Giải phẫu bệnh bệnh lý sâu răng

Download
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỂ GIẢI PHẪU BỆNH
 
1.Sâu men
 
Sâu men có thể gặp rãnh lỏm hoặc ở mặt của răng sát điểm tiêp giáp hoặc ở cổ răng. Sâu răng bắt đầu từ mặt ngoài răng phát triển hưống về phía tuỷ. Tôc độ phát triền sâu răng tuỳ thuộc vào hai nhóm yếu tố ngoại lai và nội tại.
 
Yếu tô nội tại gồm:
 
Sự sắp xếp các tinh thê hydroxyapatite và khoảng cách giữa chúng vối nhau.
 
Tỷ lộ tương quan chất vô cơ và chất hữu cơ trong tổ chức cứng của răng.
 
Yếu tố ngoại lai như:
 
Vệ sinh răng miệng, vi khuẩn, nước bọt, môi trường miệng, chê độ ăn,...Giữa men và ngà thành phần chất khoáng khác nhau (men 96% chất khoáng
 
còn ngà chỉ có khoảng 70%), do vậy sâu răng tiến triển ở men chậm hơn ở ngà.
 
John Gabovsek cho rằng, chúng ta sẽ là sai lầm nếu đơn giản hoá thương tổn sâu răng chỉ là sự huỷ hoại do axit. Vì trên thực nghiệm nếu ngâm răng trong dung uịcL axit thì men lại bị huỷ nhanh hơn ngà. Thành phần protein của ngà cõng giữ vai trò trong sự tiến triển của sâu răng. Nó là nguồn thức ăn cho một số vi khuẩn chọn lọc gây sâu răng tiến triển. Sau khi bị phân huỷ, nó mở đường cho vi khuẩn lan rộng.
 
Như vậy hưóng phát triên sâu răng không chỉ phụ thuộc vào mức độ tập trung axit hlnh thành do lên men thức ăn, mà còn phụ thuộc vào cấu tạo vi thể của tổ chức cứng của ràng.
 
Điều đó giải thích hình thù khác nhau của hai loại lỗ sâu khởi đầu ở men:
 
-Ở hô rãnh thì có hình côn đỉnh quay về phía tuỷ.
 
-Ở mặt nhẵn thì hình côn đỉnh quay về mặt men.
 
Hướng các trụ men ở hố, rãnh có cấu tạo các cột toả hình nan quạt. Trong khi ở mặt nhẵn chúng song song hay hướng tâm về tuỷ. Khi đả tói ngà ráng thì vùng tiếp giáp men ngà và các ông ngà ít muôi khoáng bị phá huỷ nhanh làm sâu răng lan rộng. Lúc này thương tổn sâu răng có hình côn mà đáy rộng nằm ở ranh giới men ngà, đỉnh tù hướng tới tuỷ. Sự lan rộng ở vùng ranh giới men - ngà nhanh hơn ở men. Sau đó thương tổn sâu răng lại phá huỷ ngược lại men lỗ sâu răng theo bề ngang.
 
Khởi đầu thương tổn sâu răng là vết trắng ở bề mặt men, đo độ cứng ở tổn thương trắng này thấy giảm hơn so với men bình thường.
 
Làm tiêu bản cắt ngang qua tổn thương sâu men, soi trên kính hiển vi điện tử, Gustafson thấy sâu men gồm 4 chóp lồng vào nhau đáy ở trên men, đỉnh ỏ phía ngà răng. Dưói kính hiển vi điện tử Franer thấy rằng giữa men răng bị tiêu và men răng bình thường không có ranh giới. Phía ngoài là một vùng có vi khuẩn, rồi đến các vùng trụ men bị tách thành mảnh nhỏ, dưới nữa thấy khoảng cách giữa các trụ rộng ra, rồi đến lớp men bình thường.
 
Nếu ngay từ giai đoạn vết trắng này, hàng ngày ta bôi gel fluoride tăng cường quá trình tái khoáng vết trắng sẽ biến mất.
 
Trên kính hiển vi điện tử, men gồm các cấu trúc trụ men chạy hơi xoắn vặn theo không gian ba chiều từ ranh giới men - ngà ra ngoài mặt men.
 
Mỗi trụ men này gồm hàng triệu các tinh thể hydroxyapatite xếp dọc theo trục của nó. Vùng ranh giối giữa các trụ men này khác nhau do các hưống đi của các tinh thể. Các tinh thế apatite lại tựa vào nhau nhờ một khung thưa thốt có cấu tạo bởi protein gọi là enamelin, ở men răng trưởng thành chỉ có một phần rất nhỏ enamelin (dưới 1%). Enamelin có tác dụng hướng dẫn, sắp xếp các tinh thể apatite trong giai đoạn hình thành men. Đồng thời, enamenlin có tác dụng lưu giữ lại các tinh thể íluorids từ dịch miệng khi chải răng.
 
Thương tổn vi thê sâu răng bắt đầu ỏ dưới mảng bám vi khuẩn, khi trên bề mặt men các tinh thể hydroxyapatite bị tan rã, mất vôi. Mất vôi sâu dần vào trong, nhiêu nhất ớ các đường vân Retzius tạo thành các đường hầm, các đường hầm này liên thông với nhau. Lớp men dầy 50 - 100 µm, men lúc này nhìn bề ngoài có vẻ bình chương, cho đến khi bề dầy lóp men bị các đường hầm này phá huý rỗng làm sập lớp men bề mặt. Thời điểm này trên lâm sàng nhìn thấy lỗ sâu, tổn thương đã ở giai đoạn muộn.
 
Hình 1-3. Sơ đổ tổn thương ở men răng
 
Lớp 1: Men đổi màu trắng gồm nhiều hố nông rất nhỏ li ti giống tổ ong.
 
Lớp 2: Thương tổn chính huỷ khoáng.
 
Lớp 3: Vùng đen.
 
Lớp 4: Vùng trong suốt
 
2. Sâu ngà
 
Theo các tác giả từ khi tổn thương đến đường ranh giới men ngà là sâu ngà. Sâu ngà phát triển nhanh hơn khi sâu men, lỗ sâu hơi tròn, trong lỗ sâu có thức ăn rắt vào. Sâu răng mãn tính, người ta thấy 5 lớp từ ngoài vào trong:
 
-Vùng lỗ sâu (vùng 1): Tổ chức men và ngà bị phá huỷ hoàn toàn, cấu trúc men ngà hoàn toàn không nhặn thấy. Người ta có thể thấy những trụ men, những mảnh ngà, tô bào liên ỏ niêm mạc miệng bị bong ra, tê bào lympho và có nhiều vi khuẩn.
 
Coyne và Cavalie đã phát hiện thấy ở lóp này có tế bào khổng lồ có chức năng giống tế bào huỷ xương. Đôì với những tổn thương nông, tế bào huỷ ngà ít gặp vì nguồn gốc của chúng ỏ đây có thê là từ lợi hoặc dây chằng. Trong trường hợp tổn thương sâu, chúng thường có nhiều hơn và nguồn gốc có thể là từ tuỷ
 
-Vùng xâm nhập (vùng 2): Là vùng mất chất vôi, ngà mềm đi, bên cạnh những vùng ngà bị phá huỷ có thể gặp một vài phần còn giữ lại được cấu trúc của ngà. Trong những ông ngà bị giãn rộng thấy rất nhiều vi khuẩn.
 
-Vùng đục (vùng 3): Vùng này phần lớn tô chức ngà còn giữ được cấu trúc. Các ống ngà bị nối rộng hơn so với ngà bình thường và có rất nhiều vi khuẩn
 
-vùng trong(vùng 4): ngà vùng này được ngấm vôi nhiều hơn nên ngà trở nên trong và cứng hơn ngà bình thường. Những ống ngà bị hẹp đi rõ rệt
 
-vùng 5: là ranh giới giữa ngà bị tổn thương và ngà lành
 

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San