Đặc tính của composite

Download
ĐẶC TÍNH CỦA COMPOSITE
 
1. Dung lượng chất độn
 
Ảnh hưởng đến tính chất cơ, lý của vật liệu, dung lượng có ý nghĩa nhất là dung lượng tính theo thể tích chứ không phải tính theo trọng lượng. Kích thước của hạt có ảnh hưởng quyết định đến dung lượng, hạt càng nhỏ, bề mặt tiếp xúc càng lớn do đó không thể đưa một tỉ lệ cao chất độn vào nhựa khung được vì sẽ làm tăng độ đặc của vật liệu. Dung lượng chất độn cao sẽ làm:
 
* Tăng sức bền cơ học: sức chịu nén, chịu kéo, độ cứng.
 
* Giảm tính hấp thu nước.144
 
* Giảm sự co do trùng hợp.
 
* Giảm hệ số nở nhiệt.
 
* Giảm độ xốp
 
2. Độ xốp
 
Hiện diện trong tất cả mọi loại composite, nhưng độ xốp lớn nhất ởcomposite hoá trùng hợp, vì khi trộn dễ đưa thêm bọt khí vào, hoặc sự phân huỷ chất khơi mào peroxide benzoyl sinh ra bọt khí CO2.
 
Tỉ lệ nhựa khung càng cao thì độ xốp càng lớn.
 
Độ xốp cao làm:
 
* Giảm sức bền cơ học của Composite.
 
* Hút nước và phát triển mảng bám.
 
* Đổi màu và thoái hoá bề mặt
 
3. Sự mài mòn
 
Quá trình mòn liên quan đến loại chất độn, kích thước của hạt, tỉ lệ thể tích và cách sắp xếp của hạt. Khung nhựa là phần yếu nhất trong các phase của composite, Composite cổ điển có bề mặt khung nhựa lớn nên độ mòn cao nhất, khung bị mòn dần dần sẽ tróc các hạt. Loại hạt nhỏ và loại lai có độ kháng mòn cao vì khoảng cách giữa 2 hạt kế cận < 0,1 nên khung được che chở, hơn nữa bề mặt láng ít cọ xát với thức ăn nên chậm mòn hơn.
 
Lớp composite ở mặt trên cùng, có độ chống mòn rất thấp, vì sự hiện diện của oxy ức chế sự trùng hợp hoàn toàn. Do đó lớp này cần phải mài bớt khi hoàn tất miếng trám.
 
Ngoài sự mài mòn, composite còn bị tróc vảy do các nứt rạn vì cắn phải vật cứng hoặc chạm sớm.
 
Để tránh sự mòn cần:
 
* Điều chỉnh cắn khít.
 
* Bề mặt lỗ trám có giới hạn, không để tiếp xúc trực tiếp với răng đối
 
diện.
 
* Thời gian trùng hợp phải đủ.
 
* Mài và đánh bóng vừa phải, mặt nhám kích thích sự mòn, đánh bóng
 
quá độ làm giải sự trùng hợp của nhựa khung, sức bền giảm, dễ mòn.
 
4. Sự co do trùng hợp
 
Các vật liệu khi trùng hợp có khuynh hướng co lại do sự tiến gần nhau của các phân tử, đây là nhược điểm rất quan trọng. Thành phần có thể bị co khi trùng hợp là nhựa khung, tỉ lệ nhựa khung càng cao thì độ co do trùng hợp càng lớn, do đó loại hạt nhỏ có độ co lớn hơn loại cổ điển và loại lai.
 
Khối lượng nhựa càng lớn sự co càng nhiều.
 
Nhựa hoá trùng hợp có khuynh hướng co về phía trung tâm của miếng
 
trám.
 
Nhựa quang trùng hợp co về phía nguồn chiếu sáng.
 
Sự co làm :
 
* Nứt rạn trong lòng khối vật liệu.
 
* Đứt nối giữa vật liệu và chất dán.
 
* Nứt rạn thành lỗ trám.
 
* Giảm độ bền cơ học.
 
* Sâu răng tái phát..
 
Để hạn chế sự co cần:
 
* Dùng chất keo nối để bù trừ lại lực co.
 
* Trám từng lớp để hạn chế thể tích của khối vật liệu.
 
* Chiếu đèn trùng hợp từ nhiều phía để phân tán hướng co về phía lợi.
 
* Chọn loại composite thích hợp.
 
5. Sự hở bờ và miếng trám
 
Sự hở bờ và miếng trám composite là kết quả của một quá trình phức tạp, do khi trùng hợp, nhựa bị co tạo ra khe hở, hoặc nhựa ngấm nước nở ra và có thể bù trừ lại sự co do trùng hợp, mức độ bù trừ có thể hoàn toàn hay không hoàn toàn tuỳ theo loại composite.
 
Sự co hay nở nhiệt của miếng trám khi trãi qua các nhiệt độ nóng lạnh khác nhau. Tất cả các yếu tố trên dẫn đến sự hở bờ miếng trám, so với amalgam mức độ hở bờ của composite cao hơn.
 
Để khắc phục sự hở bờ miếng trám, người ta sử dụng các chất keo dán men và ngà, lực nối của các chất dán này bù trừ lại sự co do trùng hợp và thay đổi nhiệt độ

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San