Lỗ hàn Black loại I

Download
 
Nguyên tắc tạo lỗ hàn Black loại I
1.Cấu tạo lỗ hàn Black loại I
Gồm 5 thành
2. Nguyên tắc tạo lỗ hàn
2.1. Giai đoạn sơ khởi
a, Tạo hình thể ngoài
Là đường cong đều, không có góc nhọn.
Tạo và mở rộng lỗ hàn theo tất cả các hố rãnh cho đén tổ chức ngà lành, loại bỏ toàn bộ men không có ngà nâng đỡ.
Đường kính trong-ngoài của lỗ hàn không quá ½ chiều dài từ đường nối liên núm trong ngoài hoặc không quá 1/3 đường kính trong ngoài thân răng (bảo tồn hình thể và sự vững chắc của núm răng). Vị trí đường góc bề mặt không nằm trên các điểm tiếp xúc nhai
 
Không mở quá rộng về phía gờ bên, chỉ lấy đi hết phần ngà tổn thương.
Nếu có hai lỗ sâu cách rãnh mặt nhai một phần mô cứng lành dưới 0,5mm thì nối liền thành một lỗ hàn.
Độ sâu của lỗ hàn từ 1,5 – 2mm và sâu vào ngà tối đa 0,2mm
b, Tạo hình thể chịu lực
 
Hình thể chịu lực là hình thể vững chắc cho mối hàn và răng khi chịu lực nhai song song với trục trong quá trình ăn nhai.
- Tạo lỗ hàn có hình hộp, trục của lỗ hàn song song với trục thân răng hoặc vuông góc với mặt nhai (cho răng hàm nhỏ hàm dưới). Đáy lỗ hàn phẳng, vuông góc với trục răng để lực nhai truyền theo phương thẳng đứng từ miếng hàn xuống thẳng trục thân - chân răng.
Góc giữa đáy và thành phải là góc tròn, đáy lỗ hàn nằm hoàn toàn trong ngà răng.​
 
Tạo vị trí ổn định cho miếng hàn, mở rộng tối thiểu, tiết kiệm tổ chức cứng và tôn trọng các núm răng để phần ngà tựa ở thành răng không quá mỏng:​
 
+ Bề rộng còn lại của gờ bên ≥ 1,6mm đối với răng hàm nhỏ và ≥ 2mm đối với răng hàm lớn.​
 
+ Độ rộng trong – ngoài của lỗ hàn ≥ 1/3 độ rộng trong ngoài của răng​
 
- Độ dày vừa đủ (1,5mm) để miếng hàn không bị gãy vỡ hoặc mòn.​
 
c, Tạo hình thể lưu giữ
 
Hình thể lưu giữ là hình thể tạo sự ổn định của miếng hàn, làm miếng hàn không bị bật ra hay di chuyển dưới tác động của lực nâng hoặc lực nhai nghiêng trục.
- 2 thành đối diện phải song song hoặc hơi hội tụ về phía mặt răng. Góc giữa thành lỗ hàn và bề mặt răng từ 90◦-100◦.
- Nếu độ dày của thành bên (khoảng cách từ mặt bên lỗ hàn tới mặt tiếp giáp gần hoặc xa) ≥1,6mm, thành gần và thành xa hội tụ về phía mặt nhai. Nếu < 1,6mm, 2 thành trên hơi phân kỳ về phía mặt nhai tạo sự lưu giữ tốt cho miếng hàn.
Hướng thành bên của lỗ hàn loại I
 
d, Tạo hình thể thuận lợi
 
Hình thể thuận lợi là hình thể thuận tiện cho tiện quan sát để kiểm tra lỗ hàn trong quá trình điều trị, tạo chỗ đủ rộng để thao tác hàn được thực hiện tốt đối với miếng hàn amalgam.
 
2.2 Giai đoạn hoàn thiện
a, Làm sạch lỗ hàn:
Lấy sạch hết ngà mềm và các chất hàn cũ bằng cây nạo ngà hoặc mũi khoan tròn
b, Bảo vệ tủy
- Khi lớp ngà còn lại < 2mm, tủy có thể bị kích thích nhiệt do mũi khoan nên có thể cháy mô tủy hình thành áp xe và chết tủy vì vậy cần tạo lỗ hàn bằng tay khoan high speed được làm nguội bằng nước.
- Bảo vệ tủy bằng Ca(OH)2 hoặc eugenat, xi măng polycarboxylat hay GIC khi lỗ sâu sát tủy.
 
c, Bổ sung các dạng hỗ trợ chịu lực và lưu giữ khác khi cần
- Các loại khóa, rãnh, đuôi én.
- Các loại chốt ngà, chốt amalgam, khe và bậc lưu giữ
- Các chất dán.
d, Hoàn tất thành lỗ hàn:
- Làm tròn các góc cạnh.
- Chỉnh lại góc thành lỗ hàn và mặt răng sao cho các trụ men đều được tựa vững lên ngà.
 
3. Các lỗ hàn loại I kép
 
3.1 Với răng hàm lớn hàm trên
Lỗ hàn loại I kép được chỉ định khi cả hố tam giác phía xa, rãnh xa trong và rãnh trong nối tiếp nhau, đang bị sâu hoặc có nguy cơ sâu.
Các đặc điểm của tạo lỗ hàn loại này:​
 
Tiết kiệm tổ chức, độ rộng gần – xa thường không quá 1mm.​
 
Mở rộng lỗ nhiều hơn về phía phía gần của rãnh xa trong mặt nhai để bảo tồn gờ bên xa.​
 
Với các răng nhỏ, phần lỗ hàn trên mặt nhai có thể có trục hơi nghiêng về phía xa (đảm bảo điểm tựa cho các trụ men và bảo vệ núm xa trong).​
 
Hạn chế tổn thiểu việc mở rộng lỗ hàn lên men cầu, núm xa trong và gờ bên xa.​
 
3.2 Với răng hàm lớn hàm dưới
 
Chỉ định khi có lỗ sâu hoặc nguy cơ sâu ở mặt nhai kết hợp với hố ngoài, rãnh giữa ngoài.
Việc tạo lỗ hàn kép đối với răng hàm lớn dưới phần kép sẽ được nối liền hay tách rời với phần lỗ hàn đơn tùy mức độ và xu hướng phát triển của tổn thương sâu răng.
 
 
V. Các bước thực hiện
Bước 1: Dùng mũi khoan tròn đi từ hố trung tâm tọ độ sâu ban đầu (1,5-2mm), sâu đó mở rộng lỗ hàn ra toàn bộ rãnh trung tâm, dừng lại ở hố tam giác gần và xa.​
 
Bước 2: Điều chỉnh kích thước eo lỗ hàn, kích thước không vượt quá đường kính cây lèn amalgam nhỏ nhất (1,25 – 1,5mm).​
 
 
Bước 3: Mở rộng hình thể ngoài ra các rãnh phụ và tạo đuôi én. Sau đó hoàn thiện hình thể ngoài thành một đường cong liên tục, không có góc nhọn bằng mũi khoan trụ mịn
 
Bước 4: Dùng mũi khoan chóp ngược tạo đáy phẳng, vuông góc với trục răng.
 
Bước 5: Dùng mũi khoan trụ tạo thành lỗ hàn thẳng, vuông góc với đáy hoặc hơi hội tụ về phía mặt nhai.
 
VI. Tiêu chuẩn đánh giá lỗ hàn loại I
 
1. Hình thể ngoài
- Thành nhẵn, không có góc chuyển tiếp nhọn
- Mở theo toàn bộ các hố rãnh giải phẫu
- Lấy hết hoàn toàn tổ chức sâu ở các thành.
- Giới hạn góc bề mặt không nằm trên vùng tiếp xúc nhai.
- Độ rộng:
+ Eo rộng 1,25-1,5mm
+ Hướng trong – ngoài không quá 1/3 độ rộng trong ngoài của răng (hoặc ½ khoảng liên núm trong ngoài)
+ Hướng gần-xa để lại gờ bên ≥ 1,6mm với răng hàm nhỏ và ≥ 2mm với răng hàm lớn
2. Hình thể chịu lực
- Thành tủy (đáy lỗ hàn) phẳng, vuông góc với trục dọc của răng hoặc với vector của lực nhai.
- Độ sâu
+ Thành tủy: sâu tối thiểu 1,5mm, sâu vào ngà tối đa 0,2mm.
+ Thành trục của lỗ sâu I kép: Sâu tối thiểu bằng độ rộng của cây lèn amalgam nhỏ nhất, sâu vào ngà tối đa 0,5mm.
- Không còn men không có ngà nâng đỡ.
- Không có bờ vát ở giới hạn bề mặt.
3. Hình thể lưu giữ
- Thành trong và thành ngoài song song với nhau hoặc hội tụ về phía mặt nhai.
- Có thể tạo loại I phức hợp
4. Hình thể thuận lợi
Đủ chỗ để thao tác với dụng cụ tạo hình và dụng cụ hàn
 
 
 

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San