Kỹ thuật nhổ răng
Đại cương Phẫu thuật viên tạo hình cần nắm vững kỹ thuật rạch da và khâu đóng trong phẫu thuật hàmmặt nhằm tạo điều kiện cho liền sẹo đẹp, cải thiện thẩm mỹ.Kỹ thuật rạch da-Phải thao tác thận trọng, chính xác, nhẹ nhàng, ít gây sang chấn.-Để mép vết mổ gọn, cần dùng dao thật sắc, không dùng kéo, rạch dứt khoát 1 lần, không rạch đi,rạch lại nhiều lần.-Cầm cán dao theo kiểu cầm quản bút hay cầm kiểu ác-sê-Lựa chọn đường rạch da: trùng với nếp nhăn da, nếp gấp da hoặc song song với các đường căng…
Đường rạch niêm mạc trong phẫu thuật nhổ răng khôn Nguyên tắc Tạo phẫu trường đủ rộng cho phép cắt xương an toàn với vị trí răng ngầm bất kỳ. Tạo đủ chỗ cho dụng cụ banh đặt vào mà không kéo quá căng, gây rách mô mềm. Bảo đảm đủ chỗ làm việc cho các dụng cụ xoay tròn như mũi khoan, không nguy cơ sang chấn mô xung quanh. 1.Đường rạch bộc lộ thân răng khôn Răng 8 ngầm: đường rạch đi theo trục sống hàm từ phần nướu phía xa rạch tới giữa mặt xa răng 7 Răng 8 đã mọc một phần: Đường rạch xuyên qua…
– Tìm một khe hở giữa chân và xương ổ phía gần hay phía xa, len mũi nạy vào khe sao cho mặt lõm của nạy áp sát vào chân răng, hướng nạy nghiêng 45o so với trục răng. – Xoay mũi nạy qua lại, đồng thời len mũi sâu hơn về phía chóp răng, cử động nhẹ nhàng với biên độ tăng dần, không được đẩy mạnh nạy hay đẩy tới từng hồi. – Khi nạy đã được đặt khá sâu, răng có cảm giác lung lay, lấy điểm tựa trên bờ xương ổ phía gần hay xa, tránh không tựa lên răng bên cạnh, hướng mũi nạy về phía bờ nướu bằng động…
Răng cối lớn– Có hai chân răng gần và xa phân kỳ, cứng chắc, dài, vách xương ngoài và trong đều dày hơncác vùng răng khác nên thường là răng khó nhổ nhất trên cung hàm.– Kìm có mấu nhọn đối xứng hai bên, mấu phải bấu vào vùng chẽ giữa hai chân, có thể dùng kìmsừng bò khi chân răng quá phân kỳ.– Cử động lung lay ngoài - trong, không được xoay, đối với răng cối lớn thứ nhì có thể lung laynhiều vào trong do vách xương phía trong thường mỏng hơn.Răng khôn do có chân chụm, thân tròn nên mỏ kìm không…
Răng cối nhỏ– Chân răng hình chóp, thẳng, đôi khi cong nhẹ ở phần chóp, vách xương trong đôi khi khá dày.Mỏ kìm tương tự như trên nhưng lớn hơn, cử động lung lay theo chiều ngoài trong và xoay tròn,động tác xoay rất hiệu quả nhưng hạn chế khi phát hiện chân răng cong trên phim X quang
Răng cửa – nanh– Chân răng mảnh, thuôn dài, thiết diện hình bầu dục. Vách xương ngoài và trong tương đốibằng nhau, chân răng nanh thường dài hơn và có thể có vách xương trong dày hơn.– Mỏ kìm tròn, nhỏ, đối xứng.– Cử động lung lay theo chiều ngoài – trong với cùng biên độ, xoay tròn nhẹ.
Răng cối lớn – Thường có ba chân răng, hai chân răng ngoài thường hội tụ và một chân răng trong hướng phân kỳ, nếu hai chân ngoài cũng phân kỳ nên tách rời các chân trước và nhổ riêng rẽ từng chân. Răng cối lớn thứ nhì thường dễ nhổ hơn do chân răng ngắn và thường hội tụ nhiều hơn. – Mỏ kìm có kích thước to hơn, không đối xứng hai bên: bên tròn ôm sát lấy chân răng trong, bên nhọn ôm lấy vùng chẽ của hai chân ngoài, mỏ hơi cong so với cán. Có thể dùng kìm sừng bò trên để nhổ khi thân răng có miếng…
– Thường có hai chân răng ngoài và trong, các chân răng thường phân kỳ ở khoảng giữa hay 1/3 chóp chân răng. Có nguy cơ gãy chân răng cao nhất là ở người lớn tuổi do xương có độ vôi hóa cao và kém đàn hồi, nguy cơ này giảm ở răng cối nhỏ thứ hai do chân răng thường hội tụ hơn. – Kìm có mỏ đối xứng, mỏ tròn, nhỏ, hơi cong nhẹ góc độ giữa mỏ và cán khi nhìn nghiêng để không làm chấn thương môi khi khép cán kìm. – Lung lay răng nhẹ nhàng theo chiều ngoài – trong, về phía ngoài nhiều hơn, không được…
– Chân răng cửa thường có hình chóp, thẳng, đôi khi hơi cong nhẹ về xa và vào trong đối với răng cửa bên. Vách xương ngoài mỏng hơn so với vách xương trong, đây là đặc điểm chung cho tất cả các răng hàm trên. – Kìm có mỏ tròn, thẳng trục với cán, mỏ kìm đối xứng hai bên. – Lung lay răng theo chiều ngoài – trong và hơi ra ngoài nhiều do vách xương ngoài mỏng, có thể thêm cử động xoay tròn, hạn chế cử động xoay hay chỉ xoay thật nhẹ đối với răng cửa bên. – Răng nanh là răng tương đối khó nhổ mặc dù…
Các giai đoạn của quá trình nhổ răng bằng kìm – Khi nhổ răng, cần đòi hỏi phải tuân theo một số nguyên tắc sau: + Cần phải quan sát rõ phẫu trường làm việc. + Tạo được đường giải phóng cho răng cần nhổ. + Sử dụng lực có kiểm soát và hợp lý. – Việc sử dụng kìm để nhổ răng sẽ tạo ra các chuyển động chính như sau: + Chuyển động di chuyển răng về phía chóp chân răng, cử động này tuy không nhiều nhưng cũng giúp giãn nở phần đỉnh xương ổ và di chuyển tâm xoay về phía chóp, vị trí của tâm xoay phải luôn…
Tư thế bàn tay trái Khi nhổ răng, bàn tay trái của bác sĩ có vai trò hỗ trợ cho can thiệp của tay phải, chức năng của bàn tay trái khi nhổ răng như sau: – Giữ chặt phần hàm và đầu bệnh nhân để động tác lung lay được hiệu quả và chính xác, tránh – Banh môi, má, lưỡi để soi sáng phẫu trường. – Nâng đỡ, bảo vệ phần xương ổ, mô mềm và các răng xung quanh vùng răng nhổ. – Đánh giá độ lung lay của răng qua cảm giác xúc giác của các ngón tay đặt tại vùng răng cần nhổ. 1. Hàm trên Có 3 tư thế: – Tư thế…
1. Tư thế bệnh nhân Tư thế bệnh nhân, ghế nha khoa, bác sĩ góp phần quan trọng trong thành công của kỹ thuật nhổ răng, tư thế tốt nhất là tư thế tạo được sự thoải mái cho cả hai. – Hàm trên: đầu, cổ, mình thẳng trục, lưng ghế tạo một góc 45o so với sàn nhà. Điều chỉnh chiều cao của ghế để hàm trên của bệnh nhân ngang với ngực hay khuỷu tay của thầy thuốc. Khi can thiệp, bệnh nhân có thể nhìn thẳng hay hơi xoay nhẹ đầu về phía bác sĩ để giúp họ có thể quan sát rõ phẫu trường. – Hàm dưới: đầu, cổ,…
Thao tác nhổ răng dựa theo các nguyên tắc cơ học để tạo ra các loại lực như: lực đòn bẩy, lực chêm và lực xoay. Lực đòn bẩy được tạo ra khi sử dụng nạy, nhất là nạy thẳng hay nạy khuỷu khi đã tạo được điểm tựa trên răng. Lực chêm có thể được tạo ra khi sử dụng kìm ở giai đoạn len mỏ kìm vào rãnh nướu làm giãn nở phần đỉnh xương ổ, lực này càng hiệu quả nếu mỏ kìm càng đưa sâu về phía chóp chân răng. Ngoài ra, dùng nạy để làm lung lay răng cũng tạo ra lực chêm. Lực xoay chỉ được tạo ra khi dùng nạy…