Lỗ hàn Black loại II

Download
TẠO LỖ HÀN LOẠI II BLACK
 
 Phân loại:
Có 2 loại
• Xoang đơn loại II
• Xoang kép loại II
1. Xoang đơn loại II
Tạo xoang này chỉ xảy ra ở mặt bên vàsát lỗ sâu không có răng kế cận. Xoang có cấutạo hình dạng như xoang đơn loại I nhưng vị tríở mặt bên và tạo theo dạng hình tròn
2. Xoang kép loại II
Tạo xoang khi sâu ở vị trí có răng kế cận, dù có sâu ở mặt nhai hay không, ta phải tạo xoang kép loại II. Như vậy xoang kép loại II gồm 2 phần :
a. Xoang chính ở mặt bên
Kiểu hình dạng như ở mặt ngoài hoặc mặt trong của xoang kép loại 1 nhưng:
-Hai thành ngoài, trong đồng quy về phía mặt nhai
-Thành trục cong lồi theo mặt bên răng
-Thành lợi thẳng góc với thành trục
b. Xoang phụ ở mặt nhai:
Cấu tạo hình dạng như xoang loại I nhưng mở rộng xoang ra đến mặt bên răng và hình dạng của xoang ở mặt nhai sẽ là :
• Nếu mặt nhai không sâu:là một đuôi én không đi quá nửa mặt nhai.
• Nếu sâu ở mặt nhai: mở hết hố và rãnh sâu như xoang loại I
Chú ý:+ xoang kép loại II có thể ở 2 or 3 mặt răng.
+khi lỗ sâu chưa lớn , có thể pháthiện lỗ sâu bằng thám trâm số 17 , đưa vào mặt bện tìm lỗ sâu or dùng chỉ tơ nha khoađặt vào kẽ răng rồi kéo lên , nếu thấy vướnglà có sâu, nếu nghi ngờ thì chụp X quang.
3. Các thành của xoang:
-Thành gần or thành xa: là thành đối diện với mặt răngcó lỗ sâu.
-Thành ngoài gồm 2 phần:thành ngoài của lỗ hàn chínhvà lỗ hàn phụ.
-Thành trong gồm 2 phần: thành trong của lỗ hàn chínhvà lỗ hàn phụ.
-Thành tủy là đáy lỗ hàn phụ.
-Thành trục song song với trục của lỗ hàn chính, là thànhgần nếu lỗ sâu ở mặt xa, là thành xa nếu lỗ sâu ở mặt gần của lỗ hàn chính.
-Thành lợi là đáy của lỗ hàn chính, song song với thànhtủy của lỗ hàn phụ.Cấu tạo, hình dạng của xoang loại IIKỹ thuật tạo xoang loại II
1. Mở lối vào xoang (tạo lỗ hàn phụ ở mặt nhai)
• Nếu có sâu ở cả mặt nhai: mở lối vào xoanggiống như ở xoang loại I.
• Nếu không sâu ở mặt nhai: đặt mũi khoan trònnhỏ đi theo hướng song song với trục của răng từ hố gần nhất với lỗ sâu mặt bên, khoan sâuxuống 1,5-2mm( đáy lỗ hàn phụ nằm sâu trong mô ngà) cho thông với lỗ sâu. Mở rộng lỗ sâucho tới khi có thể đưa nạo ngà vào để lấy chấtngà bẩn và ngà sâu trong lô sâu.
• Mở rộng lỗ hàn phụ theo nguyên tắc hình thể ngoài của lỗ hàn loại I,mở rộng hết rãnh trung tâm mặt nhai cho tới hố đối diện. Phần eo nối giữa lỗ hàn chính và lỗ hàn phụ không quá đường nối đỉnh núm trong ngoài.
• Ở rãnh đối diện với lỗ sâu mặt bên, tạo đuôi én vào rãnh xa ngoài và rãnh xa trong đối với lỗ sâu mặt gần hoặc rãnh gần ngoài và gần trong đối với lỗ sâu mặt xa.
• Thành lỗ hàn phụ hơi hội tụ về phía mặt nhai.
• Để lại phần gờ bên sát lỗ sâu khoảng 0,8mm để tạo lỗ hàn chính.Kỹ thuật tạo xoang loại II
2. Tạo xoang chính ở mặt bên.
Bước 1: tạo rãnh cắt:
Lỗ hàn chính đc bắt đầu bằng cách tạo 1 rãnh cắt ở ngay gờ bên:
• Dùng mũi khoan trụ đặt vào hố vừa mở lối song song với trục răng, đầu mũi khoan ngập 0,5-0,6mm trong ngà và 0,2-0,3mm trong men vừa sát với mặt bên, đưa khoan theo chiều trong ngoài ( má lưỡi) để mở rộng lỗ sâu cho hết phần men ngà sâu ở mặt bên phái lợi. Rãnh cắt phải sâu vào trong khoảng 0,5-0,6mm để tạo đc các khóa lưu giữ và độ dài thành trục lý tưởng( nhưng bề rộng xoang it nhất phải qua phần tiếp xúc giữa 2 răng).Kỹ thuật tạo xoang loại II
• Rãnh cắt phân kỳ về phía lợi tạo hình thể lỗ hàn mặt bên có hình thang:đáy lớn là đường kính trong ngoài phía lợi, đây cũng là hình thể thuận lợi cho việc lưu giữ chất hàn.Kỹ thuật tạo xoang loại II
2. Tạo xoang chính ở mặt bên.
Bước 2. mở rộng lỗ hàn mặt bên:
• đặt mũi khoan trụ ở giới hạn phía ngoài và trong của rãnh cắt mở rộng theo hướng vuông góc với mặt bên đến sát phần men diện tiếp giáp. Khoan có thể xuyên qua mătj bên răng ở phái thành lợi làm phần men còn lại có thể tự vỡ ra. Để tránh làm tổn thương diện tiếp giáp răng bên cạnh ta có thể dùng lá chắn men và bảo vệ mô lợi ở kẽ giữa 2 răng bằng chêm gỗ.
• Dùng cây vạt men or cây đục lấy đi phần men còn lại. Góc mặt bên thành lỗ hàn là góc 90o.Gờ bên ngoài và gờ bên trong phải trùng với hướng của trụ men để tránh các đường nứt men sau hàn. Do đó,2 thành trong-ngoài của lỗ hàn mặt bên hơi phân kì về phía bên, cách mặt bên răng gần kề 0,2-0,3mm.
• Lấy toàn bộ phần men còn lại ở đáy lỗ hàn chính, tốt nhất thành lợi cách mặt bên răng gần kề 0,5mm.
3. Tạo dạng chịu lực và lưu giữ cho lỗ hàn.
• Dùng mũi khoan chóp ngược tạo đáy phẳng cho cả lỗ hàn chính và lỗ hàn phụ, đáy vuông góc với trục răng.
• phải tôn trọng các múi và các gờ răng cho phần ngà tựa
• Phần lỗ hàn phụ phải nằm trong vùng chịu lực nhai tối thiểu .
• Khối chất hàn phải có độ lớn vừa phải để tránh gãy vỡ khi ăn nhai.
4.Làm sạch lỗ hàn:
-Lấy sạch hết ngà mềm, ngà mủn và các chất hàn cũ bằng cây nạo ngà hoặc mũi khoan tròn.
5.Bảo vệ tủy:
khi lớp ngà còn lại<0,5mm, bảo vệ tủy bằng vecni, Ca(OH)2, eugenate Zn, xi măng poli cacboxylate hay GIC.
6.Bổ xung các dạng hỗ trợ chịu lực và lưu giữ khác khi cần:
• Tạo khóa bên ở phía trong và phía ngoài thành trục.
• Tạo khe lưu giữ phụ ở thành lợi:sâu 0,5mm về phía lợi, sâu vào đường ranh giới men ngà 0,2-0,3mm.
• Các loại chốt ngà, chốt amalgam, khe và bậc lưu giữ.
• Các chất dán.
7. Hoàn tất thành lỗ hàn.
• Làm tròn các góc cạnh. – Chỉnh lại góc thành lỗ hàn
và mặt răng sao cho các trụ men đều đc tựa vững lên
ngà.

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San