Móc răng

Download
  • Vt gi trc tiếp
  • Thành phần của hàm giả gắn vào răng trụ để chống lại các lực làm hàm giả rơi hoặc bật lên theo phương thẳng đứng được gọi là vật giữ trực tiế
  • Mức độ và vị trí lưu giữ trên răng trụ phải được kiểm soát cẩn thận đề phòng sự phá hủy vùng quanh răng của răng trụ.
  • Có hai kiểu vật giữ trực tiếp là vật giữ ngoài thân răng (móc răng) và các mối nối chính xác
    • Móc răng

     

    • 1.Đại cương
    • Móc răng hoạt động dựa trên nguyên tắc sự đề kháng của kim loại với sự biến dạng. Đầu tay móc đc đặt ở vùng lẹm của bề mặt răng. Khi 2 hay nhiều đầu tay móc gắn vào những vùng lẹm, sự đàn hồi của tay móc, vị trí của đầu tay móc trong vùng lẹm. 
      Hàm giat có hướng tháo lắp xác định trong miệng. Vùng tạo lẹm lưu giữ phải là vùng tương quan với hướng tháo lắp đó. Nếu không có vùng lẹm, móc không có tác dụng lưu giữ hàm giả
      Năm 1916, học thuyết thân răng tạo bởi 2 hình cone, đầu tay móc lưu giữ đặt ở phần hình cone phía cổ răng sẽ có tác dụng lưu giữ. Chỗ nối 2 hình cone đó đgl đường vòn lớn nhất
      Phân loại móc răng: có 2 loại cơ bản là míc vòng ( móc Akers) và móc thanh ( móc của Roach).
    • 2.Phân loại móc răng
    • Móc vòng: có 2 tay ôm trụ răng. Đầu tay móc lưu giữ nằm ở dưới đường vòng lớn nhất. Tay móc lưu giữ đi từ trên đường vòng lớn nhất cắt đg này để tới vùng lẹm. Trong loại móc này có 1 kiểu móc kết hợp có phần tay giữ là dây uốn. Tay đối kháng ở phía đối diện với tay lưu giữ và ở trên đường vòng lớn nhất. 


    - Móc thanh: Xuất phát đi khung kim loại đi dọc theo niêm mạc phía ngách lợi sau đó vòng lên đi ngang bờ lợi để vào vùng lẹm của trụ. Móc này sẽ tiến tới vùng lẹm từ phía cổ răng ngược với móc vòng

     

    • 3.Các yêu cầu cần có của móc:

                          - Sự lưu giữ
                          - Sự nâng đỡ
                          - Sự ổn định
                          - Sự đối kháng
                          - Móc phải bao quanh thân răng
                          - Tính chất tĩnh

    • * Sự lưu giữ


    - Tay móc có tác dụng lưu giữu hàm giả. 1/3 đầu tận cùng của tay móc đàn hồi và nằm trong cùng lẹm, 1/3 giữa đàn hồi its hơn và có 1 phần nhỏ nằm ở vùng lẹm, 1/3 sau vai móc cứng nằm trên đường vòng loén nhất. Sự lưu giữ của tay móc phụ thuộc vào độ đàn hồi của tay móc, độ lẹm và độ dài của phần tay móc ở dưới đg vòng lớn nhất
    - Mức độ lưu giữu nên là tối thiểu cần thiết để chống lại lực làm rơi hoặc bật hàm giả. Nếu móc cứng đi qua đg vòng lớn nhất ở vùng lẹm sẽ gây lực có hại cho răng trụ. Sự đàn hồi của móc ảnh hưởng đến việc quyết định dùng độ lẹm nào cho hợp lý
    - Độ đàn hồi của tay móc phụ thuộc vào độ dài, càng dài càng đàn hồi; vào đường kính cắt ngang của tay móc : càng nhỏ càng đàn hồi; và vật liệu để làm móc : móc đúc hợp kim crome thường kém đàn hồi nhất, móc dây uốn có độ dàn hồi cáo nhất

     

         =>Để móc lưu giữu tốt cần phải: 
    - Tựa phải nâng đỡ và giữ cho đầu tay mcs lưu giữ đúng vị trí 
    - Nối phụ phải đủ cứng
    - Phần đối kháng phải tiếp xúc với răng trụ trc phần lưu giữ
    - Các phần của móc phải ôm ăng trụ trên 180 độ
    - Vật giữ gián tiếp phải thực hiện được chức năng

     

    • * Sự nâng đỡ


    - Các phần của móc có tác dụng nâng đỡ là tựa của mặt nhai, tựa gót răng và tựa rìa cắn. Các tựa này phải khót với ổ tựa
    - Các bộ phận này có tác dụng chống lại sự di chuyển của hàm giả về phái lợi và truyền lực nhai theo trục của răng

    • * Sự ổn định


    - Là sự chống lại các di chuyển của hàm giả theo chiều ngang. Tất cả cá thành phần của móc trừ phần đầu tay móc thì đều có tác dụng ổn định hàm giả ở cas mức độ khác nhau
    - Móc đúc dạng vòng có tác dụng oinr định nhất vì có vai móc cứng. Móc dây uốn đàn hồi hơn và móc thanh k có vai móc có tác dụng ổn định ít hơn

     

    • * Sự đối kháng


    - Mỗi phần tay móc lưu giữ phải có tay móc đối kháng ở đối diện hoặc thành phần khác của hàm giả có khả năng chống lại lực tác dụng lên răng của tay móc lưu giữ. Bản lưỡi hoặc thanh nối phụ có kèm theo tựa mặt nhai ở đối diện tay móc lưu giữ cũn có tác dụng đối kháng
    - - Tay đối kháng phải cứng và không thuôn như tay lưu giữ. Tay này nên đặt ở mặt r song song tương ứng với hướng tháo lắp hàm giả
    - Tay móc đối kháng nằm trên đg vòng lớn nhất của răng trụ, nhưng càng sát đường vòng lớn nhất càng tốt. Khong nên đătj tay đối kháng cao quá 1/3 giữa của răng trụ, tốt nhất đặt ở chỗ nối 1/3 giữa và 1/3 lợi của răng trụ. Để có tác dụng đối kháng lực , r đối kháng nên chạm răng trụ cu gf lúc hoặc là trc khi tay lưu giữ chạm
    - Nếu đumg vong lớn nhất nằm ở 1/3 phái mặt nhai và không thể tạo hình lại bề mặt răng để hạ thấp đg vòng lớn nhất, trong trường hợp này bản lưỡi có tác dụng đối kháng tốt hơn

    • * Móc phải bao quanh thân răng

    - Mỗi móc đc thiết kế bao quanh thân răng hơn 180 độ. Nếu loại móc không bao quanh thân răng liên tục như móc thanh , các thành phần của móc phải tiếp xúc với răng ít nhất ở 3 vùng khác nhau, giúp đề phòng răng di chuyển bật khỏi các thành phần của móc hoặc các lực làm di chuyển r như trong chỉnh nha

    • * Tính chất tĩnh

     
    - Móc khi ở đúng vị trí nên hoàn toàn ở trạng thái tĩnh không tác dụng lực nên răng trụ. Tay móc lưu giữ chỉ hoạt động chức năng khi có lực gây rơi hoặc làm bật hàm giả 
    - Một trong những nguyên nhân gây đau và căng răng trụ khi lắp hàm giả là móc chưa đúng vị trí. Khi đó đầu tay móc lưu giữ chưa đến đc độ sâu củ vùn lẹm thiết kế, do đó nó luôn tác dụng lực lên răng trụ và gây đau răng trụ

    • * Vị trí đầu tay móc lưu giữ


    - Thường ở góc phía gần hoặc góc phía xa của mặt ngoài răng trụ, cũng có khi ở giữa mặt ngoài ( móc rpi), ít khi ở giữa mặt trong. Với các răng hàm nhỏ trên và dưới thường đặt tay móc lưu giữ ở phía ngoài
    - Các răng hàm lớn có thể đặt móc lưu giữ ở mặt trong hoặc mặt ngoài tuỳ thuộc vào vùng lẹm có sẵn hoặc vùng lẹm thích hợp
    - Nguyên tắc chung là nếu chọn đặt móc lưu giữ ở mặt ngoài ở 1 bên cung răng thì đặt nó lưu giữu cũng ở mặt ngoài của phái bên đối diện của cung răng. Nếu đặt tay móc lưu giữ ở mặt trong của cung răng nên đặt tay móc lưu giữ ở mặt trong bên đối diện cung răng
    - Nếu có 2 móc lưu giữ ở cùng 1 bên cung răng, có thể đặt 1 móc tay lưu giữ ở ngoài và 1 móc tay lưu giữ khác ở trong
    - Nguyên tắc quan trọng nhất là một tay móc lưu giữ đặt trên 1 răng trụ phải có tay đối kháng hoặc các thành phần đối kháng khác ở phía bên kia của r trụ.

    • 4.So sánh khả năng lưu giữ của móc thanh và móc vòng


    - Móc thanh tiến tới vùng lẹm từ dưới đường vòng lớn nhất, các lực làm rơi hoặc bâth hàm giả đẩy móc về phía mặt nhai của răng trụ
    - Móc vòng tiến tới vùng lẹm từ trên đg vòng lớn nhất, lực làm rơi hoặc bật hàm giả kéo móc về phía mặt nhai của răng trụ
    - Móc thanh dễ lắp vào răng trụ và tháo ra khó hơn móc vòng
    - Do đó nếu tất cả các yếu tố khác đề như nhau , móc thanh lưu giữu tốt hơn móc vòng

    • 6.Hệ thống móc vòng
    • Ưu điểm:
    • - Dễ thiết kế và dễ làm.
    • - Móc có tác dụng nâng đỡ, nẹp và lưu giữ tốt.
    • - Dễ sửa chữa hơn móc thanh.
    • - Ít mắc thức ăn hơn so với móc thanh. Vì có những ưu điểm trên nên móc vòng đúc được sử dụng nhiều.

     

     

    • Nhược điểm:

      - Móc che phủ răng trụ nhiều hơn móc thanh do đó dễ ngây sâu răng hơn.

      - Móc còn làm thay đổi hình dáng giải phẫu răng trụ. Kích thước trong - ngoài của răng thay đổi ảnh hưởng đến dòng chảy bình thường của thúc ăn – dòng chảy này có tác dụng kích thích lợi.

     

     

      - Nếu móc đặt cao về phía mặt nhai sẽ làm tăng kích thước mặt nhai nghiền thức ăn làm cho răng trụ chịu nhiều lực hơn.

      - Hình cắt ngang tay móc là hình bán nguyệt nên móc chỉ có thể điều chỉnh theo hướng trong – ngoài.

     

    • Những nguyên tắc sử dụng móc vòng đúc:

      - Tay móc lưu giữ xuất phát từ phía trên đường vòng lớn nhất và 1/3 đầu tận cùng tay móc nên ở dười đường vòng lớn nhất.

      - Đầu tay móc lưu giữ luôn hướng về phía mặt nhai không bao giờ hướng về phái lợi. Điều này giúp cho móc cong và có khả năng đàn hồi hơn.

     

    •    -Đầu lưu giữ ở góc gần hoặc xa của răng trụ, không bao giờ ở giữa mặt ngoài và mặt xa của răng trụ.
    •    -Móc nên ở vị trí thấp nhất có thể mà không ảnh hưởng tới sự tương quan cần thiết của nó với đường vòng lớn nhất. Ở vì trí này móc sẽ chống lại tác dụng đòn bẩy tốt hơn so với vị trí gần mặt nhai và có thẩm mỹ cao hơn.

     

    • Móc Akers hay móc vòng đơn giản:
    • Móc gồm có một tựa mặt nhai và hai tay móc:
    • -Tay lưu giữ có phần ôm nằm trên đường vòng lớn nhất và phần giữ nằm dưới đường này.
    • -Tay đối kháng nằm trên đường vòng lớn nhất
    • -Móc này được dùng nhiều nhất, chỉ định ở các răng hàm có vùng lẹm ở xa so với khoảng mất răng.
    • -Móc thường dùng trong trường hợp hàm giả được nâng đỡ trên răng, mất răng loại Kennerdy III.
    • -Móc có đầy đủ các ưu, nhược điểm của loại móc vòng đã nêu ở trên.

     

    • Móc Bonwill hay móc Akers kép:
    • -Móc được tạo bởi hai móc Akers nối với nhau ở phần vai móc. Phần nối của móc với khung về phái lưỡi. -Móc chạy ngay qua mặt nhai hai răng kế cận, có hai tựa. Móc này có khả năng lưu giữ, nâng đỡ tốt.
    • -Mài răng phải đủ để móc có kích thước đủ lớn đảm bảo độ bền nếu không móc dễ gãy.
    • -Móc này hay được chỉ định ở bên cung răng không có khoảng mất răng ở loại Kennerdy II.

     

    • Móc Nally-Martinet:
    • -Móc gồm 1 tay móc dài ôm khoảng ¾ chu vi răng trụ. Phía mặt trong móc nối với khung qua thanh nối phụ và có tựa mặt nhai. Đầu lưu giữ của tay móc nằm ở vùng lẹm ở mặt ngoài – xa so với khoảng mất răng.
    • -Móc được thiết kế ở răng hàm nhỏ và răng nanh, thường dùng trong mất răng loại K I, II. Móc ít gây sang chấn cho răng trụ.

     

    • Móc nhẫn (Ring):
    • -Móc dài ôm quanh thân răng có đường vòng lớn nhất thấp ở mặt ngoài và cao ở mặt trong hay ngược lại. Móc có 1 tựa mặt nhai và có thể thêm một tựa mặt nhai ở phía xa. Phần đầu lưu giữ có móc có thể ở gần ngoài (hàm trên) hoặc gần trong (ở hàm dưới)- vùng lẹm lưu giữ ở gần khoảng mất răng. Móc cần phải cứng, đôi khi có thêm 1 nhánh phụ ở phía ngoài.

     

    • -Móc được chỉ định ở răng số 7 đứng một mình. Vì phần giữ của móc chỉ có 1 chiều nên móc cần được chỉ định trên hai răng đối diện nhau trên cung hàm để lực tác dụng được cân bằng và ổn định.
    • Không nên dùng móc này khi ngách lợi nông hoặc có vùng lẹm ở ngách lợi khi đó không thiết kế được thanh phụ cho móc.
    • Nhược điểm: ôm hầu hết chu vi thân răng nên làm thay đổi hình dáng thân răng, khó vệ sinh, dễ làm biến dạng và gãy.

     

    • Móc ngược:
    • -Móc đi ngang qua mặt nhai răng trụ chỗ gờ bên để ra mặt ngoài đi xuống vùng lẹm ở phía gần so với khoảng răng của răng trụ. Móc có tựa ở mặt nhai.
    • -Móc được chỉ định khi vùng lẹm ở gần khoảng mất răng. Thông thường với vùng lẹm ở gần vị trí trên, móc chữ T hay được sử dụng. Nhưng ở trường hợp có lẹm ở xương hàm- niêm mạc, móc chữ T có chống chỉ định, do đó móc ngược có thể dùng được.

     

    • -Trong trường hợp mất răng loại K I,II, móc này ít có hại với răng trụ hơn vì khi hàm răng lún xuống đầu tay móc lưu giữ di truyển về phía cổ răng. Khi hàm giả bị các lực làm bật khỏi sống hàm, đầu tay móc gắn vào vùng lẹm sẽ có tác dụng lưu giữ.
    • Móc này có nhược điểm là thẩm mỹ kém và dễ gãy khi răng không được mài đầy đủ.

     

    • Móc kép hay móc phức hợp:
    • -Móc này cấu tạo cơ bản gồm hai móc Akers hay móc vòng đơn giản (simple circlet clasps) đối diện nhau và nối liền với nhau ở 2 tay đối kháng.
    • -Móc được dùng khi phân chia sự lưu giữ cho vài răng trụ có vùng quanh răng yếu ở 1 bên cung răng. Nó cũng được dùng như 1 dạng nẹp các răng yếu bằng hàm khung.
    • -Nhược điểm: Các nhược điểm khác của móc tương tự như ở móc Akers  và móc ngược.

     

    • Móc chữ C hay móc hình lưỡi câu hay kẹp tóc:
    • -Móc có cấu tạo cơ bản gần giống móc Akers, nhưng có khác ở tay móc lưu giữ. Tay lưu giữu đi ngang mặt ngoài tay răng trụ rồi quay ngoặt lại giống như cái kẹp tóc để rồi vào vùng lẹm ở phía gần khoảng mất răng ở ngay phía dưới chỗ xuất phát của tay móc lưu giữ. Phần trên của tay lưu giữ cúng, phần dưới thuôn nhỏ và đàn hồi.
    • -Đồ dài của thân răng trụ phải đủ cho độ rộng của tay móc lưu giữu. Phần trên và phần dưới của cánh tay lưu giữ tạo hình tốt đánh bóng tốt để tránh mắc thức ăn.

     

    • -Móc chữ C được chỉ định ở răng trụ có vùng lẹm gần khoảng mất răng và có lẹm ở tổ chức mềm không thể dùng móc thanh.
    • -Móc chữ C cũng được chỉ định khi móc ngược không được dùng cho khớp cắn 2 hàm răng thật không đủ chỗ.
    • -Nhược điểm: Che phủ răng trụ nhiều dễ gây sâu răng và thẩm mỹ kém nếu đặt ở răng hàm nhỏ.

     

    • Móc onlay:
    • -Móc onlay có tựa phủ toàn bộ mặt nhai và có 2 tay móc bên ngoài và bên trong. Tay móc có thể xuất phát từ bất kỳ điểm nào ở onlay mà không ảnh hưởng đến khớp cắn.
    • -Móc được chỉ định ở các răng có mặt nhai thấp không khớp với cung răng đối diện thường ở các răng nghiêng hoặc xoay. Tựa mặt nhai sẽ phục hồi để có khớp cắn khít.
    • -Do loại móc này che phủ răng nhiều, do đó chống chỉ định ở những răng nhạy cảm sâu răng.

     

    • Móc kết hợp hay móc có tay lưu giữ là dây uốn:
    • -Móc gồm tay lưu giữ bằng dây uốn có thiết diện cắt ngang hình tròn, 1 tay đối kháng đúc và tựa. Tay lưu giữ có thể được làm cùng khung trong giai đoạn làm sáp hoặc hàn vào khung kim loại sau khi khung được đúc.
    • -Vì tay dây uốn có độ đàn hồi cao nên có thế vào những vùng lẹm sâu hơn và giảm các lực đòn bẩy tác động lên răng trụ.
    • -Móc thường được chỉ định trong mất răng loại K I,II và đặt ở răng hàm nhỏ, răng nanh.
    • -Móc có đường kính nhỏ, Đặt được sát cổ răng hơn, do đó có thẩm mỹ cao hơn móc đúc. Móc có thể điều chỉnh được theo nhiều hướng do có hình tròn.

     

    • Nhược điểm:
    • -Do đàn hồi nên tác dụng ổn định hàm giả của móc kém hơn móc đúc.
    • -Móc dễ bị gãy.
    • -Kỹ thuật labo cần thêm công đoạn gắn tay móc dây.
    • 7.Móc thanh

           Móc thanh đi tới vùng lẹm của răng trụ từ phía ngách lợi. Sự lưu giữ của móc này thuộc loại lưu giữ “ đẩy” còn sự lưu giữ của móc vòng thuộc loại lưu giữ “ kéo”.

    • Ưu điểm:
    • Sự lưu giữ tốt hơn móc vòng
    • Thẩm mỹ cao
    • Lắp hàm giả dễ hơn
    • Sự đàn hồi của móc có thể điều chỉnh được theo độ dài và độ thuôn của tay tiếp cận.
    • Nhược điểm:
    • Dễ bị mắc thức ăn
    • Tính ổn định giảm do tăng độ đàn hồi của tay móc lưu giữ

     

    • Những nguyên tắc thiết kế:
    • -Cánh tay tiếp cận của móc không được kẹp vào tổ chức mềm mà nó chạy qua và cánh tay tiếp cận được làm nhẵn – đánh bóng.
    • -Thanh nối phụ nối với tựa phải khỏe – cứng và có 1 phần tác dụng ôm (bracing)
    • -Cánh tay tiếp cận phải thuôn liên tục từ chỗ nối khung sườn cho đến tận cùng của móc.
    • Cánh tay tiếp cận khồng được đi qua vùng lẹm tổ chức nếu không nó gây ra mắc thức ăn, cắn vào má...

     

    • -Cánh tay tiếp cận đi vuông góc với bờ lợi
    • -Móc thanh lưu giữ chỉ dùng khi vùng lẹm trên răng trụ ở gần khoảng mất răng. Đầu lưu giữ của móc sẽ tách từ cánh tay tiếp cận đi xuống vừng lẹm ở dưới đường vòng lớn nhất. Hướng của đầu lưu giữ bao giờ cũng phải quay về phía mặt nhai hoặc rìa cắn.
    • -Móc thanh nên đặt càng thấp về phía lợi càng tốt để giảm lực tay đòn tác dụng lên răng trụ.

     

    • Móc chữ T:
    • -Móc có cánh tay lưu giữ đi từ phần yên của khung đi phía ngoài đến răng trụ chuyển hướng vuông góc với bờ lợi tiếp xúc mặt ngoài răng ở đường vòng lớn nhất. Tại đây móc tách ra 2 nhánh, nhánh lưu giữ cát đường vòng lớn nhất để vào vùng lẹm và có tác dụng lưu giữ. Nhánh còn lại nằm ở trên đường vòng lớn nhất. Ngoài ra móc còn có 1 cánh tay đối kháng ở mặt trong răng trụ và tựa.

     

    • -Móc chữ T thường được dùng trong tường hợp mất răng loại k I,II ở răng trụ sau cùng có vùng lẹm lưu giữ ở xa-ngoài ( lẹm gần với khoảng mất răng) khi lực tác dụng vào hàm giả, phần đầu móc lưu giữ di chuyển xuống vùng lẹm lớn hơn( phía xổ răng) do đó nó sẽ giảm lực xoay lên răng trụ.
    • Móc này còn được dùng trong mất răng loại K III khi răng trụ có vùng lẹm lưu giữ ở gần khoảng mất răng.

     

    • -Móc chữ T không thể dùng trong trường hợp răng trụ có vùng lẹm ở xa khoảng mất răng đặc biệt là mất răng loại K I,II. Nếu dùng trong trường hợp này, móc sẽ làm hại răng trụ.
    • Móc chữ T chống chỉ định khi có vùng lẹm tổ chức mềm
    • Móc này không nên dùng khi đường vòng lớn nhất cao gần mặt nhai hoặc rìa cắn vì khi đó sẽ có khoảng trống lớn giữa cánh tay tiếp cận và mặt răng trụ dễ gây ra mắc thức ăn, viêm môi- má.
    • Móc chữ T có ưu điểm là thẩm mỹ hơn móc vòng.

     

    • Móc chữ T biến đổi hay móc ½ chữ T:
    • -Về cơ bản móc chữ T biến đổi gần giống móc chữ T chỉ khác là nhánh tay móc không lưu giữ của chữ T được bỏ đi. Như vậy móc này sẽ có thẩm mỹ cao hơn móc chữ T. Móc thường được dùng ở răng hàm nhỏ và răng nanh.
    • -Vì móc chữ T cải tiến chỉ còn nhánh tay móc lưu giữ, do đó sự ôm của móc vào răng trụ sẽ giảm đi có thể sẽ không được trên 180 độ.
    • -Các khía cạnh khác, móc chứ T cải tiến giống như móc chữ T

     

    • Móc chữ Y:
    • -Móc chữ Y về cơ bản gióng móc chữ T. Do răng trụ có đường vòng lớn nhất cao ở phía gần ngoài và xa ngoài, thấp ở giữa mặt ngoài nên 2 nhánh tay móc sẽ có hình dáng chứ Y.
    • -Các khía cạnh khác móc chữ Y cũng như móc chữ T. Nếu răng trụ được mài chỉnh đường vòng lớn nhất, khi đo có thể đặt móc chữ T thay móc chữ Y.

     

    • Móc chữ I hay móc RPI:
    • -Móc RPI( Rest-Proximal plate-i bar) (của Kratochvil)Móc RPI bao gồm: Một tựa phía gần(xa khoảng mất răng trong trường hợp mất răng loại K I,II), một bản trượt ở mặt bên răng trụ và một móc hình chữ I.Các mặt bên răng trụ sát khoảng mất răng được chuẩn bị sao cho chúng song song với nhau và với hướng tháo lắm của hàm giả, bản trượt che phủ toàn bộ mặt phẳng hướng dẫn từ gờ bên mặt nhai răng trụ tới tận bờ lợi. Móc chữ I dài và thuôn dần, đầu móc nằm ở vùng lẹm dưới đường vòng lớn nhất giữa mặt ngoài và gần ngoài của răng trụ. Vùng tiếp xúc giữa móc và răng trụ cao 2-3mm và rộng 1,5-2mm.

     

    • -Krol(1973) Đã có những cải tiến móc RPI của Kratochvil. Móc có tựa nhỏ hơn, mặt phẳng hướng dẫn chỉ cần cao 2-3mm bản trượt phía xa chỉ tiếp xúc mặt phẳng hướng dẫn 1mm, đầu móc chữa I có thay đổi như hình hạt đậu( Pod-chaped) và được đặt ở phía gần ngoài răng trụ.
    • -Móc RPI thường được chỉ định cho mất răng loại K I,II vì móc này ít gây sang chấn cho răng trụ trong những trường hợp mất răng trên. Ngoài ra móc có ưu điểm thẩm mỹ hơn móc vòng

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San