Phân loại chấn thương hàm mặt

Download
PHÂN LOẠI CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT
 
I.VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM
 
*Loại tổn thương
 
  1. vết thương đụng dập (Contusion)
  2. vết thương sây sát (Abration)
  3. vết thương xuyên (Puncture)
  4. vết thương rách (Laceration)
  5. vết thương lóc (Avultion flap)
  6. vết thương thiếu hổng (Avultion injury)
 
*Vị trí tổn thương
 
  1. vùng trán
  2. vùng mi mắt
  3. vùng mũi
  4. vùng má
  5. vùng môi
  6. vùng cằm
  7. Hốc miệng : khẩu cái, sàn miệng, niêm mạc má. lưỡi
 
II.GÃY XƯƠNG
 
Cho đến nay, có nhiều phân loại gãy xương hàm được sử dụng, tuy nhiên có những điểm chưa thống nhất về thuật từ. Mỗi tác giả đưa ra một định nghĩa khác nhau, ví dụ Kruger cho rằng gãy kín là trường hợp gãy xương trong đó mô mềm xung quanh không bị tổn thương, hoặc Rowe và Killey lại định nghĩa gãy kín là trường hợp gãy xương không có sự thông thương với bên ngoài.
 
Để thống nhất vấn đề, những thuật từ sử dụng sau dựa trên định nghĩa của tự điển y khoa Dorland.
 
  1. Gãy kín (simple or closed fracture) : gãy xương trong đó không có sự thông thương với môi trường ngoài dù là da, niêm mạc hay màng nha chu.
  2. Gãy hở (compound or opened fracture) :gãy xương trong đó ổ gãy thông thương với môi trường ngoài qua da, niêm mạc hay màng nha chu.
  3. Gãy lún (impaction fracture) : gãy lún hay gãy cài là trường hợp hai đầu đoạn gãy lún vào nhau.
  4. Gãy vụn (comminuted fracture) : xương gãy thành nhiều mảnh.
  5. Gãy kiểu cành tươi (greenstick fracture): gãy xương trong đó một bên gãy, bên còn lại bị uốn cong.
  6. Gãy xương bệnh lý (pathologic fracture): gãy xương do một lực chấn thương rất nhẹ trên xương có bệnh lý : loãng xương, u xương hàm ...
  7. Gãy nhiều đường (multiple fracture) : có hai hoặc nhiều đường gãy trên cùng một xương, trong đó các đường gãy này không liên thông nhau.
  8. Gãy xương teo (atrophic fracture) : gãy xương tự phát trên xương hàm thiểu dưỡng như trong trường hợp mất răng toàn bộ.
  9. Gãy xương gián tiếp (indirect fracture) : gãy xương tại vị trí không có lực chấn thương tác động trực tiếp.
  10. Gãy xương phức tạp (complicated fracture) : gãy xương kèm tổn thương phần mềm chung quanh.
 
*Kiểu gãy
 
  1. Gãy kín
  2. Gãy hở
  3. Gãy kiểu cành tươi
  4. Gãy vụn
  5. Gãy di lệch
  6. Gãy không di lệch
 
*Vị trí gãy
 
-Gãy tầng mặt giữa
 
+Gãy một phần
 
  1. Gãy bờ dưới ổ mắt
  2. Gãy bờ ngoài ổ mắt
  3. Gãy xương ổ răng
 
+Gãy toàn bộ
 
   Gãy ngang
 
  1. Gãy Lefort I
  2. Gãy Lefort II
  3. Gãy Lefort III
 
   Gãy dọc :
 
  1. Gãy dọc giữa
  2. Gãy dọc bên
 
   Gãy bên :
 
  1. Gãy phức hợp gò má
  2. Gãy cung tiếp
  Gãy trung tâm:
 
  1.    Gãy phức hợp mũi sàng trán
  2. Gãy xương hàm dưới
 
+Gãy một phần
 
  1. Gãy xương ổ răng
  2. Gãy mỏm vẹt
  3. Gãy bờ dưới xương hàm dưới
 
+Gãy toàn bộ
 
  1. Gãy vùng cằm
  2. Gãy cành ngang
  3. Gãy góc hàm
  4. Gãy cành cao
  5. Gãy lồi cầu
 

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San