TIÊU THÂN RĂNG
Năm 1771 lần dầu tiên Hunter mô tả bệnh này. về sau nhiều tác giả có nhiều cách giải thích cơ chế bệnh sinh của bệnh này khác nhau như: Tomes, Chompret, Milian,...
Fleury và Chopret (1905) không thừa nhận nguyên nhân mòn do hoá học và để nghị gọi là tiêu thân răng (mylolyse) và được định nghía như sau.
- Đinh nghĩa
Bộnh tiêu thân răng là một bệnh được biểu hiện bằng một sự huỷ hoại chậm các tổ chức cứng của răng, vị trí, bế rộng, mức độ mòn nhiều hay ít là tuỳ theo từng trường hợp. Nó đặc biệt ở chỗ: mặt mòn của nó cứng, bóng, tiến triển mạn tính và hiện tượng mòn không bao giờ hồi phục.
- Nguyên nhân
- Nguyên nhăn toàn thản
Bệnh tiêu thân răng là một bệnh mắc phải và ở mọi vùng dịa lý, nên người ta không thê nghĩ đến do chế độ ăn hay do vệ sinh kém. Bệnh gặp nhiều ở nam hơn nữ, hiếm gặp ở tuồi dưới 20, gặp mhiểu ơ tuổi từ 35 — 50. Người bị tiêu thân răng ít bị sâu răng.
- Nguyên nhản tại chỗ
- Tác động hoá học của nưốc bọt, có người cho rằng do phản ứng kiềm.
Nguyên nhân do cơ học như khớp cắn sai, móc răng, có người lại cho rằng
do phản ứng của axit, nhưng các kết quả xét nghiệm không rõ rệt nên ít được công nhận.
Chải răng không đúng và dùng bàn chải quá cứng, thuôc đánh răng có bột cứng là một nguyên nhân được nhiều người nói đên.
- Bệnh sinh
- Thuyết coi tiêu thản như một bệnh chung
Trưốc đây người ta coi tiêu thân răng giông như tổn thương tổ chức cứng của răng và là một thể của sâu răng. Điều này hoàn toàn sai lầm vì tính chất tổn thương, hình dáng tổn thương và hình ảnh soi trên kính hiến vi và sự tiến triển cua bệnh là hoàn toàn khác nhau nén khống được chấp nhận.
- Thuyết cơ học
Thuyết này cho rằng là do sự cọ sát của môi má, bàn chải, thuổíc đánh răng. Nhưng thuyết này chỉ mới giải thích được các tổn thương ở cổ răng, còn các tổn thương ở mặt trong hay mặt bên thì không giải thích được.
- Thuyết sức sống cơ học
Baume cho rằng: ngà răng không có xương răng hay men phủ sẽ bị chết, rồi bị thải từng lớp dưới ảnh hương của những yếu tố cơ học như cọ sát của niêm mạc, chải ràng, nhai,...
- Thuyết hoá học
Người ta cho rằng tiêu thân răng là kết quả của môi trường axit do các thức ăn còn đọng lại lên men hay do nưóc bọt làm mòn men và ngà răng.
- Thuyết ngà răng của Znamensky
Ông cho rằng: Nếu nền tảng hữu cơ của ngà bị tổn thương và mất đi, các hình cầu vôi không có gì chông đỡ cho nên có thể bị mòn. Nhưng tác giả không giải thích được vì sao phần hữu cơ bị tổn thương. Preiswerk đà giải thích quá trình đó là do bởi tác động của men làm tiêu protein của một sô vi khuẩn trong miệng, nhưng các xét nghiệm chưa dược chứng minh một cách rõ rệt.
- Thuyết rỏi loạn canxi hoá
Frev cho rằng: không phải sự yếu đi hay kém đi của ngà như Znamensky đã hiểu, mà là một sự rôì loạn trong quá trình tạo ra các cầu vôi trong điều kiện vôi hoá kém và sự rối loạn can xi hoá ở ngà răng.
- Thuyết dinh dưỡng cơ học
Frey cho rằng tiêu thân răng là do ảnh hưởng.cùng một lúc của dinh dưõng tuỷ và rối loạn trong sự chuyển hóa muôi vôi. Sau đó mới đến ảnh hưởng của các yếu tô bên ngoài như chải răng,... Tác giả viết "Chúng tôi chú ý đặc biệt đên trạng thái trưốc tiên của tuỷ hơn là sự chuyển hoá của các chất vôi. Chúng tôi tin chắc rằng, nếu trạng thái dó không có, dù rằng có tăng vôi hoá đi chăng nữa, tiêu thân răng cùng không phát triển dược. Trong trường hợp ngược lại, nó có thể xuất hiện nếu có các điều kiện khác".
Tóm lại các thuyết trên còn là giả thuyết chưa có thuyết nào giải thích được trọn vẹn mà cần phải nghiên cứu thêm.
4• Biếu hiện lâm sàng
Tổn thương có thể ở một răng hay nhiều răng, nhất là các răng hàm trên và các răng phía trưốc. Có người còn nhận thấy răng bên phải mắc nhiều hơn răng bên trái và răng nanh trên hay gặp nhất rồi đến các răng hàm nhỏ hàm dưối. Người ta mô tả gồm 4 thể chính:
- Thể khu trú ở cổ răng.
- Thể khu trú ở mặt ngoài hoặc mặt trong các răng phía trưốc.
- Thể khu trú ở đỉnh các thân răng.
- Thể lan ra khắp hàm răng.
- Thể kha trú ở cổ răng: Là thể thường gặp nhất, bệnh nhân thấy khó chịu khi ăn ngọt, chua, lạnh, khi chạm bàn chải vào thấy buốt khi bệnh đang trong giai đoạn tiến triển. Có những giai đoạn các tổn thương ngừng phát triển mà chỉ khi khám mới phát hiện thấy, mỗi đợt tiến triển làm tổn thương rảnh sâu xuống. Có khi trên các răng mòn có hiện tượng tăng chất vôi, nên làm cho ông tuỷ và buồng tuỷ hẹp lại hoặc gây sỏi tuỷ,... Hai quá trình này có thể phát triển cùng một lúc và gây ra triệu chứng đau, buốt. Vị trí thường thấy là ở cổ răng mặt ngoài. Nhưng cũng có khi gặp ở cả mặt trong và mặt bên. Dù ở mặt nào thì các dấu hiệu lâm sàng cũng có biểu hiện giông nhau.
Lúc đầu tiêu thân răng chỉ là một rãnh nhỏ gần cổ răng. Bệnh nhân đến khám vì các triệu chứng giông như sâu ngà hoặc triệu chứng của bệnh lý tuỷ, bệnh lý vùng cuông, nếu bộnh nhân đến ỏ giai đoạn muộn.
Khám thấy tổn thương hình chêm hay gần giống hình tam giác đỉnh quay vào trong, đáy tam giác ở phía ngoài, đáy tổn thương cứng và trên mặt mòn đều và nhẵn không có ngà mủn hay thức ăn. Đôi khi có trường hợp mòn ăn sâu vào trong trông rõ hình dáng của lỗ ống tuỷ, màu ngà ở chỗ đó có màu nâu đen hay nâu vàng và có thể răng bị gẫy khi có một sang chấn nhẹ hay gẫy răng khi nhai.
Khi thử tuỷ thường có phản ứng của tuỷ sông, trong những trường hợp không có phản ứng với nóng, lạnh cũng không nên vội cho là tuỷ đã chết, vì các răng đó có thể tăng vôi hoá
Răng hay bị tổn thương là răng 3, 4, 5 cả ỏ hàm trên và hàm dưới, có khi bị cả ở các răng cửa, răng hàm lỏn.
- Thể kha trú ở mặt ngoài hoặc mặt trong các răng phía trước:
Tổn thương thường ở mặt ngoài các răng cửa, tổn thương kéo dài từ rìa cắn đến cổ răng và càng sâu ỏ cổ răng. Đây là thế không đồng đều như ở cổ răng nhưng đáy ton thương vẫn cứng và bóng.
- Thê khu trú ở đỉnh các thản răng:
Tổn thương ơ rìa cắn và mặt nhai các răng. Trên các răng cửa chiều cao thân răng ngắn đi, có khi làm hỏ khớp cắn cửa, nếu các răng cửa trên và dưới đều bị tổn thương. Trên các răng hàm, men và ngà răng bị mòn có hình đáy chén.
- Thể lan ra khắp hàm răng:
Thê này rất hiếm gặp, hầu hết tất cả các răng đều bị tổn thương tiêu thân răng. Các ràng tổn thương nhỏ lại như cái kẹo mút một nửa.
- Giải phẫu bệnh lý
Retterer nghiên cứu thây rằng, lớp ngà non dày lên rõ rệt ở thân cũng như ở chân. Các xét nghiệm ỏ phần thân răng bị tổn thương thấy ở mặt lành lốp ngà non dầy lên và ở phần tổn thương thì tuỷ và ngà có biến đổi lớn. Tuỷ thoái hoá xơ và đáy tổn thương là một đám sợi nhỏ, song song vối buồng tuỷ.
- Chẩn đoán phân biệt với sâu răng
Tổn thương sâu rằng có hình nón, đỉnh ỏ phía trên đáy ỏ phía dưới, trong lỗ sâu có nhiều ngà mủn và thức ăn. Còn tổn thương lõm hình chêm có hình tam giác đáy ỏ phía ngoài men còn đỉnh quay về phía ngà, đáy nhẵn, không có ngà mủn và thức ăn, thành trên gần vuông góc vỏi mặt ngoài của răng.
- Giải phẫu bệnh lý
Retterer nghiên cứu thấy rằng, lốp ngà non dày lên rõ rệt ở thân cũng như ỏ chân. Các xét nghiệm ỏ phần thân răng bị tổn thương thấy ở mặt lành lốp ngà non dầy lên và ở phần tổn thương thì tuỷ và ngà có biến đổi lốn. Tuỷ thoái hoá xơ và đáy tôn thương là một đám sợi nhò, song song với buồng tuỷ.
- Chẩn đoán phân biệt với sâu răng
Tổn thương sâu răng có hình nón, đỉnh ở phía trên đáy ở phía dưối, trong lỗ sâu có nhiều ngà mủn và thức ăn. Còn tổn thương lõm hình chêm có hình tam giác đáy ỏ phía ngoài men còn đỉnh quay vể phía ngà, đáy nhẵn, không có ngà mủn và thức ân, thành trên gần vuông góc vối mặt ngoài của răng.
- Điều trị
Nếu tổn thương nông, nhẹ chỉ cần bôi cồn cánh kiến, FlNa 2%, protective của hãng Densply, gluma của hãng kruzer.
Tổn thương sâu cần hàn cổ răng bằng composite, Fuji. Nếu tổn thương có triệu chứng bệnh lý tuỷ thì diều trị giông như bệnh tuỷ tương ứng.