Phân loại composite

Download
 
 
Phân loại
 
1Theo kích thước hạt độn
Kích thước của các hạt chất độn có ảnh hưởng đến dung lượng chất độn
và do đó ảnh hưởng đến các đặc điểm khác của composite (độ co do trùng hợp, độ bền cơ học, độ ngấm nước...)
Người ta phân loại composite dựa vào kích thước của hạt, có thể chia
composite ra 4 loại:
1.1. Composite cổ điển (C. traditionnel: C.T)
Còn gọi là composite hạt độn đại thể (macrofilled composite) chứa các hạt chất độn lớn từ 1 - 50m với tỉ lệ chiếm 76-80% trọng lượng vật liệu nên còn gọi là composite chứa hạt độn nặng (heavy filled composite). Loại này không thể làm nhẵn bóng được nhưng có khả năng chống gãy vỡ cao nên thường được sử dụng để trám cho các răng chịu lực nhai lớn, răng vỡ lớn, xoang II Black.
1.2. Composite hạt nhỏ (C. microcharge: C.M)
Còn gọi là composite hạt độn vi thể (Microfilled composite), chứa các hạt độn kích thước 0,04m thường là hạt silic dạng keo (colloidal silica) với tỉ lệ hạt độn chiếm 50-52% trọng lượng, nên còn gọi là composite chứa hạt độn nhẹ (Light filled composite). Loại này sau khi đánh bóng sẽ cho bề mặt sáng bóng như men tự nhiên nhưng khả năng chống gãy vỡ kém nên chỉ dùng cho các răng không chịu lực, vì vậy còn có tên là composite răng trước (anterior composite).
* Có thể các hạt nhỏ này ở dưới dạng đồng thể, được phân tán đồng đều khắp cả khối vật liệu.
* Có thể là composite hạt nhỏ không đồng thể, trong khối vật liệu còn chứa các hạt tiền trùng hợp to từ 1 - 200m và một dung lượng chất độn cao hơn.
1.3. Composite lai (C. hybrid: C.H)
Còn gọi là composite hạt độn hỗn hợp, chứa 2 loại hạt độn có kích thước khác nhau, hạt độn nhỏ có kích thước 0,04m và hạt lớn từ 1m trở lên với tỉ lệ sao cho kích thước trung bình của toàn thể hạt độn bằng hoặc hơn 1m. Tỉ lệ hạt độn thường chiếm 76-80% trọng lượng vật liệu, vì vậy nó cũng thuộc loại composite chứa hạt độn nặng. Loại composite này có khả năng chống gãy vỡ cao khi trám ở các răng chịu lực nhai và có khả năng làm nhẵn bóng nhưng không bằng composite hạt độn vi thể.
1.4. Composite “hybrid” với hạt độn cực nhỏ (nanofill Composite)
Để có thể làm nhẵn bóng cao như composite hạt độn vi thể mà vẫn giữ
được tính chất cơ lý ưu việt, người ta đã sản xuất loại composite gồm 2 loại hạt độn, loại hạt độn silic 0,04m và hạt độn thủy tinh sứ từ 0,6-0,8 m. Ngoài ra trong một vài trường hợp đặc biệt, các hạt độn cực lớn (megafill) >100m, hoặc cực nhỏ 0,005-0,01m cũng được sử dụng.
Đầu tiên là những composite với những hạt độn lớn, rồi đến những
composite có hạt độn nhỏ được thay thế cho cement silicate để trám các răng trước, sau đó người ta nhận thấy các hạt độn lớn làm cho bề mặt composite không nhẵn, không bóng (tạo điều kiện lưu giữ các mảnh vụn hoặc chất màu),các hạt độn nhỏ thì làm độ quánh cao, khó sử dụng. Để khắc phục điều này, người ta sử dụng vừa hạt độn lớn vừa hạt độn nhỏ, là loại composite thông dụng hiện nay.
 
2. Theo thành phần nhựa khung
Thành phần nhựa khung thay đổi sẽ kéo theo độ nhớt của composite khác nhau, đáp ứng những yêu cầu đa dạng về lâm sàng, nên được phân loại gồm:
2.1. Composite nén
Là loại composite có độ đặc cao, sử dụng tương tự như amalgame, vì có thể nén được nên chủ yếu dùng trám răng sau (xoang loại I và II), đặc biệt khi trám xoang loại II có khả năng làm căng khuôn trám giúp tạo tiếp điểm tốt. Loại composite này có độ kháng mài mòn cao và độ co thấp.
2.2. Composite dẻo
Là loại composite có độ đặc trung bình, thường dùng để trám các răng
trước hoặc các lỗ trám ở vị trí không chịu lực.
2.3. Composite lỏng
Là loại composite có độ nhớt thấp, có thể chảy vào các ngõ ngách của
xoang trám hoặc dàng mỏng trên bề mặt, nên thường được dùng để trám bít hố rãnh, lót đáy và bờ xoang, phủ láng bề mặt. Loại này thường được chứa trong con nhộng đầu nhỏ hoặc trong ống tiêm với kim nhỏ.
 
3. Theo cách trùng hợp
Dựa trên cách trùng hợp có các loại composite sau:
3.1. Composite quang trùng hợp (light cure)
Trùng hợp bằng ánh sáng thấy được (photopolymerization), thường sử
dụng đèn Halogen. Loại composite này thường ở dưới dạng chất dẽo đựng trong seringue hoặc trong con nhộng đầu lớn để bơm trực tiếp vào lỗ trám. Dạng này có lợi điểm là có thể điêu khắc khi nhựa còn dẽo, thời gian làm việc tuỳ ý cho đến khi chiếu ánh sáng trùng hợp, ngoài ra còn tiết kiệm được vật liệu thừa, có tính thẩm mỹ cao vì có thể thay đổi màu sắc ở từng lớp.
3.2. Composite hoá trùng hợp (cold / self cure)
Trùng hợp bằng phản ứng hoá học (chemopolymerization)
3.3. Composite trùng hợp bằng nhiệt (heat cure)
Loại composite hóa trùng hợp hoặc nhiệt trùng hợp thường ở dưới dạng 2 lọ chất dẽo hoặc 1lọ bột và 1 lọ chất lỏng, khi cần dùng chúng ta lấy 2 thứ (theo hướng dẫn của nhà sản xuất) trộn với nhau để tạo phản ứng đông cứng. Dạng này có bất lợi là thời gian làm việc ngắn, khi trộn tạo nhiều bọt. Loại này có độ cứng và độ chịu mòn kém, bám dính không tốt, dễ làm tổn thương tủy và bị đổi màu sau một thời gian, vì vậy hiện nay ít dùng
 
 
 

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San