Cơ chế bệnh sinh sâu răng

Download
CƠ CHẾ BỆNH SINH
 
Vấn dề giải thích cơ chê bệnh sinh sâu răng, từ lâu đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Đây thực sự là một việc rất khó và phức tạp. Bệnh sinh phải nghiên cứu ỏ giai đoạn sàm, lúc khởi đầu sâu răng, theo Leimgruber thì bình thường men và ngà có diện âm, nhưng nếu có một ion H* xâm nhập là sâu răng khơi đầu. Người ta thấy vai trò của vi khuẩn, các men của nó làm sâu răng, khi đă có lỗ, vi khuẩn mới lọt vào được.
 
1.Thuyết hoá học của Miller(1881)
 
Miller là người đầu tiên dùng phương pháp thực nghiệm để giải thích cơ chế bệnh sinh sâu răng. Ông đem ngâm răng đă được nhổ vào một hỗn hợp bánh mỳ, thịt và nước bọt và quan sát thấy có hiện tượng tiêu can-xi của răng (acide sinh ra tiêu apatit của men, ngà). Qua kết quả nghiên cứu của mình ông đã kết luận là ở giai đoạn đầu, duới tác dụng của axit, tổ chức cứng của răng bị mất chất vôi. Trong giai đoạn này men răng bị phá huỷ hoàn toàn. Sang giai đoạn 2, tố chức hữu cơ cua ngà bị phá huỷ bởi quá trình lên men của vi khuẩn làm tiêu protein.
 
2.Thuyết của Davies
 
Cơ che gây sâu răng được giải thích như sau:
            Men vi khuẩn + gluxid ----------------> acid --------------------->  sâu răng
                                                    (lên men)              (tiêu Ca 2+)
3.Thuyết tiêu Protein của Gottlieb (1946) coi sâu răng là một quá trình tiêu Prôtein do vi khuẩn, các tinh thể men bị bong ra.
 
4.Thuyết Protein phức vòng càng
 
Theo Martin (1956) cho rằng cả hai thành phần hữu cơ và vô cơ gần như cùng bị tiêu một lúc, ỏ môi trường kiểm bởi hai cơ chế riêng biệt. Đầu tiên là tiêu Protein ở phần hữu cơ men răng, chất sinh ra thành phức vòng càng và phức vòng càng này làm tiêu canxi. Thuyết này được nhiều người chú ý, nhưng các tác giả Mỹ lại không công nhận pH cao có thê gây sâu răng. Theo Jenkino, nếu pH ở mảng bám cao răng cao lại thấy men răng ngấm thêm can xi, vì khi soi dưói kính hiển vi điện tử thấy có tinh thể lạ.
 
5.Thuyết động học
 
Những năm gần đây người ta giải thích cơ chế gây sâu răng là do quá trình huỷ khoáng nhiều hơn quá trình tái khoáng.
 
Quá trình huỷ khoáng bao gồm các yêu tố:
 
-Sự hình thành mảng bám vi khuẩn.
 
+ Việc không kiểm soát được việc sử dụng đường.
 
+ Trong trường hợp thiếu nước bọt, nước bọt axít do từ dạ dầy ợ lên.
 
+ pH trong môi trường miệng < 5.
 
+ Sự chuyến muôi khoáng quá nhiều từ men ra dịch miệng trong thòi gian dài sẽ gây thương tổn tổ chức cứng. Trên lâm sàng và thực nghiệm đã chứng minh rằng ở giai đoạn này khi các khung protein (Matrix protein) chưa bị phá huỷ thì thương tổn ồ men có khả năng hồi phục, nếu muối khoáng từ dịch miệng có thê lắng đọng trở lại. Khi các khung protein đâ bị huỷ thì sâu răng không thể hồi phục cần phải hàn.
 
Các yếu tô bảo vệ giúp cho quá trình tái khoáng như:
 
+ Vai trò của nước bọt trong môi trường miệng.
 
+ Khả năng kháng acid của men răng.
 
+ Số lượng ion Fluor có trên bể mặt men răng.
 
+ pH môi trường miệng >5,5 và nồng độ ion can xi và PO43- ở quanh răng kêt hợp với việc trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng.
Khi 2 quá trình này bị mất cân bằng và nghiêng về quá trình huỷ khoáng, sâu răng xuâ"t hiện. Giải thích vấn đề này được White khái quát bằng sơ đồ White (hình 1.2)

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Sản phẩm Liên quan (4)

© Copyright 2019-2024 Big Dental.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được các thông báo về khuyến mại, chương trình giảm giá của chúng tôi

Địa chỉ

Big Dental

Dr San