Giải phẫu liên quan tới chấn thương hàm mặt

Download

Đặc điểm giải phẫu liên quan đến chấn thƣơng hàm mặt
1. Đặc điểm về xương hàm
1.1. Đặc điểm xương hàm trên
-Giải phẫu
+ Xương hàm trên là một xương chình ở tầng giữa mặt. Tiếp khớp
với xương khác để cùng tạo thành ổ mắt, hố mũi, xoang hàm, vòm
miệng và nền sọ.
+ Xương hàm trên là xương xốp, hính thể như một hính trụ vuông có
hai mặt (trong và ngoài), bốn bờ và bốn góc, được bảo vệ xung
quanh bằng xương trán, hàm dưới, gò má.
-Đặc điểm chấn thương
+ Đường gãy : đường gãy ngang nhiều hơn đường gãy dọc
+ Máu chảy nhiều, liền xương nhanh và khả năng chống nhiễm trùng
cao.
+ Gãy xương hàm trên thường liên quan với chấn thương sọ não,
mắt, tai mũi họng và các xương khác như : cung tiếp, gò má,
xương chình mũi.

+ Xương hàm trên gãy khi có lực tác động trực tiếp vào tầng giữa
mặt
1.2 Đặc điểm xương hàm dưới
-Giải phẫu
+ Xương hàm dưới là một thân xương, cứng, mảnh, có nhiều đường
cong.
+ Xương di động nhờ khớp thái dương hàm hai bên gồm : hõm chảo,
sụn chêm, cổ lồi cầu, bao khớp và dây chằng.
+ Điểm yếu : các huyệt ổ răng, lỗ cằm.

-Đặc điểm chấn thương
+ Đường gãy thường đi qua huyệt ổ răng và lỗ cằm
+ Thường có các đường gãy gián tiếp. Vì dụ: khi lực tác động vào
vùng cằm gây gãy xương vùng cằm, ngoài ra còn có thể gãy ở góc
hàm hoặc cổ lồi cầu.
+ Di lệch xương theo chiều cơ co kéo
+ Liền xương chậm, khả năng chống nhiễm khuẩn kém hơn xương
hàm trên

2. Cấu trúc các trụ và xà của mặt:
- Theo Sicher và Weiman, cấu trúc của xương hàm gồm các trụ và xà chịu
lực.
+ Trụ đứng: của xương hàm trên
+ Trụ nanh hay trụ trán mũi: đi từ hố nanh đến ngành lên xương hàm
trên.
+ Trụ hàm trên - gò má: đi từ hàm trên → gò má → mỏm trán.
+ Trụ chân bướm hàm: Từ lồi củ XHT lên xương chân bướm.
-Xà ngang:
+ Xà xương trán.
+ Xà trên ngoài là xương gò má.
+ Xà bờ dưới hốc mắt.
+ Xà cung răng hàm trên.
+ Xà cung răng hàm dưới
3. Đặc điểm cơ
- Cơ bám da mặt : là cơ bám vào da. Khi rách da thường có xu hướng toác
rộng và quăn mép da.
- Cơ bám hàm trên : là cơ hiện nét mặt ví vậy không đủ lực co kéo xương
hàm di lệch. Di lệch của xương hàm trên thường do lực sang chấn.
- Cơ bám xương hàm dưới: là cơ đối kháng thực hiện chức năng ăn, nhai và
phát âm.
- Hệ thống cơ nâng hàm : kéo hàm lên phìa trên và ra phìa trước, đưa
hàm sang hai bên.
+ Cơ cắn:
Nguyên uỷ: Cung tiếp, gò má.
Bám tận: Mặt ngoài góc hàm.
+ Cơ thái dương:
Nguyên uỷ: Hố thái dương.
Bám tận: Mỏm vẹt.
+ Cơ chân bướm trong
Nguyên uỷ: Hố chân bướm.
Bám tận: Mặt trong góc hàm.
+ Cơ chân bướm ngoài
Nguyên uỷ: Mặt ngoài cánh lớn xương bướm.
Bám tận: Sụn chêm và cổ lồi cầu.
- Hệ thống cơ hạ hàm: kéo hàm xuống dưới và ra sau
+ Cơ cằm móng:
Nguyên uỷ: Mặt trong vùng cằm xương hàm dưới.
Bám tận: Thân xương móng.
+ Cơ hàm móng
Nguyên uỷ: Mặt trong vùng cằm, cành ngang xương hàm dưới.
Bám tận: Thân xương móng.

+Thân trước cơ nhị thân
Nguyên uỷ: Mặt trong vùng cằm.
Bám tận: Sừng lớn xương móng.
Khi xương hàm dưới gãy, cơ đối kháng co kéo gây di lệch nhiều.
4. Đặc điểm mạch máu
 Giải phẫu:
- Vùng mặt được nuôi dưỡng bởi các nhánh của động mạch cảnh ngoài, với
vòng nối phong phú.
- Động mạch cảnh ngoài có 6 nhánh bên và 2 nhánh tận:
+ Nhánh bên: - Động mạch giáp trạng bên.
- Động mạch hầu lên
- Động mạch mặt
- Động mạch chẩm
- Động mạch tai sau
+ Nhánh tận: - Động mạch thái dương nông
- Động mạch hàm trong
+ Vòng nối: Có 2 vòng nối, vòng nối động mạch cảnh ngoài với động mạch
cảnh ngoài bên đối diện và vòng nối động mạch cảnh ngoài với động
mạch cảnh trong.
- Vòng nối động mạch cảnh ngoài với động mạch cảnh ngoài bên đối
diện:
. ở tuyến giáp – 2 động mạch giáp trạng trên.
. ở quanh miệng – 2 động mạch mặt.
. ở hầu – 2 động mạch hầu lên.
. ở chẩm – 2 động mạch chẩm.
- Vòng nối động mạch cảnh ngoài - động mạch cảnh trong:
. Nối quanh hốc mắt, gồm động mạch mặt và động mạch mắt.
 Đặc điểm lâm sàng:
- Chảy máu nhiều.
- Phù nề lớn.
- Nuôi dưỡng tốt, liền sẹo nhanh.
5. Đặc điểm thần kinh
- Vùng mặt được chi phối bởi hệ thống thần kinh dày đặc như dây II, III,
IV, VI vùng mặt, dây V, dây VII, dây IX, dây XII cho vùng mặt.
- Dây I khứu giác, dây VIII thính giác.
Tổn thương dây thần kinh nào gây liệt hoặc mất cảm giác vùng đó.
- Dây thần kinh số V chi phối cảm giác vùng mặt. Nếu đứt nhánh nào thí
mất cảm giác ở vùng mà nó chi phối.
- Dây thần kinh số VII chi phối vận động vùng mặt. Trong chấn thương có
thể gây đứt một nhánh hoặc cả dây thần kinh số VII gây liệt khu trú hoặc
cả 1/2 mặt.

6. Đặc điểm tuyến nước bọt
- Trong hệ thống tuyến nước bọt lưu ý tuyến mang tai và tuyến dưới hàm.
Chấn thương có thể gây đứt nhu mô tuyến hoặc ống tuyến, gây dò nước
bọt.

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San