Thành phần của composite

Download
Thành phần
 
Định nghĩa : Composite là một vật liệu được cấu tạo bằng cách phối hợp 2 hay nhiều vật liệu có tính chất khác nhau và không tan vào nhau
 
Thành phần:
 
- Phase hữu cơ: là khung nhựa ( bis GMA, nhựa Epoxy, nhựa acrylic, nhựa urethan..)
 
-Phase vô cơ: các hạt chất độn phân tán đều khắp khối vật liệu( silic, thạch anh, thủy tinh…)
 
-Phase liên kết: chất nối bề mặt hạt độn vào nhựa khung
 
1.1Nhựa khung
 
Còn gọi là pha hữu cơ, là thành phần nhựa cơ bản gồm một trong các loại nhựa sau, hoặc là sự phối hợp của các loại nhựa này.
 
1.1.1. Nhựa Bis-GMA của Bowen
Là các monomer Bisphenol A Glycidyl Metacrylate (BIS-GMA). Nhựa Bis-GMA có mặt trong nhiều loại composite. Monomer này là sự kết hợp của một phân tử Bisphenol A với hai phân tử Glycidyl metacrylate.
- Các nối đôi của phân tử làm cho monome có thể tạo thể lưới trong không gian 3 chiều.
- Các nhân thơm làm cho phân tử cứng chắc và có sức kháng với lực kéo cao.
- Các nhân Hydroxyl (-OH) có thể tạo cầu nối hydro do đó tăng sự kết dính, kéo theo sự tăng độ nhớt và dễ hút nước.
Khi đưa nhiều chất độn vào trong nhựa khung (nhựa trở nên đặc khi sử dụng), độ nhớt có khuynh hướng tăng, do đó người ta có thể thêm vào nhựa khung những chất có phân tử lượng thấp, không có nhóm phân cực để hạ độ nhớt. Thí dụ:
- BIS - DMA ( Bisphenol A dimetacrylate)
- EGMA (Ethylene glycol dimetacrylate)
- TEGMA (Triethylene glycol dimetacrylate)
- MMA (Methyl metacrylate)
1.1.2. Nhựa Epoxy đồng trùng hợp của Lee
Đồng trùng hợp là sự trùng hợp giữa 2 phân tử có kết cấu khác nhau. Lee tạo sự đồng trùng hợp giữa epoxy và diacrylate. Nhựa này không có gốc tự do nên trơ về mặt hoá học và ít độc, đồng thời nhờ có gốc epoxy nên hạn chế được độ co khi trùng hợp.
1.1.3. Nhựa Acrylic (công thức của Mashuhara-Fischer)
Là polymethyl metacrylate (PMMA) được khơi mào bằng Tri-N buthylboran (TBB), sự khơi mào được tác động ở môi trường ẩm. Ưu điểm của loại nhựa này là trùng hợp bắt đầu ở mặt tiếp giáp của vật liệu và thành lỗ trám (không phải từ giữa khối vật liệu) nên giảm độ co khi trùng hợp.
1.1.4. Nhựa Urethan
Là nhựa Uréthane dimetacrylate (UDM hay UDMA). Nhựa này có độ nhớt kém hơn do đó có thể đưa nhiều chất độn vào.
- Các nhóm amine thứ cấp có thể tạo cầu nối hydro làm cho nhựa có độ kết dính cao (có thể đưa nhiều hạt độn vào).
- Không có nhóm (-OH) nên làm composite ít ngấm nước, ít đổi màu, vì thế
thường được dùng trong phục hình. Thí dụ nhựa Isosit để làm phục hình cố định.
- Không có nhân thơm nên vật liệu kém cứng chắc hơn nhựa Bis – GMA
Một số hiệu composite có chứa nhựa Bis – GMA và uréthane như Heliomolar (vivadent).
Như vậy, các monomer dùng làm phase nhựa khung của composite đều là những phân tử monomer chức năng kép, các đầu phản ứng đều là MMA
 
1.2. Chất độn
Đây là pha vô cơ của composite, vai trò của chất độn là thay thế bớt lượng nhựa khung để làm giảm các nhược điểm của khung nhựa, như tăng độ cứng, sức chịu nén, chống sự mài mòn, thẩm mỹ...
Chất độn thay đổi về mặt cấu tạo hoá học, hình dạng, kích thước, tỉ lệ hạt độn theo cân nặng hoặc theo thể tích ảnh hưởng quan trọng đến tính chất vật lý của composite.
1.2.1. Cấu tạo hóa học
Chất độn có thể là hạt silic (SiO2) hay thạch anh (Quartz), sứ, thuỷ tinh.
- Hạt silic (SiO2) hay thạch anh (Quartz): là vật liệu khá cứng, trơ về hoá học, độ nở nhiệt thấp, có chỉ số khúc xạ gần với mô răng nên thẩm mỹ hơn. Thường dùng hạt thạch anh vi thể nhiệt phân, được chế tạo bằng phương pháp hóa học ở nhiệt độ cao, hạt có cấu trúc giống như hình cầu gai cho phép nhựa cơ bản chui vào khe kẽ của hạt nên có sự kết nối tốt giữa khung nhựa và hạt độn.
- Thuỷ tinh (Glass) hay sứ (Ceramic) có thể chứa kim loại nặng và có tính cản tia X, thường là những hạt độn thủy tinh, thủy tinh sứ, thủy tinh Lithium/Aluminium, thủy tinh Barium/Aluminium và thủy tinh Strontium/
Aluminium.  Chất độn thuỷ tinh, sứ có độ cứng kém hơn thạch anh và không hoàn toàn trơ về hoá học vì nó có thể phóng thích Barium, Silicium ra môi trường nước làm ảnh hưởng đến sự liên kết giữa khung nhựa và chất độn.
1.2.2. Hình dạng
Hạt chất độn có thể không tròn đều, có cạnh sắc hoặc dạng tròn, bầu dục.
1.2.3. Kích thước
Các hạt chất độn có thể có kích thước rất nhỏ (0,04m), chất độn hạt nhỏ, hay lớn và rất lớn (1 - 50m).
1.3. Chất liên kết
Do tính chất khác nhau về mặt cấu tạo hoá học nên các hạt chất độn nằm trong khung nhựa rất dễ bong ra khi khung nhựa bị mòn. Chất liên kết thường là những dẫn xuất của Silicium, là những phân tử lưỡng cực, một cực liên kết với nhựa khung, một cực liên kết với nhóm hydroxyl trên bề mặt các hạt silica của chất độn, tạo nên sự liên kết bề mặt giữa các phase và hạn chế được nhược điểm trên
Ngoài ra composite còn có một số thành phần khác như:
- Hệ thống kích hoạt: đó là hệ thống các chất quang hóa như:  camphorquinone (CQ) ,PPD (1-phenyl-1,2-propanedione) and Lucirin  TPO  (2,4,6-trimethylbenzoyl-diphenylphosphine  oxide)
     Đóng vai trò khởi động quá trình trùng hợp
-Màu như metallic oxide, hệ thống ổn định, các tác nhân thúc đẩy trùng hợp như chất xúc tác.
 

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San