Rối loạn về máu

Download

Rối loạn về máu

  1. Thiếu máu tán huyết: Thiếu máu đẳng sắc

Biến chứng:

  • Hệ miễn dịch tấn công, nhiễm trùng, thuốc
    · Thiếu hụt G-6-PD. Vàng da, hồi hộp đánh trống ngực và chóng mặt.
    Nhiễm trùng và aspirin thường gây ra sự tan huyết
    · Các biểu hiện ở miệng: niêm mạc nhợt nhạt, mất nhú lợi, viêm khóa môi, áp-tơ, nóng rát miệng, viêm lưỡi

Quản lý bệnh nhân:

  • Tiền sử y khoa tốt
    · Đánh giá mức độ nghiêm trọng
    · Theo dõi các loại thuốc và các nhiễm trùng nha khoa ở bệnh nhân thiếu máu tán huyết.
    · Cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa hoặc giảm bớt lo âu trong các thủ thuật nha khoa căng thẳng
    · Nếu trước đó có tiền sử thiếu máu đã được điều trị mà không có triệu chứng: Điều trị bình thường
    · Hoãn tất cả các chăm sóc chọn lọc nếu Hb, 10g / dl và bệnh nhân có triệu chứng (thở nhanh và nhịp tim nhanh). Oxy bão hòa ít hơn 91%.
    Có biểu hiện rất mệt mỏi àQuản lý căng thẳng
    Chú ý:
    · Trong những trường hợp nặng, bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt dẫn đến hội chứng
    Plummer-Vinson có đặc điểm là viêm nhiễm ở miệng, khó nuốt và tăng nguy cơ ung thư miệng hoặc họng.

 

  1. Thiếu máu bất sản
  • Thiếu máu đẳng sắc (normocytic anemia) à tủy xương không thể sản sinh ra đủ số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
    · Nguyên nhân: - Thuốc: (thuốc chống co giật, thuốc hạ đường huyết, thuốc lợi tiểu), thuốc trừ sâu, nhiễm virut. Có thể có cchayr
    máu lợi
    Thiếu máu KHÔNG gây chảy máu, ngoại trừ những bệnh nhân bị thiếu máu bất sản (dễ bị nhiễm trùng và chảy máu)
  1. Bệnh hồng cầu hình liềm
  • Không có đau đặc hiệu trong nha khoa
    · Có thể mất răng mà không có bệnh lý rõ ràng

Quản lý bệnh nhân:

  • Bệnh nhân thiếu máu hồng cầu liềm có thể được chăm sóc nha khoa trong thời kỳ không phát bệnh.
    · Trong thời gian phát bệnh: chỉ có chăm sóc giảm nhẹ
    · Kháng sinh được khuyến cáo cho các phẫu thuật chính (không có bằng chứng- tuy nhiên nó là để ngăn ngừa nhiễm trùng vết mổ và viêm xương). Dùng lúc làm thủ thuật.
    · Tránh dùng aspirin
    · Tránh dùng thuốc co mạch trong liệu trình chăm sóc, đối với các phẫu thuật thì giới hạn liều.
    · Tránh gây mê nếu hemoglobin dưới 10g / dl
    · Các cuộc hẹn ngắn và hạn chế tối đa căng thẳng
    · Hướng dẫn phòng bênh và vệ sinh răng miệng
    · Dùng NO2 với > 50% oxy

 

  1. Bệnh bạch cầu

Biến chứng:

  • Viêm niêm mạc miệng
    · Giảm bạch cầu trung tính và nhiễm trùng
    · Chảy máu không liên quan đến vệ sinh răng miệng
    · Mô ghép không tương thích với vật chủ

Quản lý bệnh nhân

  • Tiền sử khoa à Hội chẩn về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc
    · Khám đầu và cổ
    · Chụp X quang (tổn thương xương)
    · Test trong phòng thí nghiệm
    · Vệ sinh răng miệng, kiểm tra định kỳ, súc miệng với fluoride và kháng sinh tại chỗ
    · Loại bỏ các ổ nhiễm trùng
    · Nếu vệ sinh răng miệng kém có thể khiến bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn huyết cao hơn
    · Dự phòng kháng sinh cho các thủ thuật xâm lấn
    · Việc sử dụng kháng sinh dự phòng phụ thuộc vào số lượng bạch cầu và bạch cầu trung tính.
    · Bạch cầu dưới 2000
    · Bạch cầu trung tính dưới 500 (hoặc 1000 trong một số trường hợp)
    · Dùng kháng sinh là theo kinh nghiệm, không có bằng chứng nhưng cần được khuyến cáo
  • Bệnh nhân cần dự phòng kháng sinh và dùng kháng sinh sau phẫu thuật
  1. Bệnh nhân ung thư
  • Trước điều trị: kiểm soát nhiễm khuẩn trước khi hóa trị, bao gồm vệ sinh răng miệng để phòng ngừa. Cần giảm thiểu sâu răng và nhiễm trùng. Fluor và chế độ ăn uống.
    · Hướng dẫn nhổ răng ở bệnh nhân trước khi hóa trị liệu 10-14 ngày, theo dõi số lượng tiểu cầu.
    · Nhổ răng trước khi hóa trị nên được xem xét nếu độ sâu túi nha chu lớn hơn 5mm, có viêm quanh cuống, răng không còn chức năng hoặc đang mọc một phần hoặc bệnh nhân không vệ sinh răng miệng và chế độ chăm sóc tốt
  1. Giảm bạch cầu hạt
  • Tình trạng cấp tính
    · Nhiễm độc do tác dụng phụ của thuốc
    · Giảm bạch cầu trầm trọng
    · Điều trị nha khoa cần hội chẩn
    · Các biểu hiện ở miệng: loét, hoại tử phức tạp, viêm lợi hoại tử nặng
  1. Giảm bạch cầu trung tính

 

Biến chứng: dễ nhiễm trùng

Quản lý bệnh nhân:

  • Quản lý nha khoa: kiểm tra định kỳ, giảm các nguy cơ, loại bỏ các nguồn nhiễm trùng
    · Dự phòng kháng sinh là cần thiết cho bệnh nhân có ANC <1000

 

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San