Martin trope và Noah Chi Van cho thấy trẻ tuổi từ 8 — 12 tuổi dễ bị chấn thương răng nhất do các nguyên nhân sinh hoạt, trẻ nam bị nhiều hơn nữ và răng cửa giữa trên chiếm 80%.
Trong 114 trường hợp răng bị viem quanh cuông mạn tính mà Nguyễn Mạnh Hà nghiên cứu có 22,8% do nguyên nhân chấn thương, trong đó răng cửa trên chiếm 53,84%. Phạm Đan Tâm nhận xét trên 87 trường hợp răng viêm quanh cuông có 10,3% do nguyên nhân chấn thương. A’ cao cho thấy có 38% trường hợp răng viêm quanh cuông do chấn thương.
Nguyên nhân do chấn thương va chạm trong sinh hoạt hay lao động, thể dục thê thao, khi răng không bị mẻ, gẫy thường người bộnh rất ít lưu tâm để đi khám và theo dõi thường xuyên, chỉ khi có các biếu hiện lâm sàng như sưng đau hay răng đổi màu bệnh nhân mới đi khám điểu trị.
Để đề phòng những biến chứng cần phải tuân thủ đúng các nguyên tắc khi tiên hành làm thủ thuật trên miệng như nhổ răng, chữa răng, làm răng giả. Những trường hợp bị chấn thương do va chạm, dù bị vỡ, mẻ hay chỉ bị chấn thương nhẹ không gây vỡ, mẻ đều cần có sự theo dõi của nha sĩ theo định kỳ những răng bị tổn thương để đánh giá sự tổn thương của tuỷ bị chết hay hồi phục. Chỉ có như vậy mối có can thiệp kịp thời và phòng biến chứng viêm quanh cuống, vièm mô tế bào và biến chứng nặng nề toàn thân do răng. Đồng thời việc điều trị kịp :hời ngay khi tuỷ răng bị chết cũng làm giảm đi đáng kể mức độ đối màu răng làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ, tuổi thọ của răng và giảm sự tốn kém cho người bệnh.
4.Sang chấn do khớp cắn
Những người mà răng mọc lệch lạc làm cho khốp cán không đúng, các răng khi cắn không đúng trục của răng, ngoài việc làm cho xương ổ răng bị tiêu, mìn không
đêu còn làm cho ráng đó bị tốn thương tuỷ dần dần có thể dẫn tối tuỷ răng bị chết và gây biến chứng viêm quanh cuống. Trong nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hà trôn 114 răng viêm quanh cuông mạn có 16,7%, trong dó tập trung chủ yếu ở răng cửa dưới chiêm 53,53%. Những răng này thường mọc lệch không đúng trên sông hàm hoặc do khớp cán sâu không được diều chỉnh khớp cấn kịp thời. Tuổi bị sang chấn khớp cán mà tác giả thấy tập trung chủ yếu ở tuổi trên 35 chiếm 84,2%. Điều này cũng phù hợp vói tính chất cúa sang chân khớp cắn, mang tính chất mạn tính và từ từ, nên phải sau một thòi gian dài mới làm cho tuỷ răng bị hoại tử và gây biên chứng viêm quanh cuông ràng.
Khi khám trên lâm sàng để xác định ráng bị sang chấn khớp cắn, chủng ta có thê quan sát thấy lợi dính vùng cuông răng trắng hơn so với răng khác khi cắn khít 2 hàm răng. Trên mặt nhai hay rìa cắn răng dó bị mòn nhiều so với răng khác. Khi cán đặt ngón tay ớ phía ngoài răng nghi ngờ thấy cảm giác lung lay. Chúng ta cùng có the cho bệnh nhân cắn giấy than hay cắn là sáp thấy chỗ răng có vêt giấy than dậm hơn hay là sáp bị thủng. Dựa vào các dấu hiệu đó chúng ta dùng mũi khoan kim cương mài nhẹ trên các điểm chỉ dẫn cho tới khi thử lại các điếm chạm trên răng đều nhau