Lỗ hàn loại V là lỗ hàn mặt ngoài ở 1/3 phía cổ răng, là lỗ hàn không chịu lực.
Lỗ hàn loại V gồm năm thành:
Thành gần
Thành lợi
Thành xa
Thành rìa cắn đối với răng cửa hoặc thành mặt nhai đối với răng hàm
Thành trục
2.Kĩ thuật
a. Tạo hình thể ngoài
Hình thể ngoài của lỗ hàn loại V là một đường cong đều mở rộng từ lỗ sâu.
Dùng bút chì nét mảnh vẽ hình thể ngoài của lỗ hàn sao cho các thành lỗ hàn phải nằm trong ngà lành
Dùng mũi khoan tròn đi vào vùng tổn thương.
Thành trục phải nằm trên mô ngà lành, trừ khi có phần ngà đổi màu hoặc chất hàn cũ mà tiên lượng không có nguy cơ sâu răng tái phát.
Độ sâu của lỗ hàn đồng nhất nên thành trục không phẳng mà cong theo đường phồng mặt ngoài của răng.
Thành lợi phải các đường viền lợi 1mm
2.Tạo hình thể lưu giữ
Dùng mũi khoan tạo cho các thành lợi vuông góc với trục.
Thành trục song song với mặt ngoài răng
Dùng mũi khoan tròn tạo rãnh lưu phụ sâu 0.25mm ở phía cạnh cắn và cạnh lợi của thành trục hoặc tạo 4 hố lưu 4 góc của thành trục
3. Làm sạch lỗ hàn
Lấy bỏ toàn bộ lớp ngà nhiễm khuẩn và chất hàn cũ bằng mũi khoan tròn nếu tiên lượng sâu răng thứ phát.
4.Bảo vệ tủy
Khi lớp ngà còn lại sát tủy (<2mm), tủy có thể bị kích thích cần bảo vệ tủy bằng Ca(OH)2, eugenat kẽm, xi măng
polycarboxylate hoặc GIC.
5.Hoàn thiện lỗ hàn
Làm tròn các lỗ hàn
Dùng mũi khoan các trụ hoặc thuôn tạo lại các góc giữa lỗ mặt hàn với các mặt răng sao cho các trụ men phải tựa vững trên ngà và độ lớn của góc là 90 độ
BÀI GIẢNG CỦA BASIM ZWAIN – GIẢI PHẪU RĂNGRĂNG CỐI LỚN HÀM DƯỚI VĨNH VIỄNGiáo sư, Tiến sĩ Basim ZwainKhoa Nha, Đại học Kufa
Được thực hiện dịch bởi nhóm dịch BiVa Dental