Đặc tính của GIC

Download
ĐẶC TÍNH
1. Tính dính
Các GIC có lực dính vào mô răng khoảng 6 – 12Mpa, lực này rất nhỏ so với lực dính của keo dán ngà (22 – 35Mpa)
Hầu hết các GIC là một hệ thống thuỷ tạo nên dễ làm ướt cấu trúc răng.Tuy vậy, chúng có độ đặc cao (sau khi trộn) do đó không chảy ra và tiếp hợp vào các khoảng vi ngàm. G.I.C bám dính tốt với ngà răng ngoài mối nối với ion calcium, G.I.C còn nối vào cấu trúc men răng qua mối nối với amino acid và với gốc carboxyl của nhóm collagen. Gần đây, glass ionomer còn được cải tiến thêm mối nối resin 4 META monome. Như vậy, GIC dính vào mô răng là do sự trao đổi ion giữa chất trám và mô răng.
Bám dính tốt với men răng: Mitra cải tiến glass ionomer với resin là bước nhảy vọt về đặc tính của chất trám này làm tăng tính bám dính vào men răng do resin. Điều quan trọng khó thực hiện là trong thời gian chiếu đèn, xoang phải không được khô quá hay ướt quá. Thời gian đông 5 phút cũng được cải tiến bằng quang trùng hợp nhanh hơn mà lợi điểm phóng thích fluoride và mối nối vững chắc vào ngà răng vẫn không bị ảnh hưởng. Điều này giúp glass ionomer trở thành vật liệu trám góp phần quan trọng trong ngành Nha (Simonsen)
2. Sự phóng thích Fluoride
Người ta nhận thấy chỉ có ít sâu răng quanh Silicate Cement, do Silicate Cement chứa nhiều Fluoride, và nó phóng thích fluor bằng sự tan rã (hòa tan trong môi trường miệng) vì vậy miếng trám dễ bị gãy vỡ và tuổi thọ tối đa của miếng trám silicate từ 4-6 năm tùy theo kỹ thuật đặt và hoàn tất miếng trám, điều này cũng được nói đến đối với GIC nhưng chưa được chứng minh rõ ràng. Người ta cho rằng việc phóng thích fluor như là một quá trình trao đổi ion, tại đây những ion hydroxyl từ nước bọt thay thế fluoride trong khuôn xi măng ionomer đã đông cứng (mà không có sự tan rã xảy ra cùng lúc?)
Sự phóng thích Fluoride từ GIC là một sự xâm nhập có giới hạn và phụ thuộc vào nồng độ F ở khuôn và hạt cement. Khi được trộn, một lượng lớn F được giải phóng, trở thành một thành phần của khuôn. Trong thì phóng thích đầu, F được phóng thích từ khuôn (lớp tiếp xúc với mô răng), lượng F này được phóng thích nhanh trong 24h đầu. Sự phóng thích F giảm đột ngột trong ngày thứ 2 – 3. Trong thì phóng thích sau, F đã giải phóng vào khuôn và từ các hạt bột, ở cách xa thành lỗ trám hơn. Sự phóng thích F tỷ lệ với nồng độ F của khuôn và các hạt. Sâu răng quanh miếng trám thấp không phải là bằng chứng của việc phóng thích Fluor
=>Giảm sâu tái phát: Nhờ glass ionomer phóng thích fluoride tại bờ miếng trám và nối được vào men nhất là ngà răng, giảm thiểu tối đa vi kẽ cho nên glass ionomer ngăn ngừa sâu tái phát. Kỹ thuật Sandwich, ứng dụng tính ngăn ngừa sâu răng tái phát của glass ionomer, cho những vùng răng chịu lực nhai mạnh.
3. Tính tương hợp sinh học
Do tính acid cao ngay khi mới trám, cement gây nhạy cảm và kích thích tuỷ. Độ pH tăng dần từ 1,0 đến 4 – 5, khi phản ứng đông cứng hoàn thành đạt 6,7 – 7.
Ảnh hưởng đối với tuỷ chỉ ngay nơi có tiếp xúc trực tiếp, khi mới trám.
Nếu ngà còn lại mỏng hơn 0,5mm thì việc bảo vệ tuỷ để không tiếp xúc với cement là rất quan trọng.
Khi ngà răng và các ống ngà tiếp xúc trực tiếp:
+ Dịch trong ống ngà thấm nhanh vào cement làm thay đổi về áp lực tuỷ
nên cảm thấy đau.
+ Các thành phần không cứng: H+ có thể chui vào ống ngà gây kích thích hoá học nên cần chú ý sử dụng GIC đúng kỹ thuật. GIC có tác dụng điều trị dự phòng tốt đối với những trường hợp có nguy cơ sâu răng cao, khô miệng...
4. Co giãn theo nhiệt
G.I.C có độ co giãn theo nhiệt giống cấu trúc răng, do đó giảm thiểu nguy cơ hở bờ, ngăn ngừa sâu răng tái phát.
5. Huỷ hoại do nước
Tính hiếu nước của glass ionomer khiến vật liệu này giống mô răng và ổn định trong môi trường nước bọt hay dịch nướu.Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu đông cứng (khoảng 5-15 phút sau khi trám tùy loại glass ionomer của các hãng sản xuất) sẽ có hiện tượng hủy hoại của xi măng nếu trong xoang trám có nhiều nước. Nước cản trở sự đông cứng của xi măng, làm yếu các mối nối phân tử, giảm độ cứng của xi măng. Phần miếng trám nằm sâu bên dưới bị ảnh hưởng nhiều hơn. Vì vậy, cần cô lập xoang, không cho vật liệu tiếp xúc với nước bọt, dịch nướu và máu trong khi trám. Và ngay sau khi trám, cần thoa lớp vẹc ni để bảo vệ miếng trám không cho tiếp xúc với nước quá sớm.
Sau đó, do tính ái thủy, nếu không được giữ trong môi trường ẩm thì Glass ionomer sẽ co lại, bề mặt miếng trám có màu trắng đục hoặc các đường rạn hay nứt. Nên cần thoa lớp vẹc ni để bảo vệ các miếng trám glass ionomer khi điều trị các răng khác, cũng như khiđánh bóng miếng trám cần xịt nước liên tục. Đây là yếu điểm của xi măng glass ionomer. Các nhà sản xuất cố gắng liên tục để cải tiến tính chất ái thủy này của glass ionomer.
Qua 1 tháng sau khi trám, miếng trám G.I.C trở nên ổn định trong môi trường nước và không khí

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San