Đường rạch niêm mạc trong phẫu thuật nhổ răng khôn

Download

Đường rạch niêm mạc trong phẫu thuật nhổ răng khôn

Nguyên tắc

—Tạo phẫu trường đủ rộng cho phép cắt xương an toàn với vị trí răng ngầm bất kỳ.

— Tạo đủ chỗ cho dụng cụ banh đặt vào mà không kéo quá căng, gây rách mô mềm.

— Bảo đảm đủ chỗ làm việc cho các dụng cụ xoay tròn như mũi khoan, không nguy cơ sang chấn mô xung quanh.

1.Đường rạch bộc lộ thân răng khôn

Răng 8 ngầm: đường rạch đi theo trục sống hàm từ phần nướu phía xa rạch tới giữa mặt xa răng 7

Răng 8 đã mọc một phần:

Đường rạch xuyên qua niêm mạc sao cho bộc lộ toàn bộ mặt nhai răng 8

Răng 8 đã mọc lên hết:

Đường rạch bao quanh thân răng 8 ở mặt ngoài

2.Đường rạch giảm căng phía sau

Tạo vạt niêm mạc màng xương  để giảm căng thì theo hướng chếch ngoài. Mục tiêu là tạo phẫu trường đủ rộng, bộc lộ toàn bộ thân răng và banh má dễ dàng

Đường rạch giảm căng phía sau không nên thẳng goc với đường rạch trước đó vì 3 nguyên nhân:

a.Đường rạch sẽ ra khỏi bờ trong của tam giác hậu hàm và không nằm trên bề mặt xương, mà vào niêm mạc phía lưỡi tương ứng vùng cành cao xương hàm dưới

b.Thần kinh lưỡi có thể bị tổn thương vì đi ngang qua đường rạch

 

c.Nếu đường giảm căng thẳng góc với đường rạch trước đó (đường rạch sau hàm) thì khó bóc tách, tạo vạt niêm mạc không hoàn chỉnh. Nên xác định hướng của đường rạch sao cho chếch về phía ngoài, dọc đường chéo ngoài, chếch lên hướng về phía bờ trước cành cao xương hàm dưới

3.Đường rạch giảm căng phía gần

Rạch vạt niêm mạc-màng xương từ mặt xa răng 7 hướng về phía trước và xuống dưới tới khoảng giữa r7 và răng 6 ở phần lợi di động

Rạch đường rạch rãnh lợi từ mặt xa răng 7 tới mặt gần r6

Hoặc: rạnh đường rạch rãnh lợi từ mặt xa răng 7 tới mặt gần răng 7 sau đó rạch đường rạch giảm căng ở đây. Chú ý đường rạch giảm căng nằm tại vị trí 1/3 ngoài và 2/3 trong của mặt ngoài răng 7( không được đi qua nhú lợi)

Bóc tách vạt niêm mạc-màng xương

Bước 1:

-Bóc tách gai nướu bằng đầu nhọn của cây bóc tách

-Mô nướu thường bám khá dính vào xương ở người trẻ, cần cắt đứt và tách khỏi vùng khe giữa hai R, dọc theo nướu dính

Bước 2:

Bóc tách niêm mạc nướu bao phủ vùng tam giác hậu hàm- thường bám khá dính chắc vào xương bên dưới

—Cần bóc tách cẩn thận niêm mạc vùng giao nhau giữa nướu và má vì rất dễ rách.

— Trong trường hợp khó rạch niêm mạc, dùng lưỡi dao 12 cắt dọc phía xa răng cối và trong khe nướu, dọc theo mặt xa của R7.

—Lưu ý, đối với răng có thân nằm dưới niêm mạc, bao mầm răng thỉnh thoảng dính chặt với vạt niêm mạc màng xương và bị đứt, dính theo vạt trong quá trình bóc tách

Bước 3:

Kéo niêm mạc má ra sau, dùng cây bóc tách đầu nhọn tì sát xương để tách vạt. Cần cẩn thận tách đầu cơ mút- bám khá chặt vào xương- ra khỏi XHD

Bước 4

Bóc tách niêm mạc-màng xương vùng tam giác hậu hàm phía lưỡi

—Giai đoạn này cần cẩn thận bảo vệ thần kinh lưỡi khi bộc lộ xương mặt xa về phía lưỡi.

—Dây thần kinh lưỡi nằm trong vạt mới vừa bóc tách, cần bảo vệ vạt tối đa trong suốt quá trình cắt xương, cắt răng (đặt một cây bóc tách ở mặt trong khi cắt xương giúp bảo vệ xương ổ mặt trong đồng thời bảo vệ dây TK lưỡi) và nạy. Khâu bờ vạt phía lưỡi là một cách giúp banh kéo dễ dàng.

 

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San